Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiếp theo)

Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiếp theo)

1/. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

 Biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

 1.2. Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng bảo quản trang phục đúng kĩ thuật.

 1.3. Thái độ:

 Có ý thức bảo quản trang phục cá nhân để tiết kiệm chi tiêu .

2/. TRỌNG TM:

 Ba cơng việc chính để bảo quản trang phục: giặt phơi, là (ủi) v cất giữ.

3/. CHUẨN BỊ:

 -G: Dụng cụ là(ủi); bảng ký hiệu giặt, là.

 -H: Xem tiếp phần II: Bảo quản trang phục.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 1979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 -Tiết 8
Tuần dạy: 5 	
SỬ DỤNG & BẢO QUẢN TRANG PHỤC
(tiếp theo)
1/. MỤC TIÊU:
	 1.1. Kiến thức:
 Biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
	 1.2. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng bảo quản trang phục đúng kĩ thuật. 
	 1.3. Thái độ:
 Có ý thức bảo quản trang phục cá nhân để tiết kiệm chi tiêu .
2/. TRỌNG TÂM: 
 Ba cơng việc chính để bảo quản trang phục: giặt phơi, là (ủi) và cất giữ.
3/. CHUẨN BỊ:
 	-G: Dụng cụ là(ủi); bảng ký hiệu giặt, là.
 	-H: Xem tiếp phần II: Bảo quản trang phục.
4/. TIẾN TRÌNH:
 	 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 61:	 62:	
 	 4.2. Kiểm tra miệng:
 	-Hãy cho biết ý nghĩa và cách phối hợp trang phục khi sử dụng ? (8đ)
 	-Bảo quản trang phục gồm những cơng việc gì ? (2đ)
 HS: + Cĩ ý nghĩa quan trọng đối với kết quả công việc, làm tăng vẻ đẹp duyên dáng, phong phú thêm bộ trang phục; phối hợp vải hoa văn với vải trơn, phối hợp màu sắc. 
 + Bảo quản trang phục gồm giặt phơi, là (ủi) và cất giữ.
	 4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu cách bảo quản trang phục.
-G: đặt vấn đề như phần II/ SGK.
-Vì sao phải bảo quản trang phục? (để giữ vẻ đẹp độ bền của trang phục).
- Bảo quản trang phục như thế nào cho đúng KT ?
(phải làm sạch, phẳng, cất giữ ).
-H: Thảo luận, hồn thiện quy trình giặt bằng cách chọn các từ trong khung để điền vào chỗ trống trong đoạn văn - SGK/ 23.
-H: Trình bày phần thảo luận của nhĩm.
-G: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
-G: Giặt quần áo hằng ngày được thực hiện bằng hai cách: giặt bằng máy và giặt bằng tay, thông 
thường giặt bằng tay.
-Tại sao phải giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch ? (cho hết xà phòng).
-G: Nêu sự cần thiết của việc là(ủi) để HS hiểu được tác dụng của nó.
-H: Quan sát H1.13/ SGK:
-Hãy nêu tên các dụng cụ là đồ ở gia đình em ?
-H: Nêu dụng cụ thực tế ở gia đình; có thể nêu thêm loại bàn là dùng than.
-G: Hướng dẫn HS trình bày quy trình là-SGK/ 24
* Lưu ý: + Có thể làm ẩm vải trước khi là.
 + Không cuốn dây khi bàn là còn nóng.
 + Không để bàn là lâu trên mặt vải.
-G: Treo bảng ký hiệu giặt là, hướng dẫn HS cách nhận dạng các ký hiệu trong bảng và đọc ý nghĩa các ký hiệu đó.
-H: Trình bày phần cất giữ quần áo - SGK/ 25.
-G gợi ý: 
 + Tại sao ta nên treo áo quần bằng “mắc áo”?
 + Phải làm gì khi áo quần chưa mặc đến ?
-H:+ Treo bằng mắc áo để tránh nếp gấp.
 + Aùo quần chưa mặc cần cất giữ cẩn thận.
 * GDMT: 
 Bảo quản, cất giữ trang phục đúng cách trong điều kiện khí hậu ở nước ta nĩng ẩm là thực hiện tiết kiệm nguồn nguyên liệu dệt vải, giúp làm giàu mơi trường, hạn chế chất thải đưa ra mơi trường (xà phịng, nấm mốc ... )
II/. Bảo quản trang phục:
 Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình.
 1). Giặt phơi: 
 Để áo quần trở lại như mới.
 * Quy trình giặt:
 (Xem SGK/ 23)
 2). Là(ủi): 
 Để làm phẳng áo quần sau khi giặt phơi
 a. Dụng cụ là:
 Gồm bàn là, cầu là, bình phun nước.
 b. Quy trình là:
 -Điều chỉnh nất nhiệt độ phù hợp.
 -Quần áo chịu nhiệt thấp là trước.
 -Là theo chiều dọc vải.
 -Là xong, cất bàn là vào nơi quy định.
 c. Bảng ký hiệu giặt- là:
 (Bảng 4/ SGK).
 3). Cất giữ:
 -Nơi khô ráo, sạch sẽ.
 -Treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ.
 -Quần áo chưa mặc, cất giữ cẩn thận, tránh ẩm mốc.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
 	-G: Qua bài học, em tiếp thu được kiến thức gì về sử dụng và bảo quản trang phục ?
-H: Trả lời dựa vào ghi nhớ SGK/ 25.
	-G: Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào ?
	 	-H: Gồm 3 công việc chính đĩ là giặt - phơi, là(ủi), cất giữ.
	 	-G: Các ký hiệu vẽ ở bảng 4/ SGK có ý nghĩa gì ?
 	-H: Chỉ giặt bằng tay; là ở nhiệt độ trên 160oC; được tẩy; không được là; 
 không được vắt bằng máy giặt ...
	 	-G: Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật cho ta lợi ích gì ?
	 	-H: Sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
-Về học thuộc ghi nhớ - SGK/ 25.
-Đọc kỹ quy trình giặt - là và thực hiện trong thực tế ở gia đình.
	* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
-Chuẩn bị bài 5: Thực hành “ Ơn một số mũi khâu cơ bản ”.
	 	-Mỗi em chuẩn bị: 
	 	+ 2 mảnh vải trắng, kích thước (8cm x 15cm) và (10cm x 15cm)
	 	+ Kim khâu, kéo, thước kẻ, bút chì, chỉ màu.
5/. RÚT KINH NGHIỆM:
* Về nội dung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Về phương pháp:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct8.doc