Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 3: Ôn tập là văn ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 3: Ôn tập là văn ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

A/ Mục tiêu bài học.

 - Giúp HS hiểu ngôi kể và lời kể trong văn tự sự là rất quan trọng.Vì thế trên cơ sở đã học lý thuyết Gv nhằm giúp HS nâng cao nhận thức về ngôi kể.

 - Biết vận dung ngôi kể, lời kể vào làm văn một cách linh hoat.

 - Rèn kỹ năng viết văn cho HS.

B/ Chuẩn bị.

 GV: Soạn giáo án chi tiết, tài liệu tham khảo.

 HS: Học bài và làm bài.

C/ Nội dung ôn tập:

 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số

 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ

 3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 3: Ôn tập là văn ngôi kể và lời kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:6A:
 6B : 
 Buổi 3- ôn tập tập làm văn
 Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A/ Mục tiêu bài học.
 - Giúp HS hiểu ngôi kể và lời kể trong văn tự sự là rất quan trọng.Vì thế trên cơ sở đã học lý thuyết Gv nhằm giúp HS nâng cao nhận thức về ngôi kể.
 - Biết vận dung ngôi kể, lời kể vào làm văn một cách linh hoat.
 - Rèn kỹ năng viết văn cho HS.
B/ Chuẩn bị.
 GV: Soạn giáo án chi tiết, tài liệu tham khảo.
 HS: Học bài và làm bài.
C/ Nội dung ôn tập:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
 3. Bài mới: 
 Sự chuẩn bị của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
GV: Ngôi kể là gì?
HS: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
GV: Có mấy ngôi kể? Kể tên gọi ngôi kể?
HS: có 2 ngôi kể: ngôi kể thứ nhất và ngôi ngôi kể thứ 3.
Gv: Nêu tác dung của hai ngôi kể trên?
HS: Dựa vào SGK trả lời. 
-Truyền truyết"ConRồng,cháu Tiên" được được kể theo ngôi thứ mấy?
HS: Kể theo ngôi thứ ba.
GV: Em hãy cho biết đoạn văn trên được viết theo ngôi kể thứ mấy?
HS: Đọan văn được viết theo ngôi kể thứ nhất.
GV: Căn cứ vào đâu mà em biết được điều đó?
HS: Người kể đã tự xưng là "tôi".
GV: Theo em "tôi" ở đây là tác giả Tô Hoài hay là Dế Mèn?
HS: Dế Mèn.
GV: Ngôi kể có thể thay đổi được, vậy em hãy thay đổi ngôi kể trong đoạn văn trên bằng ngôi kể trứ ba?
HS: " Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên anh ta chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, Mèn đã thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng mẫm bóng...Mèn co cẳng lên... Đôi cánh Dế Mèn... Mỗi khi Mèn vỗ cánh... tiếng phành phạch giòn giã."
GV: Em hãy thay đổi ngôi kể trong đoạn văn trên?
HS: Thay từ "Thanh, chàng" trong đoạn văn bằng từ "tôi".
GV: Theo em lời kể trong văn tự sự bao gồm những lời văn nào?
HS: Lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc.
GV: Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và việc.
GV: Vậy theo em khi kể người lời văn như thế nào?Ví dụ minh hoạ?
HS: Phải giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
Ví dụ: Sơn Tinh: ở núi Tản Viên, có nhiều phép lạ.
GV: Khi kể việc thì lời văn như thế nào?
HS: trả lời theo suy nghĩ.
Ví dụ: Thuỷ Tinh: "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước."
GV: Em hãy dùng lời văn của mình 
để kể về một người bạn 
GV: Nhận xét.
HS: Đọc và nêu yêu cầu đề?
HS: Nêu dàn bài sơ lược?
HS: Dựa vào dàn bài,viết phần mở bài?
GV: Gọi HS trình bày(2 em)
HS: Xây dựng dàn bài.
I/ Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể thứ nhất: Tự xưng là tôi, người kể có ể kể thể trực tiếp ra những gì mình nghe, mình thấymình mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm nghĩ, ý nghĩ nghĩ của mình.
- Ngôi kể thứ ba:Người tự kể dấu mình đi,người kể cóthể linh hoạt, tự do diễn ra những gì với nhân vật.
* Ví dụ minh hoạ
- Truyền truyết "con Rồng, cháu Tiên": Được kể theo ngôi thứ ba.
- " Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách và các ngọn cỏ.Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã."
 ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
*Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể thứ nhất.
Căn cứ vào từ "tôi"- đại từ xưng hô.
- Cho đoạn văn: "Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn.Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa vời chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
ề"Một cái bóng lẹ làng, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà tôi, con mèo già vẫn chơi đùa với tôi ngày trước.Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo."
II/ Lời kể trong văn tự sự
- Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu tên, họ, lai lịch, tinh tình, tài năng,hình dạng, quan hệ, ý nghĩa của nhân vật.
- Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
HS:Họ tên, lai lịch... 
Hình dáng...
Tính tình...
Tài năng...
Những việc làm của bạn...
Kết quả của việc làm mang lại...
III- Luyện tập:
Bài tập 1: Kể về 1 việc tốt em đã làm
+ Yêu cầu: - Kể chuyện mình,sự việc có thật theo 
diễn biến.
 - Việc tốt đó là việc gì? trong dịp nào?
qua việc tốt đó,em thấy có tác dụng gì? có điều gì làm em nhớ? cảm xúc của em?
 - Ngôi kể: ngôi số 1
+ Dàn bài:
 - Mở bài: Giới thiệu việc làm tốt của mình.
 - Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc chính:
 + Diễn biến sự việc.
 + Kết quả sự việc
 + Tâm trạng của em.
 - Kết bài:Cảm nghĩ của mình sau khi làm việctốt. 
Bài tập 2: Kể 1 tấm gương tốt trong học tập hay giúp đỡ bạn mà em biết.
4. Củng cố:
 - Gv khái quát nội dung ôn tập.
 - Ôn tập và làm các bài tập còn lại.
 - Viết hoàn chỉnh đề 2.
D- Củng cố: - GV khái quát nội dung ôn tập.
 - Khắc sâu kiến thức cơ bản.
E- HDVN: - Ôn tập tiếp các nội dung.
 - Chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGADT- VAN6-BUOI 3.doc