Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Sau khi học song, học sinh biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.

 - Biết cần phải làm gì để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp.

 - Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống gia đình.

 - Kỹ năng: Rèn luyện ý thức lao động có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng.

 II.Chuẩn bị của thầy và trò:

 - GV: Chuẩn bị một số hình ảnh về nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.

 - Trò: Đọc trước bài 10 nghiên cứu SGK

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 12
Tiết 23
Bài 10: giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song, học sinh biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
	- Biết cần phải làm gì để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp.
	- Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống gia đình.
	- Kỹ năng: Rèn luyện ý thức lao động có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng.
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Chuẩn bị một số hình ảnh về nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
	- Trò: Đọc trước bài 10 nghiên cứu SGK 
	III. Tiến trình dạy học:	
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung ghi bảng
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2.8 và hình 2.9.
HS: Em có nhận xét gì về hai hình vẽ trên?
HS: Hình 2.8 ngoài sân quang đãng cây cảnh đẹp mắt, trong nhà dép guốc, chăn màm bàn ghế sách vở gọn gàng.
HS: Nhận xét.
GV: Bổ sung
HS: Hình 2.9 ngoài sân bừa bãi trong phòng lộn xộn.
HS: Nhận xét.
GV: Bổ xung
HS: Ghi vở.
HĐ2.Tìm hiểu cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
GV: Cho học sinh đọc
HS: Đọc bài.
GV:Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp có ý nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét
HS: Bổ xung.
GV: Trong gia đình ai thường làm công việc nội trợ?
HS: ( Mẹ, Chị, Bà )
GV: Nêu những sinh hoạt cần thiết trong gia đình?
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu công việc thường làm hàng ngày của em?
HS: Trả lời
GV: Tại sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
HS: Trả lời
4.Củng cố:
GV: Nêu những công việc cần làm để giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK
1/
15/
25/
2/
I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là nhà ở có môi trường sống sạch đẹp, khẳng định sự chăm sóc và giữ gìn bằng bàn tay con người.
- Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp giúp ta luôn có ý thức, mọi người nhìn ta với con mắt trân trọng yêu quý và thiện cảm.
II.Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
1.Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Làm cho ngôi nhà đẹp đẽ ấm cúng.
- Bảo đảm sức khoẻ.
- Tiết kiệm được thời gian sức lực trong gia đình.
2.Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
a.Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?
- Cần phải vệ sinh cá nhân gấp chăn gối gọn gàng để các vận dụng đúng nơi quy định.
b. Cần làm những công việc gì?
- Hàng ngày: Quét nhà, lau nhà dọn dẹp đồ đạc cá nhân gia đình làm sạch khu bếp, khu vệ sinh.
c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
	5. Hướng dẫn về nhà2/:
	+ Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học thuộc vở ghi, trả lời câu hỏi SGK
	- Tập sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
	+ Chuẩn bị bài sau:
	- GV: Một số ảnh về nhà ở có trang trí
	- HS: Đọc và chuẩn bị trước bài 11.
Ngày soạn
Tuần 12
Tiết 24
Bài 11: trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song, học sinh hiểu được mục đích của việc trang trí nhà ở.
	- Biết được công dụng của tranh ảnh, gương, rèm nhà cửa trong trang trí nhà ở.
	- Lựa chọn được một số đồ vật để trang trí nhà ở
	- Kỹ năng: Giáo dục ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp của mình.
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu SGK, tranh vẽ SGK, ảnh nhà ở có trang trí
	- Trò: Đọc trước bài 11 nghiên cứu SGK 
	III. Tiến trình dạy học:	
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung ghi bảng
 1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Em hãy nêu những việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu tranh, ảnh.
GV: Cho học sinh xem một số tranh ảnh
HS: Nêu công dụng của tranh ảnh
HS: Có giá trị nghệ thuật
GV: Tóm tắt nội dung
GV: Tranh được treo ở khu vực nào trong nhà?
HS: Trả lời
GV: ở khu vực sinh hoạt chung nên trang trí những loại tranh nào?
HS: Trả lời
HS: Em hãy kể tên các loại tranh ảnh và nêu màu sắc của tranh?
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập tình huống.
HS: Thảo luận
GV: Gợi ý hướng dẫn.
GV: Cho học sinh quan sát hình 2.11 về cách treo tranh.
HS: Nêu một số cách treo tranh ảnh.
HS: Trả lời.
HĐ2. Tìm hiểu gương.
GV: Em hãy nêu công dụng của gương?
HS: Gương dùng để soi, trang trí..
GV: Gương làm cho căn phòng đẹp đẽ sáng sủa.
GV: Cho học sinh quan sát ví trí treo gương hình 2.12.
GV: Chú ý tình huống để học sinh đề xuất.
4.Củng cố:
GV: Chốt lại nội dung bài.
- Trang trí nhà ở có vai trò rất quan trọng làm cho con người cảm thấy thoải mái vui tươi, hạnh phúc.
1/
5/
20/
15/
2/
- Vệ sinh cá nhân.
- Vật dụng để đúng nơi quy định
- Hàng ngày phải thu dọn nhà cửa.
I. Tranh ảnh.
1.Công dụng.
- Tranh ảnh thường dùng để trang trí nhà cửa làm đẹp cho căn nhà, tạo sự vui tươi đầm ấm, thoải mái.
2.Cách chọn tranh ảnh.
a. Nội dung của tranh ảnh.
- Lựa chọn tranh ảnh tuỳ thuộc vào ý thích chủ nhân và điều kiện kinh tế gia đình.
b. Màu sắc của tranh ảnh.
- Tranh phong cảnh màu sắc rực rỡ sáng sủa.
c. Kích thước tranh ảnh phải cân xứng hài hoà.
- Tranh to không nên treo ở khoảng tường nhỏ và ngược lại
3.Cách trang trí tranh ảnh.
- Tranh ảnh được lựa chin và treo hợp lý làm cho căn phòng đẹp đẽ, ấm cúng tạo sự vui tươi thoải mái êm dịu.
II. Gương.
1.Công dụng:
- Gương dùng để trang trílàm cho căn phòng sạch sẽ sáng sủa.
2.Cách treo gương.
- Gương treo trên tường phải to tạo cảm giác sâu cho căn phòng
- Treo gương trên bàn làm việc tạo cảm giác ấm cúng ntiện sử dụng.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	+ Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học thuộc vở ghi
	- Trả lời câu hỏi SGK, Tự trang trí nhà ở của mình.
	+ Chuẩn bị bài sau:
	GV: Một số ảnh đẹp về phòng ở.
	HS: Đọc và chuẩn bị phần III, IV SGK.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc