A. Mục tiêu
- Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc
- Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí, đạt yêu cầu thẩm mĩ
- Sử dụng trang phục hợp lí.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy:
- Tranh ảnh, Mẫu vật
- Bảng kí hiệu bảo quản trang phục.
2. Của trò: Đồ dùng học tập.
3. Phương pháp giảng dạy.
- Đàm thoại
- Trực quan.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Tuần 4 – T7 SN:04/9/08 Bài 4: sử dụng và bảo quản trang phục A. Mục tiêu - Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc - Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí, đạt yêu cầu thẩm mĩ - Sử dụng trang phục hợp lí. B. Chuẩn bị 1. Của thầy: - Tranh ảnh, Mẫu vật - Bảng kí hiệu bảo quản trang phục. 2. Của trò: Đồ dùng học tập. 3. Phương pháp giảng dạy. - Đàm thoại - Trực quan. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới Vài bài: Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lí làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kĩ thuật để giữ được vẻ đẹp và độ bền của quần áo GV: Có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với hoàn cảnh với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng. - Khi đi học em thường mặc loại trang phục nào ? (đồng phục, quần hoặc váy và áo sơ mi) - Khi đi lao động như trồng cây, dọn vệ sinh, mồ hôi ra nhiều lại dễ bị lấm bẩn, em mặc như thế nào ? Em hãy chọn từ đã cho trong ngoặc, điền vào chỗ trống cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích GV tổ chức cho HS mô tả trang phục mặc đi dự sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, dự liên hoan của mình. - GV gợi ý cho HS suy nghĩ và thảo luận bài đọc “Bài học về trang phục của Bác” - Khi đi thăm đền Đô năm 1946, Bác Hồ mặc như thế nào ? - Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại “bắt các đồng chí cùng phải về mặc comlê, cà vạt nghiêm chỉnh”? (Phù hợp với công việc trang trọng) - GV cho HS quan sát hình 1.11 SGK - GV hướng dẫn HS nhận xét hình 1.11 về phối hợp vải hoa văn và vải trơn. - GV đưa hình vẽ màu một số áo và quần hoặc một số mẫu vật thật, HS sẽ ghép thành bộ. GV giới thiệu vòng màu trong hình 1.12 và yêu cầu HS đọc các ví dụ trong hình và chữ ở SGK về sự kết hợp giữa các màu sắc với nhau. I. Sử dụng trang phục 1. Cách sử dụng trang phục a. Trang phục phù hợp với hoạt động - Trang phục đi học - Trang phục đi lao động + sợi bông + sẫm + đơn giản, rộng + dép thấp, giày ba ta. - Trang phục lễ hội, lễ tân. b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc. 2. Cách phối hợp trang phục - Phối hợp vải hoa văn với vải trơn + áo hoa, kẻ ôcó thể mặc với quần hoặc váy trơn màu đen hoặc trùng màu đậm hơn. - Phối hợp màu sắc. + Hồng nhạt và hồng sẫm + Đỏ cam và cam; + Tím và vàng D. Củng cố: - GV cùng hoạc sinh hệ thống lại bài - Vì sao sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người ? E. Hướng dẫn. - Học bài theo vở + SGK + trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước phần II của bài 4. Tuần 4 – T8 SN: 04/9/08 Bài 4: sử dụng và bảo quản trang phục A. Mục tiêu - Biết cách bảo quản trang phục - Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. B. Chuẩn bị 1. Của thầy: - Bảng kí hiệu bảo quản trang phục 2. Của trò: - Đồ dùng học tập. 3. Phương pháp giảng dạy. - Đàm thoại - Trực quan. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra - Em hãy nêu mục tiêu của chương trình Công nghệ 6 phân môn Kinh tế gia đình.? 3. Bài mới GV: Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình. Biết bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc. - Hãy chọn các từ hoặc nhóm từ trong bảng để điền vào chỗ trống cho thích hợp. ? GV hướng dẫn HS đọc các từ trong khung và đoạn văn để điền từ vào chỗ trống. GV đặt vấn đề sự cần thiết của vệc là. - Là quần áo có tác dụng gì ? HS làm việc cá nhân trả lời - Hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình. ? GV cho HS đọc to qui trình là trong SGK. GV treo bảng kí hiệu giặt là và hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 4. HS tự nhận dạng các kí hiệu và đọc ý nghĩa các kí hiệu. - Sau khi giặt, là chúng ta phải cất giữ quần áo như thế nào ? Nhằm mục đích gì ? HS đọc phần 3 SGK để trả lời II. Bảo quản trang phục 1. Giặt, phơi - Quy trình giặt: + Lấy, tách riêng, Vò, Ngâm, Giũ, nước sạch, chất làm mềm vải, Phơi, bóng râm, ngoài nắng, mắc áo, cặp quần áo. 2. Là(ủi) - Làm phẳng áo quần sau khi giặt. a) Dụng cụ là: bàn là, cầu là, bình phun nước. b) Qui trình là. (SGK) c) Kí hiệu giặt là ố- Nên giặt khô - Được tẩy 3. Cất giữ - Treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng để trong tủ. - Những quần áo chưa dùng đến để trong túi nilông tránh ẩm mốc. D. Củng cố - Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào ? - Các kí hiệu sau đây có ý nghĩa gì ? SGK - Gọi 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ. E. Hướng dẫn - Học bài theo vở + SGK + trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8 x 15 cm và 10 x 15cm - Chỉ khâu, kim khâu
Tài liệu đính kèm: