Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 65-66: Ôn tập

Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 65-66: Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

Củng cố,hệ thống các kiến thức về “nấu ăn trong gia đình” và “thu nhập của gia đình”, nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sức khỏe của con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.

 2. Kỹ năng:

Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.

 3. Thái độ:

 -Ý thức tốt trong việc vận dụng kiến thức lĩnh hội vào thực tế cuộc sống.

 - GD tính cần cù, ý thức tiết kiệm, góp phần tănh thu nhập cho gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

 * G: Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi ôn tập.

 * H: Ôn tập trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Đàm thoại, diễn giảng, phân tích, tổng hợp.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 1335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 65-66: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36 -Tiết:65, 66
Ngày dạy: 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
Củng cố,hệ thống các kiến thức về “nấu ăn trong gia đình” và “thu nhập của gia đình”, nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sức khỏe của con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động. 
	2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.
	3. Thái độ:
	-Ý thức tốt trong việc vận dụng kiến thức lĩnh hội vào thực tế cuộc sống.
	- GD tính cần cù, ý thức tiết kiệm, góp phần tănh thu nhập cho gia đình.
II. CHUẨN BỊ:	 
	* G: Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi ôn tập.
	 * H: Ôn tập trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Đàm thoại, diễn giảng, phân tích, tổng hợp.
IV. TIẾN TRÌNH:
	1. Ổn định: Kdiện 61: 63: 64: 
2. Kiểm tra bài cũ: KT trong các hoạt động.
3.Giảng bài mới: 
Hoạt động của G và H
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở ăn uống hợp lý.
- Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể?
- G: Cơ thể rất cần chất dinh dưỡng, lương thực thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng.
- Thức ăn được phân thành mấy nhóm chính ?
-Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? (giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết).
-Cách thay thế thức ăn như thế nào được coi là hợp lý?
-Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn ?
-Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành trong những trường hợp nào? (trước, trong và sau khi chế biến).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm.
-Mục đích của việc chế biến thực phẩm là gì ? (để thay đổi trạng thái, hương vị, ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa).
-Hãy kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt ?
-Nấu cơm, cần áp dụng các phương pháp nào để làm chín? (trong nước, hơi nước).
-Có mấy hình thức chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?
* G:Chốt lại các nội dung câu hỏi đã ôn tập.
-Dặn học sinh về nhà ôn lại các bài 21; 22; 25/SGK, tiết sau ôn tập tiếp theo. 
 Tiết 68: (dạy 29/4/09) 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về quy trình tổ chức bữa ăn hợp lý.
-Thế nào là bữa ăn hợp lý ?
-Muốn tổ chức tốt bữa ăn, ta cần phải làm gì?
-Thực đơn là gì?
-Nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn? (Nguyên tắc xây dựng thực đơn).
-G: Nhận xét, bổ sung.
-H: Tự ghi vơ.û
*Hoạt động 4:Tìm hiểu về thu nhập của gia đình. 
-Thu nhập của gia đình là gì?
-Hãy kể tên các nguồn thu nhập của gia đình em?
-Thu nhập của các gia đình ở thành phố và nông thôn có gì khác nhau?
-Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
I.Cơ sở của ăn uống hợp lý:
-Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Phân nhóm thức ăn: ( 4 nhóm)
 + Nhóm giàu chất đạm
 + Nhóm giàu chất béo 
 + Nhóm giàu chất đường bột
 + Nhóm giàu vitamin chất khoáng.
-Thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn không bị thay đổi.
-5 biện pháp :
 +Không ngâm thực phẩm trong nước quá lâu.
 +Không để thực phẩm khô héo.
 +Không đun nấu thực phẩm lâu.
 +Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh.
 +Phải biết áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
II.Các phương pháp chế biến thực phẩm:
-4 phương pháp:
 +Làm chín thực phẩm trong nước 
 +Làm chín thực phẩm bằng hơi nứơc
 +Làm chín thực phẩm trong chất béo
 +Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa.
-3 hình thức:
 +Trộn dầu giấm
 +Trộn hỗn hợp
 +Muối chua.
III.Quy trình tổ chức bữa ăn:
-Bữa ăn hợp lý có sự phối hợp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
-Xây dựng thực đơn.
-Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
-Chế biến món ăn.
-Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ
-Thực đơn phải đảm bảo có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn.
-Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn .
-Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế.
IV.Thu nhập của gia đình:
-Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
-Các hộ gia đình ở thành phố thu nhập chủ yếu bằng tiền, còn ở nông thôn thu nhập chủ yếu bằng sản phẩm mà họ làm ra.
-Để góp phần tăng thu nhập bằng cách:
 +Tham gia sản xuất cùng người lớn, phụ bán hàng, trồng rau, chăn nuôi gà vịt
 +Thực hành tiết kiệm và chi tiêu hợp lý
	4.Củng cố-Luyện tập:
	-G:Chốt lại các câu hỏi trọng tâm, gọi học sinh trả lời.
	-Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình là gì?
	+ Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
	+ Điều kiện tài chính.
	+ Sự cân bằng chất dinh dưỡng.
	+ Thay đổi món ăn.
	-Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn? (gồm 3 nguyên tắc)
	-Hãy kể các nguồn thu nhập chính của gia đình em? (H trả lời thực tế)
	-Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
	-H: tiết kiệm, nuôi heo đất, chi tiêu hợp lý 
	5.Hướng dẫn H tự học ở nhà:
	-Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung chương III & IV/ SGK- CN 6.
 	-Học chủ yếu phần lý thuyết, các ghi nhớ sau mỗi bài học.
	-Liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương về các kiến thức có liên quan.
	-Tuần sau tổ chức thi HK II.
V.RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 65,66.doc