I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
3. Thái độ
- Học sinh yêu thích môn học, hứng thú học bài
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên Học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (5')
? Thế nào là dấu hiệu? Tần số là gì? - Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
- Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu.
- Treo bảng phụ: Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang (đơn vị tính là 0C)
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Nhiệt độ trung bình hàng năm 21 22 21 23 22 21
a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu.
b) Tìm tần số của các giá trị khác nhau.
- Dấu hiệu là Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang.
- Số các giá trị là 6
b. Các giá trị khác nhau là 21, 22, 23 có các tần số tương ứng là 3, 2, 1
D¬ng ThÞ Thanh Nga - Trêng THCS Lµng M« Ngày soạn: 3/1/2011 Ngày giảng:5/1/2011 Tiết 42: BẢNG "TẦN SỐ" CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. 3. Thái độ - Học sinh yêu thích môn học, hứng thú học bài II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học 2. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Giáo viên Học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (5') ? Thế nào là dấu hiệu? Tần số là gì? - Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. - Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu. - Treo bảng phụ: Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang (đơn vị tính là 0C) Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Nhiệt độ trung bình hàng năm 21 22 21 23 22 21 a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu. b) Tìm tần số của các giá trị khác nhau. - Dấu hiệu là Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang. - Số các giá trị là 6 b. Các giá trị khác nhau là 21, 22, 23 có các tần số tương ứng là 3, 2, 1 * Đặt vấn đề: Giáo viên cho học sinh quan sát bảng 5. ? Liệu có thể tìm được một cách trình bày gọn hơn, hợp lí hơn để dễ nhận xét hay không ta học bài hôm nay. Hoạt động 2: Lập bảng tần số (15') 1. Lập bảng ''tần số'' - Treo bảng phụ bảng 7 (Sgk - 9) ? 1 (Sgk - 9) - Yêu cầu học sinh làm ? 1 dưới hình thức hoạt động nhóm - Hãy vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng: Dòng trên ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần, dòng dưới ghi các giá trị tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó. Giá trị (x) 98 99 100 101 102 Tần số (n) 3 4 16 4 3 N=30 ? Đưa ra cách gọi - Bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu hay bảng tần số. Người ta gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu hay bảng tần số. ? Bảng tần số có cấu trúc như thế nào? - Bảng tần số gồm 2 dòng: Dòng 1: ghi các giá trị của dấu hiệu (x) Dòng 2: ghi các tần số tương ứng (n) K? Quan sát bảng 5 và bảng 6, lập bảng tần số ứng với 2 bảng trên? - Hai em lên bảng làm - cả lớp làm vào vở. K? Nhìn vào bảng 8 rút ra nhận xét ? - Có 4 giá trị khác nhau từ 28; 30; 35; 50. Giá trị nhỏ nhất là 28; lớn nhất là 50. * Nhận xét: - Có 2 lớp trồng được 28 cây, 8 lớp trồng được 30 cây. - Có 4 giá trị khác nhau từ 28; 30; 35; 50. Giá trị nhỏ nhất là 28; lớn nhất là 50. - Có 2 lớp trồng được 28 cây, 8 lớp trồng được 30 cây. Hoạt động 3: Chú ý (6') 2. Chú ý - Hướng dẫn học sinh chuyển bảng "Tần số" dạng "ngang" như bảng 8 thành bảng "dọc" chuyển dòng thành cột. - Có thể chuyển bảng tần số dạng ngang thành bảng dọc. - Bảng tần số giúp ta quan sát, nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này. ? Tại sao phải chuyển bảng "số liệu thống kê ban đầu" thành bảng "tần số"? - Đọc chú ý b - Treo bảng phụ phần đóng khung trong (Sgk - 10) Hoạt động 4: Luyện tập củng cố (15') - Treo bảng phụ bài tập 5 (Sgk - 11) - Hoạt động theo nhóm làm bài 3. Luyện tập - Tổ chức 2 đội chơi (mỗi đội gồm 5 em). Bảng danh sách của lớp có thống kê ngày tháng, năm sinh được đưa trên phiếu học tập và phát cho mỗi đội. Bài 5 (Sgk - 11) Phổ biến luật chơi: + Yêu cầu các đội thống kê các bạn có cùng tháng sinh thì xép thành một nhóm các bạn hơn tuổi xếp ô năm trước, các bạn kém tuổi xếp ô năm sau. + Trò chơi được thể hiện dưới dạng thi tiếp sức: cả đội chỉ có 1 bút, mỗi bạn viết 3 ô rồi chuyền cho bạn sau viết tiếp. + Đội thắng cuộc là đội thống kê nhanh và đúng theo mẫu. - Đưa ra đáp án và kiểm tra kết quả của hai đội. Treo bảng phụ bài tập 6 (Sgk - 11) Hoạt động cá nhân làm bài 6 Bài 6 (Sgk - 11) ? Cho biết dấu hiệu cần tìm ở đây là gì? - Dấu hiệu là số con của mỗi gia đình. a) Dấu hiệu: số con của mỗi gia đình. * Bảng tần số: K? Lên bảng lập bảng tần số? Số con của mỗi gđ (x) 0 1 2 3 4 Tần số(n) 2 4 17 5 2 N=30 K? Từ bảng trên em có nhận xét gì? b) Nhận xét: + Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4. + Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất. + Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 23,3%. * Hướng dẫn về nhà (2') - Học theo Sgk, chú ý cách lập bảng tần số. - Làm bài tập 7, 8, 9 (Sgk - 11, 12) - Làm bài tập 5, 6, 7 (SBT - 4) - Hướng dẫn bài 7 (Sgk - 10). Cách làm tương tự như bài 6 - Giờ sau luyện tập.
Tài liệu đính kèm: