A. Mục tiêu
- Biết được ý nghĩa của hoa trong trang trí nhà ở. Một số loại hoa dùng trong trang trí.
- Lựa chọn được hoa phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mĩ.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy:
- Các tranh ảnh, tài liệu, mẫu vật về hoa trong trang trí nhà ở.
2. Của trò: - Đồ dùng học tập
3. Phương pháp giảng dạy.
- Trực quan
- Làm việc cá nhân
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
- Em hãy nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở ?
- Chăm sóc cây cảnh như thế nào để cây phát triển và làm đẹp cho ngôi nhà của em ?
Tuần 14 – T27 SN: 03/12/09 Bài 12: trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa(t2) A. Mục tiêu - Biết được ý nghĩa của hoa trong trang trí nhà ở. Một số loại hoa dùng trong trang trí. - Lựa chọn được hoa phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mĩ. B. Chuẩn bị 1. Của thầy: - Các tranh ảnh, tài liệu, mẫu vật về hoa trong trang trí nhà ở. 2. Của trò: - Đồ dùng học tập 3. Phương pháp giảng dạy. - Trực quan - Làm việc cá nhân C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra - Em hãy nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở ? - Chăm sóc cây cảnh như thế nào để cây phát triển và làm đẹp cho ngôi nhà của em ? 3. Bài mới - Trong gia đình em thường trang trí những loại hoa nào ? HS trả lời. GV cho HS quan sát hình 2.16,2.17 SGK và một số hoa tươi, hoa khô, hoa giả để HS quan sát. - Em có nhận xét gì về các loại hoa này ? HS trả lời. GV tổng kết: Có 3 loại: hoa tươi, hoa khô, hoa giả. - Em hãy nêu thêm một số loại hoa ở địa phương mà em biết? GV: Hoa giả, có những loại hoa khi bẩn có thể giặt bằng xà phòng lại đẹp như mới. Ngoài hoa giả người ta còn sản xuất cây cảnh giả rất đẹp và nhiều loại có thể trang trí thay thế hoa, cây cảnh thật. GV cho HS quan sát hình 2.18 SGK - Nhà em thường trang trí hoa ở đâu ? - Em thường căm hoa vào dịp nào ?(thường xuyên, dịp lễ, tết) - Đặt bình hoa ở đâu ?(bàn phòng khách, góc học tập) HS làm việc cá nhân trả lời. GV tổng kết. 2. Hoa a. Các loại hoa thường dùng trong trang trí. - Hoa tươi: đa dạng, phong phú gồm các loại hoa được trồng trong nước, hoa đồng nội, hoa dại và hoa nhập ngoại - Hoa khô: Là loại hoa được con người tạo lại từ một số hoa, lá, hoa cỏ dại, cành tươi, được làm khô bằng hoá chất hoặc sấy khô rồi nhuộm. - Hoa giả: Được làm từ vải, lụa, nilon, giấy mỏng, nhựaNó bền, đẹp, đa dạngđược sử dụng nhiều tại các gia đình, cơ quan. b. Các vị trí trang trí bằng hoa. - Treo trên tương, bàn ăn, tủ kệ sách, bàn làm việc, phòng ngủ, phòng khách, góc học tập và mỗi vị trí, cần có dạng căm thích hợp. D. Củng cố - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ của bài và nhận xét tiết học. - Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. - Trả lời các câu hỏi cuối bài. E. Hướng dẫn. - Chuẩn bị bài 13 - Cắm hoa trang trí - Sưu tầm một số tranh ảnh và mẫu cắm hoa, vật liệu và dụng cụ cắm hoa - Quan sát vị trí trang trí cây cảnh, hoa, chăm sóc cây. Tuần 14 - T28 NS: 03/12/09 Bài 13: cắm hoa trang trí A. Mục tiêu - Biết được nguyên tắc cơ bản cắm hoa, dụng cụ, vật liệu cần thiết cắm hoa. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở. B. Chuẩn bị 1. Của thầy: - Một số tranh ảnh có nọi dung đúng và sai để HS lựa chọn. - Sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh về cắm hoa trang trí ở các vị trí khác nhau trong nhà. 2. Của trò: - Đồ dùng học tập 3. Phương pháp giảng dạy. - Trực quan - Làm việc theo nhóm nhỏ C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra - Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người ? - Em thích trang trí nhà mình bằng hoa tươi, hoa giả hay hoa khô. Vì sao ? 3. Bài mới GV mở bài như SGK. GV cho HS quan sát hình 2.19 SGK và các loại bình cắm hoa để HS quan sát - Em hãy kể tên các loại dụng cụ và chất liệu làm nên dụng cụ đó ? - Ngoài ra còn có thể sử dụng những loại vật liệu nào ? - Có thể sử dụng những loại vật liệu nào để cắm hoa ? - Hãy kể tên một số loại hoa, lá,thường được cắm vào các bình hoa tại gia đình ? GV bổ sung và nêu them: Người ta có thể dùng một số loại quả để kết hợp trang trí cùng với hoa, lá. GV: Để có được một bình hoa đẹp cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản cắm hoa, từ đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể cho phụ hợp. - Em cắm hoa thường chọn bình cắm như thế nào ? - Có cần thiết phải hài hoà về màu sắc không ? hay chỉ cần theo ý thích của từng người ? GV bổ sung - chốt lại. GV đưa trang vẽ hoặc một số mẫu bình cắm để HS nhận xét. GV hướng dẫn HS xem hình 2.21 và nội dung ở SGK để nắm được kí hiệu và cách xác định chiều dài của các cành căn cứ vào chiều cao của bình và đường kính lớn nhất của bình. - Em hãy quan sát hình 2.22, em hãy nhận xét về cách đặt bình hoa ở các vị trí đó đã phù hợp chưa ? Tại sao ? I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa. 1. Dụng cụ cắm hoa - Các loại bình cắm hoa: cao thấp, giỏi, lẵng - Một số dụng cụ cần thiết khác: dao, kéo, mút, xốp 2. Vật liệu cắm hoa - Các loại hoa - Các loại cành - Các loại lá. II. Nguyên tắc cơ bản 1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc. - Hài hoà về hình dáng: hoa súng phải cắm trong chậu hoặc bình thấp; hoa huệ, hoa lay ơn có dáng cao vươn thẳng phái chọn bình cao - Hài hoà về màu sắc: Tuỳ vị trí trang trí có thể sử dụng một màu hoa hay nhiều màu hoa trong một bình cắm. 2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. - Các cành hoa cắm vào bình phải cóđộ dài ngắn khác nhau để tạo nên vẻ đẹp sống động cho bình hoa, cành hoa nở ít hoặc nụ thường là cành dài nhất, cành hoa nở nhiềulà cành ngắn nhất. 3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí. D. Củng cố - GV nhận xét tiết học. - Hãy kể tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng ? - Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa ? E. Hướng dẫn. - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước phần III của bài để giờ sau học tiếp. - Chuẩn bị bình cắm hoa, dụng cụ cắm hoa, hoa, lá, cành
Tài liệu đính kèm: