Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2008-2009 - Đoàn Thị Thanh

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2008-2009 - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Hiểu được thế nào là hình chiếu.

- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh của bài 2, bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu, mẫu vật khối hộp chữ nhât.

HS: Đọc trước nội dung bài 2, chuẩn bị các mẫu vật có dạng hình chữ nhật: Bao diêm, hộp phấn, bao thuốc.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và trong đời sống?

? Vì sao chúng ta phải môn vẽ kĩ thuật?

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Khái niệm về hình chiếu.

GV nêu các hiẹn tượng có sẵn trong tự nhiên: bóng của một vật được chiếu lên tường, lên đất nhờ ánh sáng. Sau đó phân tích dựa vào hình vẽ 2.1 SGK.

? Vẽ hình chếu của một điểm như thế nào?

? Em hãy nêu cách vẽ hình chiếu của một vật thể. Phân tích hình 2.1 SG.

- Tia AA là tia chiếu.

- Mặt phẳng chứa bóng của vật là mặt phẳng chiếu.

- Bóng của vật trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu.

- Hình chiếu cảu một điểm là bóng của điểm đó trên mặt phẳng chiếu.

- Nối các điểm cơ bản của vật trên mặt phẳng chiếu ta được hình chiếu của một vật.

 

doc 42 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2008-2009 - Đoàn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1.
Tuần 1.
Thứ 6 ngày 22 tháng 8 năm 2008.
Bài 1.
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.
Mục tiêu.
Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và trong đời sống.
Có nhận thức đúng đắn trong việc học tập môn vẽ kĩ thuật.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 SGK, SGK và các tài liệu tham khảo. Tranh vẽ các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng.
HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 1 SGK. Tìm đọc các tài liệu tham khảo.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	GV cho học sinh xem một số bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và trong đời sống. GV dẫn dắt nêu mục tiêu của chương và mục tiêu của bài học.
	Hoạt động 2: Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và hỏi:
? Trong giao tiếp hàng ngày con người thường dùng các phương tiện giao tiếp nào? 
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
GV cho học sinh quan sát 1 số sản phẩm cơ khí và một số bản vẽ của sản phẩm xây dựng.
Các sản phẩm và công trình đó muốn chế tạo và thi công như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng gì?
Người công nhân khi chế tạo và thi công các công trình đó thì phải căn cứ vào đâu?
Bản vẽ kĩ thuật có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cũng như trong sản xuất?
Con người thường sử dụng tiếng nói, chữ viết, cử chỉ, hành động hình vẽ để giao tiếp.
Người thiết kế phải thể hiện ý tưởng của mình trên bản vẽ kĩ thuât.
Người thi công phải căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật.
Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dung trong kĩ thuật.
	Hoạt động 3: Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống.
GV cho học sinh quan sát Hình 31a- SGK và hỏi.
Muốn sử dụng an toàn và có hiệu quả các tiết bị và đồ dùng đó ta phải làm như thế nào?
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo các sản phẩm trong trao đổi và sử dụng.
4- Củng cố.
- GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học ở lớp và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ở nhà.
5- Hướng dẫn vè nhà.
- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.
- Đọc và tìm hểu trước bài Hình chiếu.
Tiết 2.
Tuần 1. 
Thứngàytháng 8 năm 2008
Bài 2.
Hình chiếu.
A- Mục tiêu.
- Hiểu được thế nào là hình chiếu.
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh của bài 2, bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu, mẫu vật khối hộp chữ nhât.
HS: Đọc trước nội dung bài 2, chuẩn bị các mẫu vật có dạng hình chữ nhật: Bao diêm, hộp phấn, bao thuốc.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và trong đời sống?
? Vì sao chúng ta phải môn vẽ kĩ thuật?
3- Bài mới.
Hoạt động 1: Khái niệm về hình chiếu.
GV nêu các hiẹn tượng có sẵn trong tự nhiên: bóng của một vật được chiếu lên tường, lên đất nhờ ánh sáng. Sau đó phân tích dựa vào hình vẽ 2.1 SGK.
? Vẽ hình chếu của một điểm như thế nào?
? Em hãy nêu cách vẽ hình chiếu của một vật thể.
Phân tích hình 2.1 SG.
Tia AA là tia chiếu.
Mặt phẳng chứa bóng của vật là mặt phẳng chiếu.
Bóng của vật trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu.
Hình chiếu cảu một điểm là bóng của điểm đó trên mặt phẳng chiếu.
Nối các điểm cơ bản của vật trên mặt phẳng chiếu ta được hình chiếu của một vật.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 2.3 và mô hình 3 mặt phẳng chiếu rôì nêu rõ vị trí, tên gọi của các mặt phẳng chiếu.
Học sinh làm việc theo nhóm.
GV nhận xét và rút ra kết luận: Hình chiếu của vật thể nên các mặt phẳng tương ứng có tên gọi tương ứng 
GV sử dụng mô hình và hình 2.4 , 2.5 để xác định vị trí các hình chiếu.
Quan sát hình 2.5 và cho biết vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét và kết luận chung.
GV nhấn mạnh các chú ý khi vẽ các hình chiếu.
Phân tích hình 2.3
Hình vẽ gồm có 3 mặt phẳng chiếu:
Mặt phẳng chiếu đứng: Là mặt chính diện.
Mặt nằm ngang là mặt phẳng chiếu bằng.
Mặt bên phải là mặt phẳng chiếu cạnh.
Tên gọi các hình chiếu.
Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới và nằm trên mặt phẳng chiếu đứng.
Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ tên xuống và nằm trên mặt phẳng chiếu bằng.
Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ tráI sang và nằm trên mặt phẳng mặt phẳng chiếu cạnh.
Vị trí.
Hình chiếu đứng giữ nguyên vị trí.
Hình chiếu bằng được mở xuống phía dưới hình chiếu đứng một góc 900.
Hình chiếu cạnh mở sang bên phải hình chiếu đứng một góc 900.
Chú ý:
Các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ.
Các quy định: SGK- T10.
4- Củng cố.
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài học và yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
5- Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thành câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 4: Bản vẽ các khối đa diện.
..
Hết tuần 1. Xác nhận của tổ chuyên môn
Tiết 3.
Tuần 2.
Thứ  ngàytháng.năm 2008
Bài 4 .
Bản vẽ các khối đa diện.
Mục tiêu.
Nhận dạng được một số khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
Đọc được các bản vẽ của vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
Rèn luyện trí tưởng tượng và kĩ năng vẽ của học sinh.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, tranh vẽ và mô hình của các khối đa diện.
HS: Đọc trước nội dung bài 4 SGK, chuẩn bị mô hình của các khối đa diện: Hình hộp chữ nhât, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
GV gọi hai học sinh lên bảng hỏi nhau về kiến thức của bài 2.
Gọi học sinh khác nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm
Bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khối đa diện.
GV cho học sinh quan sát mô hình và hình vẽ của các khối đa diện và hỏi:
? Các khối đa diện đó được bao bọc bởi những hình gì?
Học sinh quan sát và trả lời.
GV kết luận.
Em hãy kể một số vật thể có dạng khối đa diện mà em biết?
Khối đa diện được bao bọc bởi các hình đa giác phẳng: Hình chữ nhật, hình tam giác
Ví dụ: bao diêm, viên gạch, đai ốc, bút chì, kim tự tháp, nhà thờ
	Hoạt động 2: Hình hộp chữ nhât.
GV yêu cầu học sinh quan sát mô hình và hình vẽ và đặt câu hỏi: 
? Hình hộp chữ nhật được bao bọc bởi những hình gì? Các cạnh và các mặt của hình chữ nhật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
GV yêu cầu học sinh đọc bản vẽ H4.3 vàhoàn thành bảng 4.1 ằng cách trả lời các câu hỏi:
? Các hình1, 2, 3 là các hình chiếu gì? chúng có hình dạng như thế nào?
? Chúng thể hiện kích thước nào của hình chữ nhật?
Hình chữ nhật là hình được bao bọc bởi 6 hình chữ nhật.
Các cạnh và các mặt bên của hình hộp chữ nhật đều vuông góc với nhau.
Đọc bản vẽ ình 4.3:
Hình 1 là hình chiếu đứng có dạng hình chữ nhật thể hiện chiều dài và chiều cao của hình hộp chữ nhật.
Hình 2 là hình chiếu bằng có dạng hình chữ nhật thể hiện chiều rộng và chiều dài.
Hình 3: là hình chiếu cạnh thể hiện chiều cao và chiều rộng của hình hộp chữ nhật
	Hoạt động 3: Hình lăng trụ đều - Hình chóp.
GV giảng tương tự như phần hình hộp chữ nhật:
? Các khối đa diện được xác định bởi những kích thước nào?
? Gv nhấn mạnh phần chú thích trong SGK.
Học sinh tự hoạt động và tìm ra nội dung bài học.
Các khối đa diện được xác định bằng kích thước đáy và chiều cao.
Chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.
Củng cố.
GV yêu cầu 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn học sinh trả lời cấu hỏi và bài tập trong SGK.
Hướng dẫn về nhà.
Hoàn thành câu hỏi và bài tập.
Dặn dò học sinh chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành.
.
Tiết 4.
Tuần 2.
Thứ  ngàythángnăm 200..
Bài 2 + Bài 5: Bài tập thực hành
hình chiếu của vật thể
đọc bản vẽ các khối đa diện.
A- Mục tiêu.
- Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.
Phát huy trí tưởng tượng của học sinh.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu nội dung bài2, 5- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị thước kẻ, eke, compa, các mẫu vật H5.2 và bản vẽ mẫu.
HS: Đọc trước nội dung bài học trong SGK, chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ làm bài tập.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp đều?
? Làm bài tập trang 19- SGK.
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Giới thiệubài.
 GV nêu mục tiêu bài học, trình bày nội dung và trình tự các bước tién hành bài thực hành.
	Hoạt động 2: Nội dung thực hành.
1- Hình chiếu của vật thể
Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 3.1 và hoàn thành bài tập theo nọi dung các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ nội dung bài thực hành.
Bước 2: Kẻ bảng 3.1 vào vở và đánh dấu X vào ô đã chọn trên bảng đó.
Bước 3: Vẽ lại 3 hình chiếu 1, 2, 3 vào đúng vị trí của chúng trên bản vẽ.
Bảng 3.1:
 Hướng chiếu
Hình chiếu.
A
B
C
1
X
2
X
3
X
2- Đoạc bản vẽ các khối đa diện.
Gv hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ hình chiéu 1-2-3-4 H5.1 đối chiếu với vật thể H5.2 và đánh dấu vào bảng 5.1.
Học sinh hoàn thành theo cá nhân.
GV hướng dẫn học sinh tự chọn 1 trong 4 hình vẽ của vật thể đó và hoàn thành bản vẽ.
GV chú ý cho học sinh cách vẽ hình trên bản vẽ và cách bố trí hình trên bản vẽ.
Hoàn thành bảng 5.1.
A
B
C
D
1
X
2
X
3
X
4
X
Vẽ các hình chiếu của một vật thể trong các vật thẻ A-B- C-D.
4- Củng cố.
- GV yêu cầu học sinh tự nhận xét bài chéo nhau theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- GV thu bài và chem. điểm một số nhóm.
5- Hướng dẫn về nhà.
- Làm mô hình bằng vật mềm hoặc gấp giấy mô hình của các vật thể.
- Chuẩn bỉtước bài 6: bản vẽ các khối tròn xoay.
.
Hết tuần 2.
Tiết 5.
Tuần 3.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 6.
Bản vẽ các khối tròn xoay.
A- Mục tiêu.
- Nhận dạng được một số khối tròn xoay thường gặp như: Hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Đọc được bản vẽ của vật thể có dạng hình nón, hình trụ, hình cầu.
