Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2008-2009 - Phạm Tuyết Lan

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2008-2009 - Phạm Tuyết Lan

I. Mục tiêu:

*Về kiến thức : - Học sinh nẵm chắc được cách biểu diễn giá trị của dấu hiệu và tần số

 bằng biểu đồ.

*Về kĩ năng : - Học sinh biết đọc biểu đồ ở dạng đơn giản.

*Về TDTĐ : - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong việc biểu diễn bằng biểu đồ.

II. Chuẩn bị:

*GV: Bảng phụ,phấn màu,thước thẳng

*HS: Bút dạ bảng nhóm .

III- Phương pháp dạy học :

 Phương pháp vấn đáp, gợi mở đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

 1. Tổ chức lớp:

 Hoạt động 1(5ph) 2. Kiểm tra bài cũ.

 HS: Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng

 TL: : - Lập bảng tần số.

 - Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng

 với tần số)

 - Vẽ các điểm có tọa độ đã cho.

 - Vẽ các đoạn thẳng.

 GV:Nhận xét củng cố đánh giá cho điểm

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 337Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2008-2009 - Phạm Tuyết Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/01/2008 Tiết 45 
Ngày giảng21/01/2008 
 Đ3 : biểu đồ 
I. Mục tiêu:
*Về kiến thức : Củng cố khắc sâu cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu 
 hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập.
*Về kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.Có kỹ năng thành thạo tìm giá
 trị của dấu hiệu cũng như tần số vàv phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần 
 tìm hiểu .
*Về TDTĐ : Rèn tính cẩn thận chính xác . phát triển tư duy lô gích .HS thấy được tầm 
 quan trọng của môn học áp dụng vào đ/s hàng ngày .
II. Chuẩn bị:
*GV: Bảng phụ,phấn màu,thước thẳng
*HS: Bút dạ bảng nhóm .
III- Phương pháp dạy học :
 Phương pháp vấn đáp, gợi mở đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học: 
 1. Tổ chức lớp: 
 Hoạt động 1(5ph) 2. Kiểm tra bài cũ.
 - Học sinh 1: Nêu các khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, lấy ví dụ minh hoạ?
 - Học sinh 2: Nêu các khái niệm dãy giá trị của dấu hiệu, tần số, lấy ví dụ minh họa
 - HS 3: Chữa bài tập 1(tr3- SBT)
 TL:a) Để có được bảng trên người điều tra phải gặp lớp trưởng (hoặc cán bộ ) của 
 từng lớp để lấy số liệu .
 b) Dấu hiệu : Số nữ HS trong một lớp .
 Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là :14;15;16;17;18;19;20;24;25;28 với 
 tần số tương ứng là :2;1;3;3;3;1;4;1;1;1.
 GV:Nhận xét củng cố đánh giá cho điểm
 3. Bài giảng:
ĐVĐ: Giáo viên giới thiệu ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số
Hoạt động của Thày
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động2(16ph)
- Giáo viên đưa bảng phụ ghi nội dung hình 1 - SGK 
? Biểu đồ ghi các đại lượng nào.
? Quan sát biểu đồ xác định tần số của các giá trị 28; 30; 35; 50.
- Giáo viên : người ta gọi đó là biểu đồ đoạn thẳng.
- Yêu cầu học sinh làm ?1.
? Để dựng được biểu đồ ta phải biết được điều gì.
? Nhìn vào biểu đồ đoạn thẳng ta biết được điều gì.
? Để vẽ được biểu đồ ta phải làm những gì.
- Giáo viên đưa ra bảng tần số bài tập 8, yêu cầu học sinh lập biểu đồ đoạn thẳng.
Hoạt động3(10ph)
- Giáo viên treo bảng phụ hình 2 và nêu ra chú ý.
GV giới thiệu cho HS đặc 
điểm của biểu đồ HCN này là biểu diễn sự thay đổi giá trị của dấu hiệu theo thời gian. 
? Hãy cho biết từng trục biểu diễn cho đại lượng nào?
?Nhận xét về tình hình tăng giảm diện tích cháy rừng 
GV : Như vậy Biểu đồ đoạn thẳng ( hay biểu đồ HCN là hình gồm các đoạn thẳng (hay các HCN) có chiều cao tỉ lệ thuận với các tần số .
-
 Học sinh chú ý quan sát.
 Học sinh: Biểu đồ ghi các giá trị của x - trục hoành và tần số - trục tung.
- Học sinh trả lời.
 Học sinh làm bài.
- Học sinh: ta phải lập được bảng tần số.
- Học sinh: ta biết được giới thiệu của dấu hiệu và các tần số của chúng.
HS: - Lập bảng tần số.
- Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng với tần số)
- Vẽ các điểm có tọa độ đã cho.
- Vẽ các đoạn thẳng.
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng làm.
HS: Trụ hoành biểu diễn thời gian từ năm 1995 đến năm 1998
Trục tung biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá, đơn vị nghìn ha
HS: Trong 4 năm từ năm 1995 đến năm 1998 rừng nước ta bị phá nhiều nhất vào năm 1995, rừng nước ta bị phá ít nhấtvào năm 1996. Song mức độ phá rừng có chiều hướng gia tăng vào năm 1997, 1998
1. Biểu đồ đoạn thẳng ?1
 0
50
35
30
28
8
7
3
2
n
x
Biểu đồ như trên gọi là biểu đồ đoạn thẳng.
* Để dựng biểu đồ về đoạn thẳng ta phải xác định:
- Lập bảng tần số.
- Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng với tần số)
- Vẽ các điểm có toạ độ đã cho.
- Vẽ các đoạn thẳng.
2. Chú ý 
Ngoài ra ta có thể dùng biểu đồ hình chữ nhật (thay đoạn thẳng bằng hình chữ nhật,cũng có khi các HCN được vẽ sát nhau để đễ nhận xét và so sánh) , đó là biểu đồ HCN.
 4. Củng cố(12’)
 - Nêu các bước để vẽ biểu đồ 
 TL: - Lập bảng tần số.
 - Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng 
 với tần số)
 - Vẽ các điểm có tọa độ đã cho.
 - Vẽ các đoạn thẳng.
- Bài tập 10 (tr14-SGK): giáo viên treo bảng phụ,học sinh làm theo nhóm.
a) Dấu hiệu:điểm kiểm tra toán (HKI) của học sinh lớp 7C, số các giá trị: 50
b) Biểu đồ đoạn thẳng:
 H1
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
12
10
8
7
6
4
2
1
n
0
x
H2
4
3
2
1
17
5
4
2
n
0
x
- Bài tập 8(tr14-SBT) Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời.
- a) Nhận xét : HS lớp này học không đều 
+ Điểm thấp nhất là điểm 2.
+ Điểm cao nhất là điểm 10
+ Số HS đạt đ iểm 5,6,7 là nhiều nhất 
b) Bảng “tần số” 
Đ iểm (x)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
3
5
6
8
4
2
1
N=33
 5. Hướng dẫn học ở nhà(2)
- Học theo SGK, nắm được cách biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng
- Làm bài tập 8, 9, 10 tr5-SBT; đọc bài đọc thêm tr15; 16
V/Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:18/01/2008 Tiết 46 
Ngày giảng21/01/2008 
 Đ : luyện tập 
I. Mục tiêu:
*Về kiến thức : - Học sinh nẵm chắc được cách biểu diễn giá trị của dấu hiệu và tần số 
 bằng biểu đồ.
*Về kĩ năng : - Học sinh biết đọc biểu đồ ở dạng đơn giản.
*Về TDTĐ : - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong việc biểu diễn bằng biểu đồ.
II. Chuẩn bị:
*GV: Bảng phụ,phấn màu,thước thẳng
*HS: Bút dạ bảng nhóm .
III- Phương pháp dạy học :
 Phương pháp vấn đáp, gợi mở đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học: 
 1. Tổ chức lớp: 
 Hoạt động 1(5ph) 2. Kiểm tra bài cũ.
	HS: Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng 
	TL: : - Lập bảng tần số.
 - Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng
 với tần số)
 - Vẽ các điểm có tọa độ đã cho.
 - Vẽ các đoạn thẳng.
 GV:Nhận xét củng cố đánh giá cho điểm
 3. Bài giảng:
Hoạt động của Thày
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 2(25ph)
Giáo viên đưa nội dung bài tập 12 lên bảng.
Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài 
Yêu cầu cả lớp hoạt động theo nhóm.
Sau 5ph đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét , chữa.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 13 lên bảng.
? Hãy quan sát biểu đồ ở hình bên và cho biết biểu đồ trên thuộc loại nào ?
- Yêu cầu học sinh trả lời miệng
- Giáo viên đưa nội dung bài toán lên bảng.
Biểu đồ sau biểu diễn lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các HS lớp 7B . Từ biểu đồ hãy :
Nhận xét 
 Lập lại bảng tần số 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên cùng học sinh chữa bài.
- Học sinh đọc đề bài.
Cả lớp hoạt động theo nhóm.
Sau 5ph đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét , chữa.
HS: Biểu đồ hình chữ nhật
- Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK.
- Học sinh suy nghĩ làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.1 HS lên bảng làm , cả lớp quan sát , nhận xét ,chữa .
a) Có 7HS bị mắc 5 lỗi 
6 HS bị mắc 2 lỗi
5 HS bị mắc 3 lỗi
5 HS bị mắc 8 lỗi
Đa số HS mắc từ 2 đến 8 lỗi
1HS lên bảng lập bảng tần số .
Bài tập 12 (tr14-SGK)
a) Bảng tần số 
x
n
1
3
1
2
1
2
1
1
N=12
b) Biểu đồ đoạn thẳng
0
x
n
3
2
1
32
31
30
28
20
25
18
17
Bài tập 13 (tr15-SGK)
a) Năm 1921 số dân nước ta là 16 triệu người 
b) Năm 1999-1921=78 năm dân số nước ta tăng 60 triệu người .
c) Từ năm 1980 đến 1999 dân số nước ta tăng 76 - 54 = 22 triệu người
Bài tập chép :
B) Bảng tần số 
x
n
 4. Củng cố(8’)
 -*So sánh 2 BT trên em có nhận xét gì? 
 -TL: 2 BT trên là hai BT ngược nhau . BT 12 là từ bảng số liệu ban đầu lập bảng tần 
 số rồi vẽ biẻu đồ . BT sau là từ biểu đồ lập bảng tần số .
* Học sinh nhắc lại các bước biểu diễn giá trị của biến lượng và tần số theo biểu đồ đoạn thẳng.
* Bài tập 10(SBT): Yêu cầu hS đọc kỹ đề bài .
 cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm 
 TL: a) Mỗi đội phải đá 18 trận
 b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng 
 c) Số trận đội bóng đó không ghi được
 bàn thắng là : 18 – 16 = 2 (trận)
 Không thể nói đội này đã thắng 16 trận
 vì còn phải so sánh với số bàn thắng của
 đội bạn trong mỗi trận.
 *Bài đọc thêm (10ph)
 GV Giới thiệu HS cách tính tần suất theo CT: f = 
