Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập

A. Mục tiêu

- Hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

- Vận dụng vào bữa ăn thường ngày của gia đình.

B. Chuẩn bị

1. Của thầy: - PHT.

- Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan.

2. Của trò: - Đồ dùng học tập

3. Phương pháp giảng dạy.

 - Trực quan

 - Làm việc theo nhóm nhỏ

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

1. Tổ chức

2. Kiểm tra

- Em hãy nêu vài trò của nước đối với cơ thể ?

- Chất xơ có tác dụng gì đối với cơ thể ?

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1259Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 – T39
SN: 13/01/2010
Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí(t3)
A. Mục tiêu
- Hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Vận dụng vào bữa ăn thường ngày của gia đình.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy: - PHT.
- Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan.
2. Của trò: 	- Đồ dùng học tập
3. Phương pháp giảng dạy.
	- Trực quan
	- Làm việc theo nhóm nhỏ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra 
- Em hãy nêu vài trò của nước đối với cơ thể ?
- Chất xơ có tác dụng gì đối với cơ thể ?
3. Bài mới
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3.11 SGK và nêu nhận xét, GV bổ sung và kết luận.
- Nếu thiếu chất đạm thì sẽ ảnh hưởng thế nào đối với trẻ em ?
GV giải thích theo SGK.
- Nếu ăn thừa chất đạm thì sẽ có hại như thế nào ?
HS suy nghĩ trả lời - GV kết luận.
GV cho HS quan sát hình 3.12
-Em sẽ khuyên cậu bé ở hình 3.12 SGK như thế nào để gầy bớt đi ?
HS suy nghĩ - thảo luận - trả lời.
GV bổ sung và kết luận.
- Em có thể cho biết thức ăn nào dễ bị sâu răng nhất ?
- Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều hoặc quá ít chất béo, cơ thể em có được bình thường không ? Em sẽ bị hiện tượng gì ? 
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung và kết luận.
GV có thể lấy thêm ví dụ trong thực tế
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm
- Thiếu chất đạm: trẻ bị suy dinh dưỡng, trí óc phát triển kém, cơ bắp yếu ơt, chân tay khẳng khiu
- Thừa đạm: Béo phì, huyết áp cao, tim mạch
2. Chất đường bột
- Ăn nhiều làm tăng trọng và béo phì, dễ bị sâu răng.
- Thiếu: đói, thiếu năng lượng để hoạt động
* Các loại bánh kẹo
3. Chất béo
- Ăn thừa chất béo sẽ bị tăng trọng quá mức.
- Thiếu chất béo, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng và thiếu các vitamin tan trong chất béo.
D. Củng cố	
- GV cùng HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài.
*Tóm lại: Muốn có đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3.13a và 3.13b SGK để phân tích và hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho 1 người trong 1 tháng.
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ
E. Hướng dẫn.
	- Học bài theo vở và sách giáo khoa.
	- Đọc thêm mục "Có thể em chưa biết"
	- Xem trước bài 16 "Vệ sinh an toàn thực phẩm"
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
	- Câu 3:
	+ Gạo: chất đường bột
	+ Thịt gà: chất đạm
Tuần 20 – T40
NS: 13/01/2010
Bài 16: vệ sinh an toàn thực phẩm(t1)
A. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm; cách chọn thực phẩm phù hợp.
- Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và công đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy: - PHT.
- Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan.
2. Của trò: 	- Đồ dùng học tập
3. Phương pháp giảng dạy.
	- Trực quan
	- Làm việc theo nhóm nhỏ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra 
- Thức ăn có vai trò gì đối với chúng ta ?
- Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì ? Thức ăn được phân làm mấy nhóm ? Kể tên các nhóm đó.
3. Bài mới
GV mở bài: Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khoẻ để tăng trưởng và làm việc, nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng cũng có thể là nguồn gây bệnh dẫn đến tử vong. Vì vậy chúng ta cần có sự quan tâm theo dõi, kiểm soát, giữ vệ sinh an toàn thựcphẩm để tránh gây ra ngộ độc thức ăn.
- Vệ sinh thực phẩm là gì ?
HS trả lời - GV bổ sung: Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ngộ độc thức ăn.
- Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm ?
- Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích tại sao ?
GV và HS cùng làm việc trên cơ sở những hiểu biết thực tế và kinh nghiệm cá nhân để đi đến kết luận.
GV cho HS tìm hiểu nội dung trên hình 3.14 và ghi chi tiết vào vở về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
HS tìm hiểu - ghi vở.
-Em hiểu gì về câu nói"Ăn chín, uống sôi"
(Tất cả các thực phẩm nên nấu chín, uống nước đun sôi, không được uốn nước lã)
- Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
- ở nhà các em có thực hiện những biện pháp này không ?
GV nhận xét và bổ sung thêm một số biện pháp khác.
I. Vệ sinh thực phẩm
1. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm ?
- Sự sâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm
VD: Táo, lê bị thối 
- Sự sâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
VD:Các loại rau, củ, quả vừa phun thuốc trừ sâu xong.
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
1000 - 1150: Nhiệt độ an toàn
500 - 800: Không sinh nở nhưng không chết hoàn toàn.
00 - 370: Nguy hiểm dễ sinh nở
-100 - -200: không sinh nở nhưng cung không chết.
3. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
- Bảo vệ những đồ tươi sống.
- Thực hiện vệ sinh chu đáo để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
D. Củng cố	
- GV cùng HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài.
- Vậy vệ sinh thực phẩm là gì ?
- Em phải làm gì khi phát hiện:
	a. Một con ruồi trong bát canh ?
	b. Một số con mọt trong túi bột ?
E. Hướng dẫn.
	- Học bài theo vở và sách giáo khoa.
	- Học thuộc phần ghi nhớ ý 1,2 SGK trang 80
	- Đọc thêm phần "Có thể em chưa biết""'

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc