Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 40, Bài 1: Mở đầu về phương trình - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đạ M'rông

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 40, Bài 1: Mở đầu về phương trình - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đạ M'rông

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết

 - HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

 - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. Chuẩn bị:

 - GV: SGK, phấn màu

 - HS: SGK

 - Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề

III. Tiến trình:

1. Ổn định lớp: 8A3: 8A4:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 GV giới thiệu về chương 3.

 3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG

Hoạt động 1:

 GV giới thiệu cho HS biết như thế nào là phương trình với ẩn x, vế trái, vế phải của phương trình.

 GV yêu cầu HS cho ví dụ về phương trình một ẩn.

 GV yêu cầu HS tính giá trị của vế trái và vế phải của PT a) khi x = 5.

 GV giới thiệu cho HS hiểu như thế nào là nghiệm của phương trình.

 GV yêu cầu HS nhẩm nghiệm của ph.trình b) ở VD1 và của 2(x + 2) – 7 = 3 – x

 GV giới thiệu chú ý

 HS chú ý theo dõi

 HS cho ví dụ với các ẩn khác nhau.

 HS tính rồi trả lời.

 HS chú ý theo dõi.

 HS nhẩm nghiệm rồi trả lời.

 HS theo dõi

 1. Phương trình một ẩn:

VD1:

a) 3x = 2x + 5 là phương trình với ẩn x

b) 2t + 1 = t là phương trình với ẩn t

Ta nói x = 5 là nghiệm của phương trình 3x = 2x + 5 vì 3.5 = 2.5 + 5 = 15

Chú ý:

- Một PT có thể có 1, 2, 3, , vô số nghiệm hoặc không có nghiệm nào.

VD 2: PT x2 = 1 có 2 nghiệm: x = 1; x = -1

 PT x2 + 1 = 0 vô nghiệm

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 40, Bài 1: Mở đầu về phương trình - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đạ M'rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/12/2009
Ngày dạy: 29/12/2009
Tuần: 20
Tiết: 41
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết
	- HS hiểu khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
	- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, phấn màu
	- HS: SGK
	- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: 8A3: 8A4:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 	GV giới thiệu về chương 3.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
	GV giới thiệu cho HS biết như thế nào là phương trình với ẩn x, vế trái, vế phải của phương trình.
	GV yêu cầu HS cho ví dụ về phương trình một ẩn.
	GV yêu cầu HS tính giá trị của vế trái và vế phải của PT a) khi x = 5.
	GV giới thiệu cho HS hiểu như thế nào là nghiệm của phương trình.
	GV yêu cầu HS nhẩm nghiệm của ph.trình b) ở VD1 và của 2(x + 2) – 7 = 3 – x
	GV giới thiệu chú ý
	HS chú ý theo dõi
 HS cho ví dụ với các ẩn khác nhau.
	HS tính rồi trả lời.
	HS chú ý theo dõi.
	HS nhẩm nghiệm rồi trả lời.
	HS theo dõi
1. Phương trình một ẩn:
VD1:
a) 3x = 2x + 5 là phương trình với ẩn x
b) 2t + 1 = t là phương trình với ẩn t
Ta nói x = 5 là nghiệm của phương trình 3x = 2x + 5 vì 3.5 = 2.5 + 5 = 15
Chú ý:
- Một PT có thể có 1, 2, 3, , vô số nghiệm hoặc không có nghiệm nào.
VD 2: PT x2 = 1 có 2 nghiệm: x = 1; x = -1
 PT x2 + 1 = 0 vô nghiệm
Hoạt động 2: 
	GV giới thiệu cho HS rõ như thế nào là giải phương trình và cách viết tập nghiệm của một phương trình trong 3 trường hợp: có nghiệm hữu hạn; vô số nghiệm và vô nghiệm.
Hoạt động 3: 
	GV yêu cầu HS viết tập nghiệm S của hai phương trình x = – 1 và x + 1 = 0
	Em có nhận xét gì về hai tập nghiệm này?
	GV giới thiệu như thế nào là hai phương trình tương đương và cách kí hiệu.
	HS chú ý theo dõi.
	HS viết 2 tập nghiệm
	Chúng bằng nhau
	HS chú ý theo dõi.
2. Giải phương trình:
Tập tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và kí hiệu là S.
VD: PT x2 = 1 có tập nghiệm 
 PT x2 + 1 = 0 có tập nghiệm 
 PT có vô số nghiệm thì S = R
3. Phương trình tương đương:
Hai phương trình có cùng tập nghiệm được gọi là hai phương trình tương đương.
VD: PT x = – 1 và PT x + 1 = 0 là hai phương trình tương đương. Ta viết:
 	4. Củng Cố: 
 	- GV cho HS làm bài tập 1, 5 SGK/6
	5. Dặn Dò: 
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm tiếp các bài tập còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
..
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDS8T41.doc