Giáo án đại trà Ngữ văn 6 - Trường THCS Quảng Định

Giáo án đại trà Ngữ văn 6 - Trường THCS Quảng Định

Buôỉ 1 ÔN TẬP VĂN BẢN: Con Rồng, cháu Tiên;

Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học: nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của 4 văn bản.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt và cảm thụ các tác phẩm tự sự.

3. Giáo dục: GD học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức đấu tranh bảo vệ và xây dựng đát nước.

B. CHUẨN BỊ ĐDDH

1. Thầy: Các tài liệu tham khảo.

2. Trò: SGK

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Khái niệm truyền thuyết

 Truyền thuyết là thể loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

 

doc 31 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đại trà Ngữ văn 6 - Trường THCS Quảng Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/ 9/ 2009
Ngày dạy: 9/ 9/ 2009
Buôỉ 1 Ôn tập văn bản: Con Rồng, cháu Tiên;
Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng
A.Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học: nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của 4 văn bản.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt và cảm thụ các tác phẩm tự sự.
3. Giáo dục: GD học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức đấu tranh bảo vệ và xây dựng đát nước.
B. Chuẩn bị ĐDDH
1. Thầy: Các tài liệu tham khảo.
2. Trò: SGK
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
I. Khái niệm truyền thuyết
	Truyền thuyết là thể loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
II. Văn bản " Con Rồng, cháu Tiên"
1. Nội dung:
 Giải thích nguồn gốc cao đẹp của dân tộc VN, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết quí báu giữa mọi người trên khắp đất nước.
2. Các sự kiện chính
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ.
- Âu Cơ sinh ra cái bọc 100 trứng.
- Vợ chồng chia con: 50 con xuống biển theo cha, 50 con lên núi theo mẹ.
- Người con trưởng theo mẹ lên núi được lập làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang.
- Người VN tự hào là con Rồng, cháu Tiên.
3. Tóm tắt truyện.
	Thần Rồng Lạc Long Quân kết duyên cung thần Tiên Âu Cơ. Âu Cơ sinh đẻ ra một cái bọc 100 trứng, nở ra 100 con trai. Vợ chồng sống với nhau một thời gian LLQ phải trở về thủy cung, họ chia tay nhau, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non, họ hẹn nhau khi nào có việc thì cùng giúp đỡ nhau. Người con trưởng theo mẹ lên núi được phong làm vua, hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là văn Lang. Các đời sau nối ngôi đều lấy hiệu là Hùng Vương.
	Người VN tự hào là con cháu các vua Hùng, có chung nguồn gốc là con Rồng, cháu Tiên. 
4. Các chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của LLQ và Â.Cơ.
- Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng.
+ LLQ và ÂC đều là "thần". LQ là thần nòi Rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng Tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông - Vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy.
+ LLQ " sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ " Xinh đẹp tuyệt trần"
- Sự nghiệp mở nước. LLQ "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi, tức những nơi dân ta thuở ấy khai phá, ổn định cuộc sống. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở"
 5. ý nghĩa của truyện.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời, người Việt tin và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quý, linh thiêng của mình.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
II. Bánh chưng, bánh giầy
1.Nội dung.
Truyền thuyết BCBG đề cao lòng tôn kính đối với Trời, Đất và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên; đồng thời ca ngợi tài năng sáng tạo của con người.
2. Các sự kiện chính.
- Vua Hùng chon người nói ngôi với điều kiện ai làm vừa ý vua trong ngày lễ Tiên Vương.
- Lang Liêu được thần mách bảo.
- Chàng làm 2 thứ bánh để dâng lên tế lễ Tiên Vương.
- Lang Liêu được chọn là người nối ngôi vua.
- Từ đó, nhân dân ta có tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy để thờ cúng ông bà tổ tiên.
3. Tóm tắt
	Hùng Vương thứ 16 muốn tìm trong số 20 người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai là người làm và ý vua cha trong lễ Tiên vương sẽ được nối ngôi vua. Các lang đua nhau biện lễ hậu, lạ. Riêng Lang Liêu (con thứ 18) nghèo,mẹ bị vua cha ghẻ lạnh, băn khoăn chưa biết sắm lễ vật gì. Một đêm, trongn giấc mộng, được thần linh mách bảo. Tỉnh dậy, theo lời thần, Liêu làm hai thứ bánh vuông và tròn, dều bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn làm nhân để dâng lễ. Vua rất vừa ý, chọn bánh của chàng để tế lễ. Sau đó, vua đặt tên bánh là bánh chưng, bánh tròn là bánh giầy và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của nhân dân ta.
4. ý nghĩa
Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên, xây dựng phong tục, tập quán trên cơ sở coi trọng những phong tục thiêng liêng và giàu ý nghĩa của nhân dân ta, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dt Việt Nam.
III. Thánh Gióng
1. Nội dung.
	Truyền thuyết TG ca ngợi ngườiv anh hùng làng Gióng đã có công diệt giặc Ân cứu nước thời vua Hùng Vương thứ sáu. Truyện thể hiện sức mạnh của dân tộc ta, đồng thời phản ánh ước mơ, khát vọng có sức mạnh vô địch để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ đất nước của nhân dân ta thời xa xưa.
2. Các sự kiện chính.
- Thời vua Hùng Vương thứ 6 có hai vợ chồng ông lão sinh được một người con lên 3 mà vẫn chưa biết nói biết cười.
- Giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin đi đánh giặc.
- Từ đó, cậu bé ăn rất khỏe, bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mặc áo giáp, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt và xông thẳng đến nơi có giặc.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh tan quân giặc.
- Tan giặc, Gióng lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời.
- Nhân dân lập đền thờ, và mở hội hàng năm để tưởng nhớ Gióng.
- Các dấu vết còn lại; ao, hồ, tre đằng ngà.
3. Tóm tắt.
	Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng làm ruộng. Một hôm bà vợ ra đồng, ướm chân mình vào vét chân lạ, rồi có thai, sau sinh ra một cậu bé khôi ngô, nhưng 3 tuổi mà chẳng biết nói, biết cười. Khi giặc Ân xâm lược nước ta. Giống bỗng cất tiếng nói yêu cầu nhà vua sắm roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Sau đó, Gióng ăn rất khỏe, bà con xóm làng góp gạo, nuôi chú. Gióng lớn nhan h như thổi, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn, hùng mạnh. Nhận được các thứ cần thiét, Gióng nhảy lên ngựa, vung roi đi dánh giặc. Giặc tan, Gióng lên núi Sóc và bay về trời. Nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ, Hùng Vương phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. đến bây giờ vẫn còn các dấu tích: ao, hồ, tre dằng ngà, làng Cháy và Hội làng Phù Đổng- hội Gióng để kỉ niệm.
4. ý nghĩa hình tượng Gióng.
- Là hình tượng tiêu biểu đầu tiên về người anh hùng đánh giặc cứu nước của dân tộc Việt Nam.
- Sinh từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, mang trong mình sức mạnh của nhân dân, chiến đấu anh hùng và chiến thắng vẻ vang.
- Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và scs mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
5. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
- Gióng là hình ảnh nhân dân> Nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ giống như Gióng 3 năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng vua vừa kêu gọi, đã đáp lời cứu nước, không chờ dến lời kêu gọi thứ hai.
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc. Gậy sắt gãy, Gión nhổ bụi tre bên đường để đi đánh giặc.
- Để đánh thắng được giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị lương thực từ những cái bình thường như cơm, cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật: ngựa sắt, roi sắt, ngựa sắt vào cuộc chiến đấu.
- Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đát nước, bằng những gì có thể giết được giặc. " Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gạy gộc" ( Hồ Chí Minh)
c. Bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng lớn lên bằng những thức ăn đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng mãnh của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cúng mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.
- Ngày nay ở hội Gióng người ta vẫn tổ chức thi nấu cơm ,hái cà nuuoi Gióng. đây là hình thức tái hiện quá khứ giàu ý nghĩa.
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Giặc đến. Thế nước rất nguy. Chú bé Giómg đã vươn vai đứng dậy, biến thành tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Sự vươn vai của Gióng có liên qiuan đến truyện cổ dân gian.. Thời cổ, nhân dân ta quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy.
 - Trong ttruyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng lớn lên.. Không lớn lên nhanh làm sao đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thé đòi hỏi dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.
đ. Đánh giặc xong Gióng cởi áo giáp sắt để bay thẳng về trời.
- Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng về cõi vô biên bất tử.. Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất nước, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.
- Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của Gióng để lại trên xứ sở.
D. Điều chỉnh - Đánh giá.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/ 9/ 2009
Ngày dạy: 16/ 9/ 2009
Buổi 2 Ôn tập tập làm văn - Cách làm bài văn tự sự
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về kiểu bài văn tự sự.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn  ... ũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ: 
- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:
- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!
Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mới sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.
Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước. 
Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.
Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.
Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.
Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.
Ngày soạn: 8/ 12/ 2009
Ngày dạy: 9/ 12/ 2009
Buổi 12. Ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về từ loại: Động từ – Cụm động từ; Tính từ – Cụm tính từ; Số từ; Chỉ từ; lượng từ
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng các từ loại trong nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử các từ laọi cho phù hợp với văn cảnh. 
B. Chuẩn bị Đ D DH
	- Các tài liệu tham khảo.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức lớp
* Ôn tập
I. Số từ
1. Khái niệm: số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.
2. Đặc điểm.
- Số từ đứng trước hoặc đứng sau Dt bổ sung ý nghĩa cho danh từ về số lượng hay thứ tự => Cụm Dt
- Số từ là từ chỉ lượng cụ thể vì thế khi có số từ chỉ lượng cụ thể thì không có lượng từ và ngược lại.
- Chức năng: làm định ngữ cho danh từ và vị ngữ trong câu.
VD. 	- Mẹ em// mới mua cho em 1 cuốn truyện tranh.
 ĐN DT
	- Dân tộc Việt Nam// là một
	ST
3. Các loại số từ.
- Số từ chỉ lượng: đứng trước DT
+ Số từ xác định: một, hai , ba
+ Số từ không xác định: vài, dăm, mươi.
- Số từ chỉ thứ tự: đứng sau Dt chỉ thứ tự. Tuy nhiên cũng có trường hợp Số từ chỉ thứ tự đứng sau DT. VD. Học sinh đi hàng ba.
	DT ST
4.Bài tập.
– GV hướng dẫn HS làm các BT trong cuốn: Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì ngữ văn 6 và Cuốn Một số kiến thức, kỹ năng và BT nâng cao Ngữ văn 6
II. Lượng từ.
1. Khái niệm: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật.
2. Phận loại: 2 loại
- Lượng từ chỉ toàn thể: là những từ chỉ toàn thể một sự vật hoặc toàn bộ mọi sự vật đứng đầu cụm danh từ: tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ, cả
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.: Thường đứng ở vị trí thứ hai trong cụm DT sau từ chỉ lượng toàn thể: những, mọi, mỗi, từng
3. Bài tập: 
– GV hướng dẫn HS làm các BT trong cuốn: Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì ngữ văn 6 và Cuốn Một số kiến thức, kỹ năng và BT nâng cao Ngữ văn 6
III. Chỉ từ ( Gọi là đại từ chỉ định)
1. Khái niệm:Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định vị trí của các sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian.
2. Đặc điểm:
- Làm phụ ngữ trong Cụm DT.
- Làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
3. Các cách dùng chỉ từ. 
- Dùng chỉ từ chỉ sự vật, hiện tượng ở vị trí dộc lập thay cho việc gọi tên sự vật hiện tượng. Cách dùng này thường dùng các từ: kia, đây, đó, ấy
- Dùng chỉ từ chỉ đặc trưng sự vật, hiện tượng thay cho phụ ngữ miêu tả đứng sau danh từ.
4. Bài tập
 – GV hướng dẫn HS làm các BT trong cuốn: Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì ngữ văn 6 và Cuốn Một số kiến thức, kỹ năng và BT nâng cao Ngữ văn 6
IV. Hướng dẫn HS giảI các đề thi học kì năm học 2007 – 2008; 2008 – 2009.
Ngày soạn: 22/ 12/ 2009
Ngày dạy: 23/ 12/ 2009
Buổi 15. Ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững kiến thức về Cụm ĐT và Cụm Tính từ
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, đặt câu theo yêu cầu.
B. Chuẩn bị Đ D DH
- Các tài liệu tham khảo.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức lớp
* Ôn tập
I. Động từ và cụm động từ
Câi 1. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cụm danh từ và cụm động từ
Cụm danh từ
Cụm động từ
Giống
Cấu tạo dạng đầy đủ gồm có 3 phần
PT-DTTT- PS
PT - ĐTTT - PS
Khác
Phụ trước
Bổ sung ý nghĩa cho DT các ý nghĩa về số và lượng
Phụ trước bổ sung các ý nghĩa: Quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, khẳng định hoặc phủ định
Phụ sau
Nêu đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định của sự vật ấy trong không gian hay thời gian
Biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ phạm vi hay nguyên nhân, đặc điểm, tính chất
Hoạt động trong câu
Hoạt động trong câu giống như một DT
Hoạt động trong câu giống như một ĐT
Câu 2. GV hướng dẫn HS làm các BT 1,2,3,4,5,6,7 trong sách Một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao Ngữ văn 6
II. Tính từ và cụm tính từ
1. Khái niệm
2. Cấu tạo của cụm tính từ
3. Bài tập. 
GV hướng dẫn HS làm các BT 1,2,3,4,5 trong sách Một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao Ngữ văn 6
D. Điêù chỉnh – đánh giá
Ngày soạn: 12/ 1/ 2010
Ngày dạy: 13/ 1/ 2010
Buổi 16 Ôn tập Tiếng việt – Phó từ ; So sánh
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững kiến thức về phó từ và biện pháp tu từ so sánh
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, đặt câu có chứa phó từ và biện pháp tu từ so sánh
B. Chuẩn bị Đ D DH
- Các tài liệu tham khảo.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức lớp
* Ôn tập
I. Phó từ
1. Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
2. Các loại phó từ.
a. Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như:
- Quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng, sắp
- Mức độ: rất, hơi, khá, khí
- Sự tiếp diễn tương tự.: cùng, cũng, lại, vẫn, cứ, còn, đều.
- Sự phủ định: không, chưa, chẳng
- Sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ
b. Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Thường bổ sung một số ý nghĩa:
- Mức độ: cực, cực kì, vô cùng, quá, lắm.
- Khả năng: nhau, với, cùng
- Cách thức: ngay, liền, nữa, mãi, dần
- Kết quả và hướng: được, mất, ra
- Cầu khiến: đi, nào
- Chỉ sự hoàn thành: xong, rồi
3. Bài tập: Gv hướng dẫn HS làm các Bt trong sách: Một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao Ngữ văn 6; Kiểm tra thường xuyên và định kì Ngữ văn 6
II. So sánh
1. Khái niệm: là đối chiếu sự vật, sự việc này vói sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo của phép so sánh
Vế A ( Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B ( Sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em
như
búp trên cành
Mái chèo
hăng
như
con tuấn mã
3. Bài tập: Gv hướng dẫn HS làm các Bt trong sách: Một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao Ngữ văn 6; Kiểm tra thường xuyên và định kì Ngữ văn 6
D. Điêù chỉnh – đánh giá
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA dai tra van 6.doc