Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 69: Ôn tập học kỳ II (tiết 2) - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 69: Ôn tập học kỳ II (tiết 2) - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về chương Thống kê và Biểu thức đại số.

- Củng cố các khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, nghiệm của đa thức.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết các khái niệm cơ bản của thống kê như dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng và cách xác định chúng.

- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân đơn thức; cộng, trừ đa thức, tìm nghiệm của đa thức một biến.

3. Thái độ

- Học sinh yêu thích môn học, hứng thú học bài

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học

2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Giáo viên Học sinh Ghi bảng

Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài)

Hoạt động 2: Ôn tập về thống kê (18') 1. Ôn tập về thống kê.

K? Để tiến hành điều tra về một vấn đề nào đó (ví dụ, đánh giá kết quả học tập của lớp) em phải làm những việc gì và trình bày kết quả thu được như thế nào? - Để tiến hành điều tra về một vấn đề nào đó đầu tiên em phải thu thập các số liệu thống kê, lập bảng số liệu ban đầu. Từ đó lập bảng "Tần số", tính số trung bình cộng của dấu hiệu và rút ra nhận xét.

? Trên thực tế, người ta thường dùng biểu đồ để làm gì? - Người ta dùng biểu đồ để cho hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 69: Ôn tập học kỳ II (tiết 2) - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/5/2011
Ngày giảng:9/5/2011 - 7A
 10/5/2011 - 7C
 11/5/2011 - 7B
Tiết 69
ÔN TẬP HỌC KÌ II (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về chương Thống kê và Biểu thức đại số.
- Củng cố các khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, nghiệm của đa thức. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết các khái niệm cơ bản của thống kê như dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng và cách xác định chúng.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân đơn thức; cộng, trừ đa thức, tìm nghiệm của đa thức một biến.
3. Thái độ
- Học sinh yêu thích môn học, hứng thú học bài
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài) 
Hoạt động 2: Ôn tập về thống kê (18')
1. Ôn tập về thống kê.
K? Để tiến hành điều tra về một vấn đề nào đó (ví dụ, đánh giá kết quả học tập của lớp) em phải làm những việc gì và trình bày kết quả thu được như thế nào?
- Để tiến hành điều tra về một vấn đề nào đó đầu tiên em phải thu thập các số liệu thống kê, lập bảng số liệu ban đầu. Từ đó lập bảng "Tần số", tính số trung bình cộng của dấu hiệu và rút ra nhận xét.
? Trên thực tế, người ta thường dùng biểu đồ để làm gì?
- Người ta dùng biểu đồ để cho hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.
- Treo bảng phụ bài 7 (Sgk/89) và yêu cầu học sinh đọc biểu đồ đó.
a. Tỉ lệ trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi của vùng Tây Nguyên đi học Tiểu học là 92,29%.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long đi học Tiểu học là 87,81%.
b. Vùng có tỉ lệ trẻ em đi học Tiểu học cao nhất là đồng bằng sông Hồng (98,76%), thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 7 (Sgk - 89, 90)
a. Tỉ lệ trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi của vùng Tây Nguyên đi học Tiểu học là 92,29%.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long đi học Tiểu học là 87,81%.
b. Vùng có tỉ lệ trẻ em đi học Tiểu học cao nhất là đồng bằng sông Hồng (98,76%), thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
- Treo bảng phụ nội dung bài 8 (Sgk - 90)
Bài 8 (Sgk - 90)
? Dấu hiệu ở đây là gì? Hãy lập bảng tần số?
a. Dấu hiệu là sản lượng của từng thửa (tính theo tạ/ha).
? Tìm mốt của dấu hiệu?
- Mốt của dấu hiệu là 35 (tạ/ha)
Bảng tần số:
? Mốt của dấu hiệu là gì?
- Mốt của dấu hiệu là các giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
Sản lượng (x)
Tần số (n)
Các tích
31 (tạ/ha)
34 (tạ/ha)
35 (tạ/ha)
36 (tạ/ha)
38 (tạ/ha)
40 (tạ/ha)
42 (tạ/ha)
44 (tạ/ha)
10 
20
30
15
10
10
5
20
N = 120
310
680
1050
540
380
400
210
880
4450
? Gọi Hs lên tính cột các tích và số trung bình cộng của dấu hiệu?
? Số trung bình cộng của dấu hiệu có ý nghĩa gì?
- Số trung bình cộng thường dùng làm đại diện cho dấu hiệu, đặc biệt khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
K? Khi nào không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu đó.
- Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệnh rất lớn đối với nhau thì không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu đó.
Hoạt động 3 : Ôn tập về biểu thức đại số (25')
2. Ôn tập về biểu thức đại số.
- Treo bảng phụ bài tập sau:
Bài 1: Trong các biểu thức đại số sau: 2xy2;3x3 + x2y2 - 5y; ; -2; 0; x; 
4x5 - 3x3 + 2; 3xy.2y; ; .
Bài 1:
Những biểu thức nào là đơn thức: 2xy2; ; -2; 0; x; 3xy.2y; .
Những đơn thức đồng dạng:
* 2xy2; ; 3xy.2y (= 6xy2)
* -2 và 
a. Những biểu thức nào là đơn thức? Tìm những đơn thức đồng dạng.
b. Những biểu thức nào là đa thức mà không phải là đơn thức. Tìm bậc của đa thức.
b. Biểu thức là đa thức mà không phải là đơn thức: 
3x3 + x2y2 - 5y là đa thức bậc 4, có nhiều biến.
4x5 - 3x3 + 2 là đa thức bậc 5, đa thức một biến.
- Có thể hỏi thêm khi học sinh trả lời.
? Thế nào là đơn thức?
- Là biểu thức đại số chỉ gồm một số, một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
? Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác o và có cùng phần biến.
? Thế nào là đa thức?
- Đa thức là một tổng của những đơn thức, mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó
? Cách xác định bậc của đa thức?
- Thu gon đa thức sau đó lấy bậc của hạng tử cao nhất trong đa thức.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập sau: (treo bảng phụ)
Bài 2: Cho hai đa thức:
A=x2 -2x -y2+ 3y - 1
B=-2x2+3y2-5x+y+3
Bài 2:
a. Tính A + B.
Cho x = 2;
 y = -1. Hãy tính giá trị của biểu thức A + B.
a. A + B = 
= ( x2 - 2x - y2 + 3y - 1) + (-2x2 + 3y2 - 5x + y + 3)
= x2 - 2x - y2 + 3y - 1 - 2x2 + 3y2 - 5x + y + 3
= (x2 - 2x2) +(-2x - 5x)+(-y2 + 3y2) + (3y+y)+(-1+3)
= - x2 - 7x + 2y2 + 4y + 2
b. Tính A - B.
Cho x = -2; 
y = 1. Hãy tính giá trị của biểu thức 
A - B.
Thay x = 2 và y = -1 vào biểu thức A + B ta có:
-x2 -7x +2y2 + 4y + 2 = -22 - 7.2 + 2.(-1)2 + 4.(-1) + 2
 = -4 - 14 + 2 - 4 + 2
 = -18
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trong 5'.
- Học sinh hoạt động nhóm trong 5', đại diện nhóm lên bảng trình bày.
b. A - B = 
= ( x2 - 2x - y2 + 3y - 1) - (-2x2 + 3y2 - 5x + y + 3)
= x2 - 2x - y2 + 3y - 1 + 2x2 - 3y2 + 5x - y - 3
=(x2 +2x2) +(-2x +5x) + (-y2 - 3y2) + (3y- y)+(-1- 3)
= 3x2 + 3x - 4y2 + 2y - 4
Thay x = -2 và y = 1 vào biểu thức A - B ta có:
3x2 + 3x - 4y2 + 2y - 4 = 3.(-2)2 + 3.(-2) - 4.12 +2.1-4
 = 12 - 6 - 4 + 2 - 4 =0
- Yêu cầu học sinh làm bài 12
Bài 12 (Sgk - 91)
? Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x)?
- Nếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì a là nghiệm của đa thức P(x).
- Gọi học sinh lên bảng làm
- Học sinh lên bảng làm
P(x) = ax2 + 5x - 3 có một nghiệm là 
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập kỹ các câu hỏi lí thuyết, làm lại các dạng bài tập.
- Làm thêm các bài tập trong SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 69.doc