Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 40: Đồ dùng loại điện - nhiệt. Bàn là điện - Năm học 2011-2012

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 40: Đồ dùng loại điện - nhiệt. Bàn là điện - Năm học 2011-2012

Hoạt động của thầy và trò

Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin phần I/143/sgk.

Nêu các đồ dùng loại điện nhiệt trong gđ em?

Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện.

Vậy nguyên lí làm việc của các đồ dùng trên là gì chúng ta tìm hiểu phần 1.

Dựa vào kiến thức thực tế. Em hãy cho biết năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của các đồ dùng loại điện nhiệt là gì?

Năng lượng đầu vào là: Điện năng.

Năng lượng đầu ra là: Nhiệt năng

Vậy dựa vào nguyên lí nào để biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt (nung) nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

 Nx và chốt kiến thức:

Dây đốt nóng của các đồ dùng trên thường được làm bằng vật liệu nào?

Thường làm bằng dây điện trở như pheroniken, nicrom.

Dây đốt nóng của các dụng cụ trên phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào chúng ta tìm hiêu phần 2.

Đưa ra công thức và giải thích các đại lượng:

Dựa vào công thức trên hãy cho biết điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Phụ thuộc vào điện trở suất , tỉ lệ thuận với chiều dài l, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây đốt nóng.

Đơn vị của điện trở là gì?

Là ôm, kí hiệu là .

Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao?

Thảo luận để trả lời câu hỏi: Vì dây đốt nóng đều có điện trở suất lớn như niken –crom có điện trở suất  = 1,1 .10-6 m (gấp 70 lần điện trở suất của đồng) và chịu được nhiệt độ từ 10000C đến 11000C, nên khi có dòng điện chạy qua sẽ không bị nóng chảy.

Nhận xét và chốt kiến thức:

Dây niken – crom thường được dùng làm dây đốt nóng của các đồ dùng nào?

Bàn là, bếp điện, nồi cơm điện.

Chuyển ý.

Bàn là còn có tên gọi khác là gì?

Bàn ủi (người Miền Nam hay gọi).

Đưa mô hình chiếc Bàn là cho hs qs kết hợp với h41.1/sgk/144.

 Nêu cấu tạo của bàn là điện và chỉ các bộ phận đó trên mô hình?

Bao gồm: Nắp, núm điều chỉnh nhiệt độ, đế, dây đốt nóng.

Tuy được cấu thành bởi 4 bộ phận trên nhưng dựa vào công dụng mà người ta chia bàn là thành 2 bộ phận chính là: Dây đốt nóng (dây điện trở) và vỏ.

Dây đốt nóng của bàn là được làm bằng vật liệu gì? Và nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng là bao nhiêu?

Làm bằng hợp kim niken – crom. nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng là 1000 -11000C.

Dây đốt nóng được đặt ở đâu trong bàn là và chức năng của nó là gì?

Dây đốt nóng được đặt ở các rãnh (ống) trong bàn là và cách điện với vỏ. Dây đốt nóng có chức năng biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

Cấu tạo của vỏ bàn là?

Gồm đế và nắp.

Vật liệu chế tạo đế và nắp là gì?

- Đế làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crôm.

- Nắp được làm bằng Cu, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa cứng chịu nhiệt.

Chức năng của đế bàn là điện là gì?

Tích nhiệt để có nhiệt độ cao khi là.

Ngoài ra bàn là điện còn có các bộ phận như đèn tín hiệu, rơ le nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ. Một số bàn là có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự động phun nước. (Gv treo h41.2-sgk và đưa ra một số bàn là thật nếu có điều kiện)

Vận dụng nguyên lí chung của đồ dùng loại điện - nhiệt. Hãy phát biểu nguyên lí làm việc của bàn là điện?

Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.

Cắm bàn là vào nguồn điện 220V sau 1 thời gian cho hs qs độ nóng của đế bảng cách là vào 1 tấm vải ướt. Rồi chốt kiến thức.

Nhiệt năng là năng lượng đầu ra hay đầu vào của bàn là điện và được sử dụng để làm gì?

Thảo luận theo nhóm bàn trả lời câu hỏi trên: Nhiệt năng là năng lượng đầu ra và sử dụng nhiệt năng đó để là phẳng quần, áo.

Yêu cầu hs tìm hiểu trên bàn là thường ghi các số liệu kỹ thuật nào?

P = 300W, U = 220V.

Giải thích các sô liệu ghi trên?

P là công suất định mức của bàn là: 300W.

U là điện áp định mức: 220V.

Trên bàn là có các số liệu kt khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng.

Vậy khi sử dụng bàn là làm thế nào để cho hiệu quả. Chúng ta tìm hiểu phần 4.

Khi sử dụng bàn là cần chú ý điều gì?

- Sử dụng đúng điện áp định mức.

- Không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại vải

- Giữ mặt đế bàn là sạch và nhẵn.

- Đảm bảo an toàn về điện nhiệt.

Kết luận

 

doc 54 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 40: Đồ dùng loại điện - nhiệt. Bàn là điện - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:02.04.2012 Ngày giảng: 04.04.2012lớp 8A
Tiết 40 (Bài 41): ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - NHIỆT
 BÀN LÀ ĐIỆN 
˜&™
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt. Hiểu được nguyên lí làm việc, cấu tạo của bàn là điện
	2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng bàn là điện.
	3. Thái độ: Nghiêm túc quan sát và tuân thủ các quy định về an toàn điện.
II. CHUẨN BỊ:
Thầy: GA, SGK, SGV, 1 chiếc bàn là, tua vít, kìm.
Trò: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
III. PHẦN TRÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
2. Bài mới: 
* ĐVĐ: Trong thực tế các em đã biết đến bàn là điện, nồi cơm điện.. Tuy nhiên nguyên lí làm việc và cấu tạo của các đồ dùng trên ntn thì chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung ghi
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
Gv
?
Hs
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
Hs
?
Hs
Gv
Gv
?
Hs
Gv
Yêu cầu hs tìm hiểu thông tin phần I/143/sgk.
Nêu các đồ dùng loại điện nhiệt trong gđ em?
Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện..
Vậy nguyên lí làm việc của các đồ dùng trên là gì chúng ta tìm hiểu phần 1.
Dựa vào kiến thức thực tế. Em hãy cho biết năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của các đồ dùng loại điện nhiệt là gì?
Năng lượng đầu vào là: Điện năng.
Năng lượng đầu ra là: Nhiệt năng
Vậy dựa vào nguyên lí nào để biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt (nung) nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
 Nx và chốt kiến thức:
Dây đốt nóng của các đồ dùng trên thường được làm bằng vật liệu nào?
Thường làm bằng dây điện trở như pheroniken, nicrom.
Dây đốt nóng của các dụng cụ trên phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào chúng ta tìm hiêu phần 2.
Đưa ra công thức và giải thích các đại lượng:
Dựa vào công thức trên hãy cho biết điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Phụ thuộc vào điện trở suất r, tỉ lệ thuận với chiều dài l, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây đốt nóng.
Đơn vị của điện trở là gì?
Là ôm, kí hiệu là W.
Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao?
Thảo luận để trả lời câu hỏi: Vì dây đốt nóng đều có điện trở suất lớn như niken –crom có điện trở suất r = 1,1 .10-6 Wm (gấp 70 lần điện trở suất của đồng) và chịu được nhiệt độ từ 10000C đến 11000C, nên khi có dòng điện chạy qua sẽ không bị nóng chảy.
Nhận xét và chốt kiến thức:
Dây niken – crom thường được dùng làm dây đốt nóng của các đồ dùng nào?
Bàn là, bếp điện, nồi cơm điện.
Chuyển ý.
Bàn là còn có tên gọi khác là gì?
Bàn ủi (người Miền Nam hay gọi).
Đưa mô hình chiếc Bàn là cho hs qs kết hợp với h41.1/sgk/144.
 Nêu cấu tạo của bàn là điện và chỉ các bộ phận đó trên mô hình?
Bao gồm: Nắp, núm điều chỉnh nhiệt độ, đế, dây đốt nóng.
Tuy được cấu thành bởi 4 bộ phận trên nhưng dựa vào công dụng mà người ta chia bàn là thành 2 bộ phận chính là: Dây đốt nóng (dây điện trở) và vỏ.
Dây đốt nóng của bàn là được làm bằng vật liệu gì? Và nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng là bao nhiêu?
Làm bằng hợp kim niken – crom. nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng là 1000 -11000C.
Dây đốt nóng được đặt ở đâu trong bàn là và chức năng của nó là gì?
Dây đốt nóng được đặt ở các rãnh (ống) trong bàn là và cách điện với vỏ. Dây đốt nóng có chức năng biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
Cấu tạo của vỏ bàn là?
Gồm đế và nắp.
Vật liệu chế tạo đế và nắp là gì?
- Đế làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crôm.
- Nắp được làm bằng Cu, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa cứng chịu nhiệt.
Chức năng của đế bàn là điện là gì?
Tích nhiệt để có nhiệt độ cao khi là.
Ngoài ra bàn là điện còn có các bộ phận như đèn tín hiệu, rơ le nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ. Một số bàn là có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự động phun nước. (Gv treo h41.2-sgk và đưa ra một số bàn là thật nếu có điều kiện)
Vận dụng nguyên lí chung của đồ dùng loại điện - nhiệt. Hãy phát biểu nguyên lí làm việc của bàn là điện?
Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
Cắm bàn là vào nguồn điện 220V sau 1 thời gian cho hs qs độ nóng của đế bảng cách là vào 1 tấm vải ướt. Rồi chốt kiến thức.
Nhiệt năng là năng lượng đầu ra hay đầu vào của bàn là điện và được sử dụng để làm gì?
Thảo luận theo nhóm bàn trả lời câu hỏi trên: Nhiệt năng là năng lượng đầu ra và sử dụng nhiệt năng đó để là phẳng quần, áo.
Yêu cầu hs tìm hiểu trên bàn là thường ghi các số liệu kỹ thuật nào?
P = 300W, U = 220V.
Giải thích các sô liệu ghi trên?
P là công suất định mức của bàn là: 300W.
U là điện áp định mức: 220V.
Trên bàn là có các số liệu kt khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng.
Vậy khi sử dụng bàn là làm thế nào để cho hiệu quả. Chúng ta tìm hiểu phần 4.
Khi sử dụng bàn là cần chú ý điều gì?
- Sử dụng đúng điện áp định mức.
- Không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại vải
- Giữ mặt đế bàn là sạch và nhẵn.
- Đảm bảo an toàn về điện nhiệt.
Kết luận
1’
5’
5’
5’
2’
5’
6’
5’
4’
5’
I. Đồ dùng loại điện - nhiệt.
1. Nguyên lí làm việc.
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt (nung) nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
2. Dây đốt nóng.
a. Điện trở của dây đốt nóng.
 R = r 
Trong đó:
 R: là điện trở. (W)
 r: Là điện trở suất.
 l: Chiều dài của dây
 S: Tiết diện của dây
b. Các yêu cầu kt của dây đốt nóng. (sgk/143)
II. Bàn là điện.
1. Cấu tạo.
a. Dây đốt nóng.
Làm bằng hợp kim niken – crom. nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng là 1000 -11000C
Có chức năng biến đổi điện năng thành nhiệt năng
b. Vỏ bàn là.
Gồm đế và nắp
2. Nguyên lí làm việc.
Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
3. Các số liệu kỹ thuật.
P = 300 -1000W.
U = 127V, 220V.
4. Sử dụng (sgk/145)
* Củng cố: (1)
	? Đọc phần ghi nhớ?
	? Đọc phần “ Có thể em chưa biết: Role nhiệt”
2. Hướng dẫn học bài ở nhà (1)
Học thuộc ghi nhớ.
Trả lời các câu hỏi 1-4/145.
Đọc phần có thể em chưa biết.
Nghiên cứu trước bài 42+43: (bỏ phần bếp điện và thực hành bếp điện: học sinh chỉ đọc thêm)
3.Rút kinh nghiệm tiết dậy
.
Ngày soạn: 02.04.2012 Ngày giảng:05.04.2012 Lớp 8A
Tiết 41 (Bài 44): ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - CƠ
 QUẠT ĐIỆN – MÁY BƠM NƯỚC
˜&™
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: Hiểu được nguyên lí làm việc, cấu tạo của động cơ điện một pha, quạt điện, máy bơm nước.
	2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng động cơ điện 1 pha, quạt điện, máy bơm nước.
3. Thái độ: Nghiêm túc quan sát và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
II. CHUẨN BỊ:
Thầy: GA, SGK, SGV, phiếu học tập, mô hình động cơ điện 1 pha, quạt điện, máy bơm nước, các lá thép kỹ thuật điện, lõi thép, dây quấn, cánh quạt, động cơ điện, quạt điện đã tháo rời. H44.1/151,
Trò: Học bài cũ, đọc trước bài mới, mỗi nhóm chuẩn bị 1 bảng phụ.
III. PHẦN TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
	Gv: Kiểm tra việc hoàn thiện báo cáo thực hành của học sinh và cho điểm.
2. Bài mới: 
* ĐVĐ: Như vậy các em đã tìm hiểu 2 loại đồ dùng loại điện –quang, đồ dùng loại điện - nhiệt. Bài hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu 1 loại đồ dùng nữa đó là đồ dùng loại điện cơ. Vậy đồ dùng đó bao gồm những loại nào, nlí làm việc ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung ghi
Gv
Gv
?
Hs
Gv
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
?
Hs
Gv
Gv
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
Hs
Gv
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
Hs
Gv
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
Quạt điện và máy bơm nước thuộc nhóm đồ dùng loại điện cơ, sử dụng động cơ điện để quay cánh quạt, máy bơm. Động cơ điện dùng trong gia đình thường là loại động cơ điện 1 pha công suất nhỏ.
Đưa mô hình động cơ điện 1 pha cho hs qs.
Động cơ điện 1 pha được cấu tạo bởi mấy phần chính?
Gồm 2 phần chính: Stato và rôto
Chỉ phần stato (phần đứng yên) cho hs nhận biết.
Nghiên cứu mô hình và tìm hiểu thông tin/sgk.
Nêu cấu tạo của stato và vật liệu chế tạo nên chúng?
Gồm lõi thép và dây quấn
Lõi thép làm bằng lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng.
Dây quấn: làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép.
Chuẩn kiến thức
Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì?
Tăng từ tính.
Động cơ điện có cs nhỏ và cs lớn, vậy mặt trong lõi thép được chế tạo ntn?
Động cơ có cs nhỏ mặt trong lõi thép có cực.
Động cơ có cs lớn mặt trong lõi thép có rãnh.
Đưa ra 2 loại động cơ điện nêu trên để hs phân biệt.
Mở rộng: Stato có nhiều kiểu nhưng ở bài này chúng ta chỉ tìm hiểu động cơ điện vòng chập có dây quấn tập trung quanh cực từ (động cơ này có cs nhỏ như quạt điện 20W, máy sấy tóc
Cho hs ncứu thông tin và H44.2/sgk/152.
Chỉ phần roto trên mô hình cho hs nhận biết.
Nêu cấu tạo, vật liệu chế tạo nên rôto?
Cấu tạo gồm: Lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép: Làm bằng lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có rãnh.
- Dây quấn rôto kiểu lống sóc, gồm các thanh dẫn (Al,Cu) đặt trong rãnh của lõi thép, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu.
Gọi hs lên chỉ đâu là lõi thép, dây quấn (thanh dẫn lồng sóc, vòng ngắn mạch)
Chỉ trên mô hình.
Kết luận
Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện ntn?
Tác dụng từ của dòng điện làm cho roto động cơ quay (h44.3)
Kết luận nguyên lí làm việc của động cơ điện.
Năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của động cơ điện là gì? Cơ năng của động cơ điện được dùng để làm gì?
Năng lượng đầu vào là điện năng, năng lượng đầu ra là cơ năng. Cơ năng của động cơ điện dùng để làm nguồn động lực cho các máy (quạt điện, máy bơm nước, máy xay, máy tiện)
Trên các đồ dùng điện mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Em hãy cho biết có những số liệu nào? giải thích các số liệu đó?
U = 127V, 220V. (điện áp định mức)
P = 20W - 300W. (công suất định mức).
Nêu công dụng của động cơ điện trong các đồ dùng điện gia đình?
Có cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng, ít hỏng. Trong sx được dùng để chạy máy tiện, máy khoan, máy xay...Trong gđ được dùng cho tủ lạnh, máy bơm nước, quạt điện, máy giặt....
Trong quá trình sử dụng cần chú ý những điều gì?
Xây dựng các y/c như trong sgk/153.
Kết luận:
Cho hs qs tranh h44.4/sgk/153 và mô hình quạt điện còn tốt.
Cấu tạo quạt điện gồm mấy bộ phận chính?
Gồm 2 phần chính: động cơ điện và cánh quạt
Chỉ các bộ phận đó trên mô hình cho hs nhận biết: Cánh quạt được lắp với trục động cơ điện, cánh quạt được làm bằng nhựa ( ... cho các nhóm
Nhận dụng cụ thực hành
Các nhóm thảo luận để chọn (có thể dựa vào các 2 gợi ý trong sgk/199)
Thống nhất để dễ dàng thực hành: 
Mạch điện chiếu sáng xoay chiều gồm: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực điều khiển độc lập 2 bóng đèn.
Dựa vào yêu cầu trên, các thành viên trong nhóm vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện, phân tích các đặc điểm và chọn phương án tối ưu.
Sơ đồ mạch điện của các em có những thiết bị đồ dùng điện nào? Hãy chọn điện áp và công suất cho phù hợp?
1 Cầu chì, 2 công tắc 2 cực, 2 bóng đèn sợi đốt 220V - 60W.
Thiết kế là công việc cần làm trước khi lắp đặt, vậy lắp đặt mạch điện là gì?
Lắp mạch điện là công việc sau khi thiết kế để thực hiện ý đồ thiết kế thành hiện thực
Lắp mạch điện là thực hiện lắp toàn bộ các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, dây dẫn và đồ dùng điện của mạch điện ở các vị trí theo ý đồ của người thiết kế.
Vậy để tiến hành lắp đặt tốt các em cần thực hiện theo các trình tự sau:
Hướng dẫn: Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ, lấy điện được lắp trên bảng điện (bảng điện được vẽ bằng nét đứt), đồ dùng điện được bố trí theo ý đồ của người thiết kế, các mối nối thể hiện bằng những chấm tròn.
 Tiến hành vẽ sơ đồ lắp đặt của nhóm mình dựa vào sơ đồ n.lí và vẽ vào mục 1 của bcth
Quan sát, sửa sai, uốn nắn kịp thời
Từ sơ đồ lắp đặt, các nhóm cần phải lên kế hoạch chọn vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho nhóm mình
Xđ mạch điện cần những vật liệu, thiết bị dụng cụ nào, số lượng bao nhiêu, yckt ntn?
Hướng dẫn học sinh ghi theo mẫu bảng của mục 2 của bcth
Hướng dẫn hs lắp mạch điện theo các bước:
- Đo và vạch dấu các t.bị lắp trên bảng điện
- Lắp dây vào các thiết bị (cầu chì, công tắc)
- Đi dây trên bảng điện
Tiến hành lắp mạch điện theo sơ đồ lắp đặt
Uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời.
Hướng dẫn hs kiểm tra mạch điện khi chưa nối nguồn so với sơ đồ lắp đặt, rồi cho nối nguồn, vận hành thử, bật công tắc để kiểm tra xem có làm việc theo yêu cầu không?
Thao tác theo hướng dẫn của giáo viên. Nếu mạch điện làm việc tốt, hay không thì tích vào mục 3 của bcth.
Nếu mạch điện làm việc không theo thiết kế yêu cầu hs làm bài tập H59.1/sgk/200
Điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống
Đại diện nhóm trình bày đáp án
Kết luận: 
Có thể do đui đèn? (cần phải thay đui đèn)
M.điện có chỗ sai? (kt cách đi dây, mối nối)
Hay vì 1 p.tử bị hỏng? (kiểm tra các thiết bị)
Có thể do 1 chỗ nối dây? (xem lại mối nối)
Hướng dẫn hs ghi nguyên nhân không làm việc của mạch điện vào mục 3 của bcth.
Các nhóm hoàn thiện báo cáo
Nộp bcth đã hoàn thiện, các nhóm nx chéo
Kết luận và cho điểm 1 nhóm, các nhóm còn lại thu bcth về chấm.
Yêu cầu hs thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh nơi làm việc
3
1
3
3
2
2
3
4
2
2
2
2
6
3
3
A. Thiết kế mạch điện
1. Thiết kế mạch điện là gì?
Là những công việc cần làm trước khi lắp đặt mạch điện gồm những nội dung sau:
- Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện.
- Đưa ra phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lí) và lựa chon phương án thích hợp
- Xác định những phần tử cần thiết để lắp đặt mạch điện.
- Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết kế không.
2. Trình tự thiết kế mạch điện.
Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
Bước 2: Đưa ra phương án thiết kế (vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện) và lựa chọn phương án thích hợp.
Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không
B. Thực hành: thiết kế mạch điện.
I. Chuẩn bị. (sgk/199)
II. Nội dung và trình tự t.hành
Bước 1: Mỗi nhóm thảo luận chọn và đưa ra một mạch điện chiếu sáng đơn giản
Bước 2: Đưa ra phương án thiết kế và lựa chọn 1 phương án thích hợp.
Bước 3: Lựa chọn thiết bị, đồ dùng điện cho mạch điện thiết kế
Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện làm việc có đúng theo yêu cầu thiết kế không?
a. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
b. Tính toán vật liệu và chọn vật liệu, dụng cụ cần thiết.
c. Lắp mạch điện
d. Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu thiết kế.
III. Báo cáo thực hành
* Củng cố (1)
	? Đọc ghi nhớ trong sgk/198?
	Hs: Đọc ghi nhớ
III. Hướng dẫn học bài ở nhà (1)
Hoàn thiện bcth vào vở.
Tự mình chọn 1 mạch điện thích hợp, lên phương án thiết kế sơ đồ nguyên lí, vẽ sơ đồ lắp đặt, tự lắp sơ đồ đó (khuyến khích học sinh)
Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong chương VII, VIII để chuẩn bị cho tiết sau ôn tập học kỳ II.
Ngày soạn: .../04/2008 Ngày giảng: Lớp 8A: ../04/2008
	 Lớp 8B: ../04/2008
	 Lớp 8C: ../04/2008
Tiết 52 
˜&™
TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Biết hệ thống kiến thức đã học trong 2 chương VII và VIII
2. Kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập, vẽ được các sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nguyên lí.
3. Thái độ: Học sinh có hứng thú và say mê, yêu thích bộ môn công nghệ
II. Chuẩn bị.
	1. Thầy: GA, SGK, SGV. hệ thống kiến thức của chương VIII, 1 số tranh vẽ sơ đồ điện đơn giản, các bài tập củng cố.
	2. Trò: Ôn toàn bộ các kiến thức đã học ở chương VIII.
B. PHẦN TRÊN LỚP.
* Ổn định tổ chức: Lớp 8A.......................Lớp 8B........................Lớp 8C.........................
I. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ ôn tập)
II. Bài mới. 
* ĐVĐ: 
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung ôn tập
Gv
?
?
?
?
Hs
Gv
Gv
?
Hs
Gv
?
Gv
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Gv
* Hoạt động 1: Ôn tập về đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà.
Hướng dẫn hs làm một số câu hỏi về đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
Điện áp định mức của mạng điện là?
Hãy kể tên các đồ dùng của mạng điện trong nhà để thấy được sự đa dạng về thể loại và công suất của đồ dùng điện
Điện áp của các thiết bị và đồ dùng điện có cần phải phù hợp với điện áp của mạng điện không?
Hãy kể tên các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện?
Thảo luận theo nhóm và trả lời vào bảng phụ
Các nhóm báo cáo kết quả
Nhận xét chéo
Bổ xung và kết luận
* Hoạt động 2: Ôn tập về nội dung sơ đồ mạch điện
Cho hs trả lời các câu hỏi sau:
Thế nào là sơ đồ ng.lí và sơ đồ l.đặt?
Trả lời
Cho hs làm việc cá nhân bài tập 5/204
Gọi 1 số em lên bảng trình bày kết quả, một vài em nhận xét
Chữa bài và phân tích mối liên hệ điện giữa các phần tử trong mạch điện
K – 1 – 2 
K – 1 – 3 - 4 – 5
K – 1 – 3 – 4 – 6 
* Hoạt động 3: Ôn tập nội dung thiết kế mạch điện
Thiết kế mạch điện là gì? để thiết kế 1 mạch điện cần tuân thủ những bước nào?
Thảo luận để trả lời câu hỏi
Khi lắp mạch điện cần phải làm gì? 
Vẽ sơ đồ lắp đặt, lập bảng dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị
Yêu cầu hs làm các bài tập sgk/204
Gọi hs lên bảng và trả lời câu hỏi
Bổ xung và kết luận
12
10
10
11
A. Lý thuyết.
I. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
II. Sơ đồ điện
3. Thiết kế mạch điện
B. Bài tập
Câu 1: Hs hoàn thiện
Câu 2: Không nên lắp cầu chì vào dây trung tính vì:
- Khi mạch điện có sự cố, tuy cầu chì vẫn cắt mạch điện nhưng đồ dùng điện vẫn được nối với dây pha, vì vậy không đảm bảo an toàn điện
- Ngoài ra nếu cầu chì được lắp ở dây pha thì khi cần sửa chữa điện có thể rút cầu chì cắt mạch điện, đảm bảo an toàn cho người sử chữa.
Câu 3: Để cầu chì làm việc có tính chọn lọc
Câu 4: Bóng 1 và 2: 110V
 Bóng 3: 220V
* Củng cố: (1)
	? Như vậy để tiến hành kiểm tra mạng điện đảm bảo an toàn, em phảo làm gì trước khi kiểm tra
	Hs: Ngắt điện trước khi kiểm tra.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1)
Ôn lại những kiến thức vừa học
Tiết sau kiểm tra học kỳ II
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: .../04/2008 Ngày giảng: Lớp 8A: ../04/2008
	 Lớp 8B: ../04/2008
	 Lớp 8C: ../04/2008
Tiết 53 
˜&™
KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Thông qua bài kiểm tra để biết được học sinh biết được lượng kiến thức mình nắm được đến đâu.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập, vẽ được các sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nguyên lí.
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức tự lực để làm tốt bài kiểm tra
II. Chuẩn bị.
	1. Thầy: GA, SGK, SGV. Đề kiểm tra có đáp án biểu điểm
	2. Trò: Ôn toàn bộ các kiến thức đã học ở tiết ôn tập
B. PHẦN TRÊN LỚP.
* Ổn định tổ chức: Lớp 8A.......................Lớp 8B........................Lớp 8C.........................
I. Bài mới: (44 phút)
ĐỀ BÀI
I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng
	1. Điện áp của mạng điện trong nhà là:
	A. 250V B. 550V C. 220V D. Cả A, B, C
	2. Trong các đồ dùng điện sau đồ dùng nào có điện áp phù hợp với điện áp của mạng điện trong nhà?
	A. Bàn là điện: 250V -1000W B. Quạt điện: 110V - 30W
	C. Ti vi: 220V - 75W D. Bóng điện: 12V - 3W
	3. Cấu tạo của mạng điện trong nhà gồm:
	A. Công tơ điện, dây dẫn điện, các thiết bị điện (đóng cắt, bảo vệ, lấy điện
	B. Công tơ điện, dây dẫn điện, các thiết bị điện (đóng cắt, bảo vệ, lấy điện), đồ dùng điện
	4. Nếu đốt dây chì và lõi dây điện trên ngọn nến trong cùng một khoảng thời gian, đoạn dây nào dễ nóng chảy hơn?
	A. Dây chì. B. Lõi dây điện. C. Cả A và B
	5. Để thiết kế mạch điện cần phải tiến hành qua mấy bước?
	A. 3 bước B. 4 bước. C. 5 bước D. 6 bước
II. Phần tự luận
	1. Hoàn thiện các tên gọi và kí hiệu trong bảng sau:
Tên gọi
Kí hiệu
Tên gọi
Kí hiệu
Dòng điện 1 chiều
Công tắc 3 cực
Chuông điện
Ổ điện
	2. Cho một mạch điện gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt
	a. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
	b. Từ sơ đồ nguyên lí hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng (3 điểm)
	1. - C (0.5đ) 2. - C (0.5đ) 3. - B (0.5đ)
 4. - A (0.5đ) 5. - B (1đ)
II. Phần tự luận (7 điểm)
	1. Hoàn thiện các tên gọi và kí hiệu trong bảng sau:(mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
Tên gọi
Kí hiệu
Tên gọi
Kí hiệu
Dòng điện 1 chiều
Hai dây dẫn chéo nhau
Đèn sợi đốt
Công tắc 3 cực
Chuông điện
Cầu chì
Quạt trần
Ổ điện
 hoặc 
	2. Cho một mạch điện gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt
	a. Sơ đồ nguyên lí mạch điện (vẽ đúng, đủ, đẹp các thiết bị điện: 1 điểm)
 A
 O 
	b. Sơ đồ lắp đặt mạch điện (vẽ đúng, đủ, đẹp các thiết bị điện: 2 điểm)
 A
 O 
II. Hướng dẫn học bài ở nhà (1)
	- Nhắc nhở học sinh về nhà tạ làm lại bài kiểm tra vào vở
	* Đánh giá bài kiểm tra:
	- 8A: Giỏi.....................Khá....................Trung bình....................Yếu........................
	- 8B: Giỏi.....................Khá....................Trung bình....................Yếu........................
	- 8C: Giỏi.....................Khá....................Trung bình....................Yếu........................

Tài liệu đính kèm:

  • doccông nghệ8.doc