- Phát huy trí tưởng tượng và rèn kĩ năng vẽ của học sinh.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dungbài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các mô hình của: Hình trụ, hình nón, hình cầu.
HS: Tìm hiểu trước nộidung bài 6- SGK. Quan sát và chuẩn bị các mô hình: Hộp sữa, cái nón, quả bóng..
C- Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 2 học sinh lên bảng làm 2 bài tập của bài 5.
Vẽ hình chiếu của một trong các vật thể đã học.
Bài mới.
Hoạt động 1: Khối tròn xoay.
GV yêu cầu học  ... ành.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Hướng dãn ban đầu.
GV nêu rõ mục tiêu của buổi thực hành và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS 
Nhắc nhở HS về kỷ luật, an toàn trong giờ học về phân bố thời gian và tiến trình công việc sẽ tiến hành trong bài theo mục tiêu bài học ( Phân biệt kim loại màu và kim loại đen, phân biệt giữa gang và thép)
- Nhận biết các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng nhóm, khác nhóm qua quan sát mặt gẫy, màu sắc, ước lượng khối lượng riêng các vật liệu cùng kích thước 
- So sánh tính chất cơ học chủ yếu của vật liệu như: Tính cứng, tính giòn, dẻo
GV thao tác làm mẫu về về thử cơ tính của một vài loại vật liệu, HS ghi vào mẫu báo cáo thực hành.
Kết luận: - Để xác định được (ở mức động định tính) tính chất của các vật liệu bàng cách dùng lực bẻ bằng tay các thanh vật liệu.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn tổ chức thực hành.
GV yêu cầu học sinh chuẩn bị: Gang, thép, đồng, nhôm và các hợp kim của chúng cùng các vật liệu như cao sư, chất dẻo, nhựa
GV hướng dẫn làm mẫu.
HS quan sát và làm theo rồi hoàn thành vào mục I BCTH
HS chuẩn bị cấc đoạn dây: Đồng, nhôm, thép, mẫu gang, búa, đe
GV làm mẫu.
HS quan sát và thực hiện theo.
Hoàn thiện vào mục II của báo cáo thực hành.
GV và học sinh chuẩn bị mẫu vật: Gang và thép.
GV làm mẫu.
HS quan sát và thực hiện theo.
Hoàn thiện vào mục III của báo cáo thực hành.
1. Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại và phi kim loại. 
- Về màu sắc, khối lượng riêng 
- So sánh tính cứng và tính dẻo bằng cách bẻ, uốn các vật liệu để ước lượng định tính
2. So sánh kim loại đen và kim loại màu 
* Phân biệt các nhóm bằng cách quan sát màu dây đồng, nhôm, thép, mầu gang, thép và các dụng cụ khác.
- Quan sát màu sắc và mặt gẫy.
- Thử tính dẻo, cứng bằng cách bẻ cong, dũa các đoạn vật liệu.
- Thử khả năng biến dạng bằng cách dùng búa đập vào đầu các mẫu vật liệu .
3. So sánh vật liệu gang và thép .
- Quan sát màu sắc và mặt gẫy mẫu gang và thép.
Gang xám có màu xám giống chì mặt gẫy thô, hạt to.
Thép có màu sáng trắng, mặt gẫy nhỏ hạt mịn.
- Dùng lực tay bẻ và dũa thử tính cứng hoặc dùng 2 vật liệu va chạm vào nhau vật liệu nào lõm sâu hơn thì vật liệu đó có tính cứng nhỏ hơn.
- Dùng búa đập vào đầu mẫu vật mãu nào vỡ vụn là gang, không vỡ vụn là thép.
4- Củng cố.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học.
- GV yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành. GV nhấn mạnh cho HS rõ phương pháp thực hành vừa qua chỉ là mang tính chất định tính, kiểm nghiệm...
- GV yêu cầu HS thu dọn về sinh phòng thực hành, các dụng cụ, vật liệu và nhận xét chung tinh thần thái độ và nhận thức trong giờ thực hành...
5- Hướng dẫn về nhà.
Về nhà tiếp tục tìm hiểu các vật liệu khác có trong thực tiễn, tìm hiểu trước bài 20 - Dụng cụ cơ khí .
.
Tiết 18.
Tuần 9.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 20.
Dụng cụ cơ khí.
A- Mục tiêu.
- Biết được hình dáng, cấu tạo, vật liệu của các vật liệu cơ khí và phân biệt được các dụng đó
- Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí 
- HS có ý thức giữ gìn, sử dụng và bảo quản cách dụng cụ cơ khí 
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội udng bài dạy trng SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Bộ tranh vẽ về các dụng cụ cơ khí.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 20 SGK, Chuẩn bị một số dụng cụ cơ khí đơn giản.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Dụng cụ đo và kiểm tra.
GV cho HS quan sát hình 20.1 đ 20.3 SGK và các dụng cụ trực quan sau đó yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi sau
? Hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ?
HS thảo luận đ trả lời , nhóm khác nhận xét, bổ sung ...
GV nhận xét và kết luận...
- Thước lá: Dày 0,9-1,5, rộng 10-25mm, dài 150-1000mm, có vạch dấu cách nhau 1mm, dùng đo chiều dài
- Thước cặp: Ngoài thân thước còn có má động, má tĩnh dùng để đo đường kính trong, ngoài và chiều sâu lỗ...
- Thước đo góc: Êke, thước đo góc vạn năng và êke vuông dùng để do và kiểm tra các góc...
KL: Tên goi của nó nói nên công dụng và tính chất của nó
Tất các các dụng cụ trên thường được chế tạo bằng thép không rỉ (Inox)
	Hoạt động 2: Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
 Gv cho HS quan sát hình 20.4 và vật thật.
? Nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ ? Mô tả hình dạng, cấu tạo của chúng 
HS thảo luận đ trả lời , nhóm khác nhận xét, bổ sung ...
GV nhận xét và kết luận...
Mỏ lết: Dùng để tháo, lắp cá bulong, đai ốc..
Cờ le: Dùng để tháo, lắp cá bulong, đai ốc..
Tuavít: Dùng để vặn các vít có đầu xẻ rãnh.
Êtô: Dùng để kẹp chăt phôi khi gia công.
Kìm: Dùng để kẹp chặt các vật bằng tay.
Chú ý: Khi dùng mỏ nết hoặc êtô ta sẽ sử dụng sao cho má động tiến vào kẹp chặt vật
Tất các các dụng cụ đó phải tôi cứng.
	Hoạt động 3: Dụng cụ gia công.
GV cho HS quan sát hình 20.5 SGK 
? Nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ ? Mô tả hình dạng, cấu tạo của chúng 
HS thảo luận đ trả lời , nhóm khác nhận xét, bổ sung ...
GV nhận xét và kết luận...
Búa: Có thân gỗ đầu búa bằng thép, dùgn để đạp tạo lực.
Cưa: Dùng để cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép..
Đục: Dùng để chặt các vật gia công.
Dũa: Dùng để làm nhẵn bang các bề mặt, làm tù cạnh săc làm bằng sắt thép.
4- Củng cố.
- Ngoài các dụng cụ đo, tháo lắp, kẹp chặt và dụng cụ gia công mà em đã học, em còn có biết những dụng cụ nào khác?
- GV tổng kết lại bài tương tự như nội dung phần ghi nhớ SGK 
5- Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những dụng cụ khác cùng loại mà em biết
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK 
 - Đọc và tìm hiểu trước bài 21, 22.
.
Hết tuần 9.
Tiết 19.
Tuần 10. Thứ NgàyTháng  Năm 200.
Bài 21+Bài 22.
Cưa và dũa kim loại.
 A-Mục tiêu.	
- Hiểu được ứng dụng của hai phương pháp cưa và dũa kim loai.
- Biết được các thao tác cơ bản về cưa và dũa kim loại.
- Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công.
 B-Chuẩn bị.
GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
 - Các hình vẽ 21.1; 21.2; 22.1; 22.2
 - Các dụng cụ: Cưa và dũa các loại
HS: - Tìm hiểu trước bài 21 và 22
- Tìm hiểu các phương pháp cưa và dũa kim loại trong thực tế.
 C-Tiến trình dạy học.
 1-Tổ chức ổn định.
 2-Kiểm tra bài cũ.
 ? Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra ? Công dụng của chúng ?
 ? Nêu các tạo của thước cặp? Nêu cách sử dụng và công dụng của các dụng cụ tháo lắp và dụng cụ kẹp chặt?
 3-Bài mới 
 	 Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
 Từ vật liệu ban đầu để gia công được một sản phẩm có thể phải sử dụng một hay nhiều biện pháp gia công khác nhau theo một quy trình nhất định. Trong bài hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số những phương phấp gia công đó.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp cưa và dũa kim loại.
 - GV yêu cầu HS đọc nội bài 21 và 22 SGK
 - GV gợi ý, yêu cầu HS tự lợc tìm ý hoàn thành bảng theo nội dung sau
PPháp
Khái niệm
Kỹ thuật
An toàn lao động
Cưa
