Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 11: Ôn tập Tiếng Việt (Tiếp)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 11: Ôn tập Tiếng Việt (Tiếp)

A-Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kiến thức về phép tu từ nhân hoá; nắm được khái niệm, các kiểu nhân hoá, biết vận dụng lý thuyết làm các bài tập luyện tập. Biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa phép tu từ nhân hoá với phép tu từ so sánh.

B-Chuẩn bị: - GV: Soạn bài.

 - HS: Ôn tập, làm bài tập.

C- Nội dung ôn tập:

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 11: Ôn tập Tiếng Việt (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 21/2/2010
Giảng:24/2/2010
 Buổi 11: Ôn tập tiếng việt ( Tiếp)
A-Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kiến thức về phép tu từ nhân hoá; nắm được khái niệm, các kiểu nhân hoá, biết vận dụng lý thuyết làm các bài tập luyện tập. Biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa phép tu từ nhân hoá với phép tu từ so sánh.
B-Chuẩn bị: - GV: Soạn bài.
 - HS: Ôn tập, làm bài tập.
C- Nội dung ôn tập:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
Gv hướng dẫn hs ôn phần lý thuyết
? Thế nào là phép tu từ nhân hoá
? Có mấy kiểu nhân hoá
? Hãy nêu và ch
? Cho ví dụ
? Nêu tác dụng của nhân hoá
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa so sánh và nhân hoá.
1 HS đọc bài tập 2
GV hướng dẫn HS làm bài
HS viết bài.
GV gọi HS lên trình bày
GV đánh giá, nhận xét, cho điểm.
I-Lý thuyết:
1- Khái niệm( SGK)
- Nhân: Người
- Hoá: Biến thành
- Nhân hoá còn được gọi là nhân cách hoá.
2- Các kiểu nhân hoá:
a, Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để miêu tả, hô - gọi sự vật không phảI là người .
- Ví dụ: Trong bài học đường đời đầu tiên, Tô hoài đã dùng nhiều biệ pháp nhân hoá:
“ Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoe chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu...”
- Hoặc trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa:
‘ Mối trẻ, Mối già, gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp, ông mặt trời mặc áo giáp đen, ra trận.”
b, Dùng các từ vốn dùng để gọi người ( cô, dì, chú, bác,cậu, mợ,thím) để gọi sự vât.
- Ví dụ: “ Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi - dạ, bảo - vâng. Cũng giống như chúng mình.”
- Hoặc: “ tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ.”
c, Trò chuyện với sự vật như trò chuyện với con người:
-Ví dụ: Núi cao chi lắm núi ơi
 Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
3- Tác dụng của nhân hoá:
Ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người( như đã nêu ở trên) còn trường xuyên được sử dụng để làm phương tiện, làm cái cớ để con người dãi bày tâm sự.
-Ví dụ: Đêm qua ra đứng bờ ao
 Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
 Buồn trông con nhện chăng tơ
 Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
 Buồn trông chênh chếch sao mai
 Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
=> Những lời con nhện thực chất là nỗi niềm, nỗi buồn nhớ, trông chờ của con người trong đêm tối, khuya khoắ, im ắng. 
* So sánh:
- Giống nhau: Đều là phép tu từ.
- Khác nhau: 
+ So sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác.
+ Nhân hoá: Biến sự vật không phải là người có đặc điểm tính chất như con người.
II- Luyện tập:
Bài 1: Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
 Mẹ hỏi cây cơ nia:
 - Rễ mày uống nước đâu?
 - Uống nước nguồn miền Bắc.
=> Hỏi cây cơ nia, uống nước.
Bài 2: ( Sách nâng cao trang 204)
Bài 3: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá( chủ đề tự chọn).
* Củng cố: GV nhận xét giờ ôn tập.
* HDVN: Ôn tập lý thuyết và làm các bài tập còn lại,vận dụng trongviết văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGADT- VAN 6- BUOI 11.doc