A. Mục tiêu
- Hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày.
- Biết được một số chất dinh dưỡng và chức năng của chúng.
- Vận dụng vào bữa ăn thường ngày của gia đình.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy: - PHT.
- Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan.
2. Của trò: - Đồ dùng học tập
3. Phương pháp giảng dạy.
- Trực quan
- Làm việc theo nhóm nhỏ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra (trong giờ học)
Tuần 19 – T37 SN: 07/01/2010 Chương III: nấu ăn trong gia đình Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí(t1) A. Mục tiêu - Hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày. - Biết được một số chất dinh dưỡng và chức năng của chúng. - Vận dụng vào bữa ăn thường ngày của gia đình. B. Chuẩn bị 1. Của thầy: - PHT. - Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan. 2. Của trò: - Đồ dùng học tập 3. Phương pháp giảng dạy. - Trực quan - Làm việc theo nhóm nhỏ C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra (trong giờ học) 3. Bài mới GV mở bài: Tại sao chúng ta phải ăn uống ? ăn uống để sống và làm việc, đồng thời cũng để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ "Cơ sở ăn uống hợp lí". GV cho HS quan sát hình 3.1(SGK) và phát biểu nhận xét. H3.1a: Một em gái khoẻ mạnh, cân đối, thể hiện sức sống dồi dào, tràn đầy sinh lực. H3.1b: Một em trai gầy còm, chân tay khẳng khiu, bụng ỏng, ốm yếu thể hiện sự thiếu dinh dưỡng dài ngày. GV cho HS quan sát hình 3.2(SGK) và phân tích nguồn cung cấp chất đạm. - GV phát PHT cho các nhóm làm việc. - Chất đạm có từ đâu ? Từ những thực phẩm nào ? HS quan sát hình 3.2SGK - thảo luận nhóm. Đại diện trình bày - nhóm khác nhận xét. GV bổ sung và kết luận. GV cho HS quan sát hình 3.3 GV phân tích: Con người từ lúc mới sinh đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổ rõ rệt về thể chất và trí tuệ. Vậy em cho biết chất đạm có chức năng dinh dưỡng gì ? HS quan sát hình 3.3 - trả lời. GV tổng kết. GV cho HS nghiên cứu 2 SGK và quan sát hình 3.4 SGK. - Hãy xem gợi ý ở hình 3.4 và kể tên các nguồn cung cấp chất đường bột ? HS quan sát - thảo luận theo nhóm - đại diện trả lời. - GV bổ sung và kết luận. - Chất đường bột có chức năng dinh dưỡng gì ? Nếu thiếu nó thì cơ thể sẽ ra sao ? (ốm, yếu, đói, dễ bị mệt) - Em hãy phân tích VD ở hình 3.5 HS làm việc cá nhân - trả lời. GV nhận xét - bổ sung. Dựa vào gợi ý hình 3.6SGK, em hãy kể tên các loại thực phẩm và sản phẩm chế biến cung cấp các chất béo ? HS quan sát hình3.6 - thảo luận nhóm - đại diện trả lời. GV nhận xét - kết luận. - Chất béo có chức năng gì ? HS thảo luận - trả lời. I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. 1. Chất đạm(Prôtêin) a) Nguồn cung cấp - Đạm động vật:Có từ động vật và sản phẩm của động vật như thịt lợn, bò, gà, vịt, cá, trứng, sữa, cua, ốc, lươn - Đạm thực vật:Có từ thực vật và các sản phẩm của thực vật như: lạc, đậu nành và các loại đậu hạt b) Chức năng dinh dưỡng: - Cấu tạo và tái tạo các mô - Tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh tật. - Giúp sự tăng trưởng thể chất - Cung cấp năng lượng. 2. Chất đường bột(gluxít) a) Nguồn cung cấp - Tinh bột là thành phần chính: gạo, ngô, lúa mì, sắn, khoai tây, khoai lang - Đường là thành phần chính: chuối, mía, mứt, nho, dứa, mít b) Chức năng dinh dưỡng - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. - Giúp cơ thể chuyển hoá các chất dinh dưỡng khác. 3. Chất béo(lipít) a) Nguồn cung cấp + Chất béo động vật: sữa, mỡ, bơ + Chất béo thực vật:dầu dừa, dầu đậu phộng, dầu mè b) Chức năng dinh dưỡng - Cung cấp năng lượng - Cung cấp cho cơ thể các axít béo cần thiết và chuyển hoá một số vitamin. D. Củng cố - GV cùng HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài. - Hãy chọn câu nói em cho là đúng ? a. Chất đường bột có nguồn gốc từ: gạo, ngô, đỗ, khoai, sắn b. Chất đường bột có nguồn gốc từ: Tôm, của, cá, vừng, hạt dưa, hạt điều c. Chất béo có nguồn gốc từ: dầu dừa, sữa, dầu vừng, dầu đậu phộng d. Chất béo có nguồn gốc từ: dầu hoả, dầu gió, mạch nha, hạt đậu E. Hướng dẫn. - Học bài theo vở và sách giáo khoa. - Trả lời các câu hỏi sau: 1) Chất đạm có chức năng dinh dưỡng gì ? Nếu thiếu thì cơ thể sẽ ra sao ? 2) Chất đường bột có chức năng dinh dưỡng gì ? Nếu thiếu có ảnh hưởng đến cơ thể không ? 