Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 12: Ôn tập phần văn bản

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 12: Ôn tập phần văn bản

A-Mục đích yêu cầu:

 Hướng dẫn HS ôn tập các Văn bản đã học trong học kỳ II.

 Học sinh nắm được nội dung, nghẹ thuật của các văn bản đã học.

 Biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản: Sông nước Cà Mau và văn bản Vượt thác về nghệ thuật tả cảnh.

 Biết vận dụng trong làm văn miêu tả.

B- Chuẩn bị:

 GV: Soạn bài ôn tập.

 HS: ôn tập.

C- Nội dung ôn tập: (Tập trung 4 văn bản)

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 12: Ôn tập phần văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:6A:
 6B : Buổi 12 - Ôn tập phần văn bản
A-Mục đích yêu cầu:
 Hướng dẫn HS ôn tập các Văn bản đã học trong học kỳ II.
 Học sinh nắm được nội dung, nghẹ thuật của các văn bản đã học.
 Biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản: Sông nước Cà Mau và văn bản Vượt thác về nghệ thuật tả cảnh.
 Biết vận dụng trong làm văn miêu tả.
B- Chuẩn bị:
 GV: Soạn bài ôn tập.
 HS: ôn tập.
C- Nội dung ôn tập: (Tập trung 4 văn bản)
Sự chuẩn bị của GV và HS 
 Kiến thức cơ bản
GV hướng dẫn HS ôn nội dung cơ bản của từng văn bản
? Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt ra sao?
? Vì sao Dế Mèn trêu chị Cốc?
? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản Sông nước Cà Mau? ( SGK)
? Nêu gá trị nghệ thuật, nội dung của Vượt thác ( SGK)
? Phân tích cảnh vượt thác?
- HS viết bài -> Trình bày
? So sánh 2 văn bản
HS thảo luận nhóm( 5 phút)
? Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản( SGK)
HS viết bài-> trình bày
I-Bài học đường đời đầu tiên:
1- Nêu gía trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ( SGK)
2- Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt:
 - Coi thường, khinh dẻ.
 - Thể hiện: + Vẻ kể cả, bề trên, gọi Dế Choắt là chú mày.
 + Giọng điệu khinh dẻ: “Chú mày sinh sống...chị Cốc đây này”
 + Thái độ ngông nghênh, chẳng coi ai ra gì
3- Vì sao Dế Mèn trêu chị Cốc?
 - Ngỗ nghịch muốn chứng tỏ cho Dế Choắt thấy mình oai, không sợ ai trên đời. Tâm lí của Dế Mèn được miêu tả rất sinh động. Có thể nhận thấy diễn biến qua 3 chặng:
+ Thấy Dế Choắt sợ-> huyênh hoang.
+ Run sợ.
+ Khi thấy tình cảnh Dế Choắt thì hốt hoảng và hối hận.
II- Sông nước Cà Mau:
1- Giá trị nghệ thuật và nội dung:
2- Chợ Năm Căn:
- Đó là một bức tranh trù phú, tấp nập, đông vui ( Dẫn chứng SGK)
- Mang bề thế của một thị trấn “ Anh chị rừng xanh” kiêu hãnh.
III- Vượt thác:
1- Nghệ thuật, nội dung:
2-Phân tích cảnh vượt thác:
- Cảnh vượt thác được miêu tả rất sinh động, nhân vật chính là Dượng Hương Thư ( về ngoại hình, về hành động.)
- So sánh bằng các thành ngữ dân gian: Thả sào, rút sào.
- So sánh với vẻ đẹp mang tính huyền thoại: Giống như một hiệp sĩ của Tường Sơn oai linh hùng vĩ.
- So sánh Dương Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc.
3- Cảm nhận sâu sắc của em về cảnh thiên nhiên và đẹp của con người lao động trên sông:
4- So sánh nghệ thuật miêu tả của 2 văn bản: Sông nước Cà Mau và Vượt thác:
+ Giống nhau: - Về nội dung: cùng tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ mênh mông.
- Về nghệ thuật: Phương thức miêu tả là chủ yếu, sử dụng phép so sánh, miêu tả theo trình tự con thuyền, dòng sông 2 bên bờ.
+ Khác nhau:
- Về nội dung: - SNCM tả cảnh cực nam của Tổ quốc: thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mênh mông.
- Vượt thác: Tả cảnh vùng trung trung bộ, thiên nhiên hiểm trở.
- Về nghệ thuật:
- SNCM: Tả đắc sắc sông ngòi chi chít
- Vượt thác: Tả đặc sắc hình ảnh con người: DHT như 1 pho tượng đồng đúc...như 1 hiệp sĩ Trường sơn oai linh, hùng vĩ.
IV- Buổi học cuối cùng:
+ Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ của em về buổi học cuối cùng
4- Củng cố: Nhận xét giờ ôn tập.
5- HDVN: ôn tập nội dung, nghệ thuật các văn bản - chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGADT - VAn 6 - BUOI - 12.doc