Là dạng gia công thô dùng lực tác dụng làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.
a-Chuẩn bị: SGK
b-Thao tác: Kết hợp 2 tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa.
-Kẹp vạt cưa phải đủ chặt.
-Lưỡi cưa phải căng.
-Không dùng cưa không có tay cầm hoặc tay cầm bị vỡ.
Dũa
Dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ khác.
a-Chuẩn bị:SGK.
b-Thao tác: +Tay phải cầm dũa ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa.
+Đẩy tạo lực, kéo nhanh, nhẹ nhàng.
-Bàn nguội phải chắc chắn vật dũa phải kẹp chặt.
-Không dùng dũa vỡ cán.
-Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
 4- Củng cố.
 - GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
 - GV giới thiệu và làm mẫu các thao tác cưa và dũa kim loại (nếu có thể).
 5-Hướng dẫn về nhà.
 - Học kỹ bài và tra lời các câu hỏi cuối bài.	
CB các dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành ở bài 23
Tiết 20.
Tuần 10. Thứngàytháng  năm 200
Bài 23: Thực hành.
Đo và vạch dấu.
Mục tiêu.
Biết sử dụng dụng cụ để đo và kiểm tra và kiểm tra kích thước.
Sử dụng được thước, mũi vạch, chấm dấu để vạch dấu mặt phẳng,
Rèn luyện tác phong làm việc một cách khoa học theo quy trình.
Chuẩn bị.
GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
 - Chuẩn bị các mẫu vật bao gồm: Khối hình hộp, khối hình trụ có lỗ ở giữa.
 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Tấm tôn có kích thước 120´120cm; dày từ 0,8 đến 1mm; thước lá; thước cặp; ke vuông; êke; mũi vạch; mũi chấm dấu; búa nhỏ.
HS: - Đọc trước bài 23- SGK.
 - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.	
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 Đo và vạch dấu là bước không thể thiếu khi gia công. Nừu đo và vạch dấu sáỉan phẩm gia công sẽ không đạt yêu cầu gây lãng phí công và nguyên liệu. Để nắm vững nguyên tắc và cách sử dụng dụng cụ đo và vạch dấu chúng ta cùng thực hiện bài thực hành hôm nay.
	Hoạt động 2: Lý thuyết liên quan.
Cách sử dụng thước cặp.
GV phát thước cặp cho học sinh và yêu cầu học sinh đối chiếu vật thật với hình vẽ 20.2. SGK và nhận biết các bộ phận của thước cặp.
GV thao tác mẫu và hướng dẫn học sinh cách sử dụng thước cặp.
Học sinh quan sát và làm theo.
* Các bộ phận của thước cặp: Cán, mỏ, khung động, vít kẹp, du xích, thang chia.
* Điều chỉnh mỏ động để di chuyển thử mỏ động.
* Kiểm tra vị trí O của thước.
* Thao tác đo: SGK trang78+79.
* Cách đọc trị số: SGK Trang 79.
 b-Cách vạch dấu trên mặt phẳng.
Gv hướng dẫn học sinh cách sử dụng dụng cụ vạch dấu và nêu rõ cấu tạo.
? Quy trình lấy dấu được thực hiện như thế nào?
Gv thao tác mẫu và hướng dẫn học sinh cách đo.
Học sinh quan sát và thực hiện theo.
Dụng cụ vạch dấu bao gồm: bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu.
Quy trình thực hiện.
- CB phôi và dụng cụ.
- Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt của phôi.
- Dùng mũi vạch, dụng cụ đo đeer vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi.
-Vạch dấu các đường bao của chi tiết..
	Hoạt động3: Tổ chức thực hành.
GV yêu cầu học sinh về vị trí thực hành của nhóm.
Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu theo nhóm.
Thực hiện các thao tác theo yêu cầu của GV.
GV theo dõi và sửa sai.
- Nhóm 1-2-3: Đo kích thước khối hộp, kiểm tra kích thước bằng thước lá, thước cặp và ghi kết quả vào báo cáo.
- Nhóm 4-5-6: Vạch dấu theo quy trình vừa học.
- Các nhóm nộp sản phẩm.
Củng cố.
Các nhóm thu nộp báo cáo và sản phẩm.
GV nhận xét, đánh giá bài thực hàmh.
Học sinh thu dọn vệ sinh và nộp dụng cụ.
Hướng dẫn về nhà.
Về nhà áp dụng các thao tác vào thực tế.
Chuẩn bị bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép.
Hết tuần 10.

Tài liệu đính kèm:

  • doccn8- t1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.doc