 Trong đó N là số các giá trị ; n là tần số của một giá trị 
 f : là tần suất của giá trị đó 
 GV giả i thích ý nghĩa của tần suất , giới thiệu cho HS biểu đồ hình quạt
 5. Hướng dẫn học ở nhà(7’)
- Làm bài tập 9, 10 (tr5; 6-SGK)
- Bài tập chép :
Điểm thi học kỳ I môn toán của lớp 7B đựoc cho bởi bảng sau :
 7,5 ; 5 ; 5 ; 8 ; 7 ; 4,5 ; 6,5 ; 8 ; 8 ; 7 ; 8,5 ; 6 ; 5 ; 6,5 ; 
 8 ; 9 ; 5,5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 6 ; 5 ; 7,5 ; 7 ; 6 ; 8 ; 7 ; 6,5 .
a) Dấu hiệu cần quan tâm là gì ? và đáu hiệu đó có tất cả bao nhêu giá trị .
b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó .
c) Lập bảng “Tần số” và bảng “tần suất” của dấu hiệu .
d) Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng .
Thu thập kết quả thi học kỳ I môn Văn , Toán của tổ em . 
Đọc Bài 4: Số trung bình cộng
V/ Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:../01/2008 Tiết 47 
Ngày giảng../01/2008 
 Đ4 : số trung bình cộng 
I. Mục tiêu:
*Về kiến thức : - Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử 
 dụng số trung bình cộng để làm ''đại diện'' cho một dấu hiệu trong một số 
 trường hợp để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại.
*Về kĩ năng : - Biết tìm mốt của dấu hiệu, hiểu được mốt của dấu hiệu.
*Về TDTĐ : - Bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt.
II. Chuẩn bị: 
*GV: Bảng phụ,phấn màu,thước thẳng
*HS: Bút dạ bảng nhóm .
III- Phương pháp dạy học :
 Phương pháp vấn đáp, gợi mở đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học: 
 1. Tổ chức lớp: 
 Hoạt động 1(8ph) 2. Kiểm tra bài cũ.
	HS1: Chữa bài tập chép 
Dấu hiệu cần quan tâm : điểm thi môn toán học kỳ I của mỗi HS
Số giá trị của dấu hiệu là 30.
Số giá trị khác nhau của dấu hiệu là 10.
Bảng “tần số ”và bảng “tần suất”
Biểu đồ đoạn thẳng .
HS2: Yêu cầu HS thống kê điểm thi học kỳ môn văn lên giấy 
 ? Cùng với 1 bài kiểm tra học kỳ môn văn , muốn biết xem tổ nào làm bài thi tốt hơn em có thể làm NTN?
TL: Tính số TB cộng để tính điểm TB của tổ
GV yêu cầu tính số TB cộng của tổ mình theo quy tắc dã học ở tiểu học .
 GV:Nhận xét, củng cố, đánh giá cho điểm
 3. Bài giảng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động1(18ph)
* Đặt vấn đề: Giáo viên yêu cầu học sinh thống kê điểm môn toán HKI của tổ mình 
? Để tính xem tổ nào làm bài thi tốt hơn em có thể làm như thế nào.
? Tính số trung bình cộng.
- Giáo viên đưa bài toán tr17 lên bảng.
- Yêu cầu học sinh làm ?1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ?2.
? Lập bảng tần số.
 (lập theo bảng dọc)
? Nhân số điểm với tần số của nó.
- Giáo viên bổ sung thêm hai cột vào bảng tần số.
? Tính tổng các tích vừa tìm được.
? Chia tổng đó cho số các giá trị.
Ta được số TB kí hiệu 
-GV yêu cầu học sinh đọc chú ý trong SGK
? Nêu các bước tìm số trung bình cộng của dấu hiệu.
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh làm ?3 , ?4 
? Để so sánh khả năng học toán của 2 bạn trong năm học ta căn cứ vào đâu.
Vậy số TB cộng có ý nghĩa là gì? ta chuyển phần 2
Hoạt động 3(5 ph)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú ý trong SGK.
Hoạt động 4(5ph)
- Giáo viên đưa ví dụ bảng 22 lên bảng.
? Cỡ dép nào mà cửa hàng bán nhiều nhất.
? Có nhận xét gì về tần số của giá trị 39
Tần số lớn nhất của giá trị gọi là mốt. Vậy thế nào là mốt ? 
- Cả lớp làm việc theo tổ
- Học sinh: tính số trung bình cộng để tính điểm TB của tổ.
- Học sinh tính theo quy tắc đã học ở tiểu học.
- Học sinh quan sát đề bài -- Học sinh làm ?1
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 học sinh lên bảng làm
HS thực hiện 
HS thực hiện 
- Học sinh đọc kết quả của .
- Học sinh đọc chú ý trong SGK.
- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
Cộng tất cả các tích vừa tìm được .
Chia tổng đó cho số các giá trị vừa tìm được (Tức tổng các tần số )
- Cả lớp làm bài theo nhóm sau 4ph đại diện nhóm trình bày 
- Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm và trả lời 
- Học sinh : căn cứ vào 
điểm TB của 2 bạn đó.
Học sinh đọc chú ý trong SGK
- Học sinh đọc ý nghĩa của số trung bình cộng trong SGK.
- Học sinh đọc ví dụ.
- Học sinh: cỡ dép 39 bán được 184 đôi.
- Giá trị 39 có tần số lớn nhất.
HS trả lời .
- Học sinh đọc khái niệm trong SGK.
1. Số trung bình cộng của dấu hiệu 
a) Bài toán
?1
 Có tất cả 40 bạn làm bài kiểm tra.
?2
Điểm số
(x)
Tần số
(n)
Các tích
(x.n)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
3
2
3
3
8
9
9
2
1
6
6
12
15
48
63
72
18
10
N=40
Tổng:250
* Chú ý: SGK 
b) Công thức:
x1x2 ,. xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X
n1 n2 ,..nk là k tần số tương ứng 
?3 
?4 
Kết quả làm bài kiểm tra toán của lớp 7A cao hơn lớp 7C
2. ý nghĩa của số trung bình cộng. 
* Chú ý: SGK 
3. Mốt của dấu hiệu. 
* Khái niệm: SGK 
4. Củng cố:(7ph)
- Bài tập 15 (tr20-SGK)
Giáo viên đưa nội dung bài tập lên bảng, học sinh làm việc theo nhóm .
a) Dấu hiệu cần tìm là: tuổi thọ của mỗi bóng đèn.
b) Số trung bình cộng
Tuổi thọ (x)
Số bóng đèn (n)
Các tích x.n
1150
1160
1170
1180
1190
5
8
12
18
7
5750
9280
14040
 21240
8330
N = 50
Tổng: 58640
c) 
 5. Hướng dẫn học ở nhà:(2ph)
- Học theo SGK
- Làm các bài tập 14; 16; 17 (tr20-SGK)
- Làm bài tập 11; 12; 13 (tr6-SBT)
	- Thống kê kết quả học tập cuối kỳ I của bạn cùng bàn và Em.
 a) Tính số TB cộng của đ iểm TB các môn của bạn cùng bàn và Em 
 b) Có nhận xét gì về kết quả và khả năng học tập của Em, và bạn.
- Chuẩn bị tốt giờ sau : luyện tập.
V / Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 15./02/2008 Tiết 48 
Ngày giảng: 18./02/2008 
 Đ : luyện tập 
I. Mục tiêu:
*Về kiến thức : - Hướng dẫn lại cách lập bảng và công thức tính số trung bình cộng
 (các bước và ý nghĩa của các kí hiệu)
*Về kĩ năng : - Rèn kĩ năng lập bảng, tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
.*Về TDTĐ : Rèn tính cẩn thận chính xác , phát triển tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
*GV: Bảng phụ,phấn màu,thước thẳng
*HS: Bút dạ bảng nhóm .
III- Phương pháp dạy học :
 Phương pháp vấn đáp, gợi mở đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học: 
 1. Tổ chức lớp: 
 Hoạt động 1(8ph) 2. Kiểm tra bài cũ.
 HS1: Nêu các bước tính số trung bình cộng của dấu hiệu? 
 Viết công thức và giải thích các kí hiệu; làm bài tập 17 a (ĐS: =7,68)
 HS 2: Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng? Thế nào là mốt của dấu hiệu. 
 Làm bài tập 17b (ĐS: Tần số lớn nhất là 9 , giá trị ứng với tần số 9 là 8 ;= 8)
 GV:Nhận xét, củng cố, đánh giá cho điểm
 3. Bài giảng
Hoạt động của thày
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động2(30ph) Giáo viên đưa bài tập lên bảng
? Nêu sự khác nhau của bảng này với bảng đã biết.
- Giáo viên: người ta gọi là bảng phân phối ghép lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh như SGK.
- Giáo viên đưa ra lời giải mẫu .
- Giáo viên đưa bài tập lên bảng 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
GV theo dõi và chữa , chú ý cách trình bày bài cho HS .
 GV chốt cách làm bài.
Hoạt động3(10ph)
GV yêu cầu HS thực hiện BT13 SBT (tr-6)
Sau đó hướng dẫn HS tính bằng máy tính bỏ túi 
Tương tự hãy sử dụng máy tính bỏ túi tính giá trị TB của xạ thủ B
- Học sinh quan sát đề bài.
- Học sinh: trong cột giá trị người ta ghép theo từng lớp.
- Học sinh độc lập tính toán và đọc kết quả.
- Học sinh quan sát lời giải trên bảng
- Học sinh quan sát đề bài.
Cả lớp thảo luận theo nhóm , sau 5ph đại diện nhóm trình bày .
Các nhóm khác theo dõi nhận xét và chữa
HS đọc kỹ đề bài , làm theo yêu cầu của GV , Tính giá trị TB của hai xạ thủ.
Nghe GV hưỡng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi 
để tính giá trị TB trong bài toán . thực hành theo GV 
HS tự bấm máy tính , so sánh kết quả .
Bài tập 18 (tr21-SGK)
Chiều cao
x
n
x.n
105
110-120
121-131
132-142
143-153
155
105
115
126
137
148
155
1
7
35
45
11
1
105
805
4410
6165
1628
155
N =
100
13268
Bài tập 9 (tr23-SGK)
Cân nặng (x)
Tần số (n)
Tích x.n
16
16,5
17
17,5
18
18,5
19
19,5
20
20,5
21
21,5
23,5
24
25
28
15
6
9
12
12
16
10
15
5
17
1
9
1
1
1
1
2
2
96
148,5
204
210
288
185
285
97,5
340
20,5
189
21,5
23,5
24
25
56
30
N=120
2243,5
Hướng dấn HS sử dụng máy tính bỏ túi 
để tính giá trị TB trong bài toán thống kê.
Bài tập 13 SBT (tr-6)
Tính giá trị TB :
Xạ thủ A:
tính trên máy 
ấn MODE 0 ( Để máy làm việc ở dạng thường )
ấn tiếp 5 x 8 + 6 x 9 + 9 x 10
= + [(  5 + 6 + 9 = 9,2
 = 9,2
ấn tiếp : 
5 x 6 + 1 x 7 + 5 x 9 + 12 x 10
= + [(  2 + 1 + 5 + 12 = 9,2
 = 9,2
4. Củng cố:
- Học sinh nhắc lại các bước tính và công thức tính 
c) Tìm mốt của dấu hiệu.
 5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Giáo viên đưa bài tập lên bảng :
Điểm thi học kì môn toán của lớp 7A được ghi trong bảng sau:
6
3
8
5
5
5
8
7
5
5
4
2
7
5
8
7
4
7
9
8
7
6
4
8
5
6
8
10
9
9
8
2
8
7
7
5
6
7
9
5
8
3
3
9
5
a) Dấu hiệu cần tìm ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
b) Lập bảng tần số, tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
- Ôn lại kiến thức trong chương
- Ôn tập chương III, làm 4 câu hỏi ôn tập chương tr22-SGK.
- Làm bài tập 20 (tr23-SGK); bài tập 14(tr7-SBT)
V/ Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDai 7(45-48).doc