1) Chất béo có chức năng dinh dưỡng gì ? Nếu thiếu có ảnh hưởng gì không ? - Xem trước phần 4,5,6,7 và II của bài. Tuần 19 - T38 NS: 07/01/2010 Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí(t2) A. Mục tiêu - Biết được một số chất dinh dưỡng và chức năng của chúng. - Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. - Vận dụng vào bữa ăn thường ngày của gia đình. B. Chuẩn bị 1. Của thầy: - PHT. - Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan. 2. Của trò: - Đồ dùng học tập 3. Phương pháp giảng dạy. - Trực quan - Làm việc theo nhóm nhỏ C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra 1) Chất đạm có chức năng dinh dưỡng gì ? Nếu thiếu thì cơ thể sẽ ra sao ? 2) Chất đường bột có chức năng dinh dưỡng gì ? Nếu thiếu có ảnh hưởng đến cơ thể không ? 3. Bài mới GV cho HS quan sát hình 3.7(SGK) và ghi vào vở tên những thực phẩm cung cấp các loại sinh tố. - GV phát PHT cho các nhóm làm việc. - Sinh tố có từ đâu ? Từ những thực phẩm nào ? HS quan sát hình 3.7SGK - thảo luận nhóm. Đại diện trình bày - nhóm khác nhận xét. GV bổ sung và kết luận. - Em cho biết chất đạm có chức năng dinh dưỡng gì ? HS suy nghĩ - trả lời. GV tổng kết. GV cho HS nghiên cứu 5 SGK và quan sát hình 3.8 SGK. - Hãy xem gợi ý ở hình 3.8 và kể tên các nguồn cung cấp chất khoáng ? HS quan sát - thảo luận theo nhóm - đại diện trả lời. - GV bổ sung và kết luận. - Chất khoáng có chức năng dinh dưỡng gì ? Nếu thiếu nó thì cơ thể sẽ ra sao ? (xương yếu, dễ gãy, yếu ớt, xanh xao) HS làm việc cá nhân - trả lời. GV nhận xét - bổ sung. -Nếu một ngày em nhịn không uống nước em thấy cơ thể mình thế nào ? HS làm việc cá nhân - trả lời. GV nhận xét - kết luận. - Chất xơ có vai trò gì ?Nó thường có ở những loại thực phẩm nào? (rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên chất...) HS thảo luận - trả lời. GV tổng kết phần I. GV cho HS quan sát hình 3.9 SGK. Dựa vào đâu để phân chia các nhóm thức ăn? GV gợi ý để HS rút ra kết luận. - Việc phân chia các nhóm thức ăn nhằm mục đích gì ? HS nghiên cứu SGk - thảo luận - trả lời. GV bổ sung và kết luận. - Tại sao phải thay thế thức ăn ? (Đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, đảm bảo ngon miệng). - Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp? HS nghiên cứu SGk và liên hệ thực tế trả lời. GV bổ sung và kết luận. 4. Sinh tố a) Nguồn cung cấp - A: có trong dầu cá, gan, trứng, bơ, sữa, kem sữa tươi, rau, quả B: hạt ngũ cốc, sữa, gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng C: rau, quả tươi D: dầu cá, bơ, sữa, trứng, gan b) Chức năng dinh dưỡng Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương, dahoạt động bình thường; tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn mạnh khoẻ, vui vẻ. 5. Chất khoáng (phốt pho, iốt, can xi) a) Nguồn cung cấp - Can xi, phốt pho: cá mòi hộp, sữa, đậu - Iốt: Rong biển, cá, tôm - Sắt: Gan, trứng, rau cải b) Chức năng dinh dưỡng: - Giúp cho xương và răng phát triển tốt, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể. 6. Nước - Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. (SGK) 7. Chất xơ Là phần thực phẩm mà cơ thể không thể tiêu hoá được, nó giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. * Vậy, ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày chúng ta sẽ có sức khoẻ tốt. II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. 1. Phân nhóm thức ăn a) Cơ sở khoa học - Nhóm giàu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin. b) ý nghĩa - Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiếtmà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn 2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau. - Thay thế thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi. VD: SGK. D. Củng cố - GV cùng HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài. - Hãy chọn câu nói em cho là đúng ? a. Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng để hoạt động. b. Các chất dinh dưỡng cung cấp nước uống hàng ngày. c. Chất dinh dưỡng còn tạo ra các tế bào mới mớ để cơ thể phát triển ? E. Hướng dẫn. - Học bài theo vở và sách giáo khoa. - Trả lời các câu hỏi sau: 1) Nước có vai trò gì trong cơ thể ? - 2) Chức năng dinh dưỡng của chất khoáng là gì ? - Xem trước phần III của bài,
Tài liệu đính kèm: