Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 42: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 42: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

1/. MỤC TIU:

1.1. Kiến thức:

 Biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.

1.2. Kỹ năng:

.Thực hiện được một số cơng việc để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm khi chuẩn bị chế biến món ăn.

1.3. Thái độ:

 -Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.

 -Tích cực giữ vệ sinh môi trường và an tồn trong chế biến thực phẩm.

2/. TRỌNG TM:

 Cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 3328Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 42: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17 - Tiết 42
Tuần dạy: 22
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
1/. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
 Biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.
1.2. Kỹ năng:
.Thực hiện được một số cơng việc để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm khi chuẩn bị chế biến món ăn.
1.3. Thái độ:
 -Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn.
 -Tích cực giữ vệ sinh mơi trường và an tồn trong chế biến thực phẩm.
2/. TRỌNG TÂM:
 Cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến mĩn ăn.
3/. CHUẨN BỊ:
	* GV: - Tranh: các loại rau, củ, quả, đậu hạt khô.
	 - Mẫu thịt, cá tươi (hoặc H3-17).
	* HS: Tìm hiểu bài mới trước ở nhà.
4/. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 61: 62: 
4.2. Kiểm tra miệng:
-Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm ? Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố ? (9đ)
-Nêu một số biện pháp phòng, tránh nhiễm độc thực phẩm thông thường. (9đ)
Trả lời:
-Giữ vệ sinh thực phẩm để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm. Cần lưu ý các yếu tố: chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không ôi, ươn; bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
-Chọn thực phẩm tươi ngon, không giập úa, ôi, ươn; rửa sạch, làm chín thực phẩm; bảo quản thực phẩm nơi an toàn; cách xa chất độc hại hay hoá chất.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Tổ chức tình huống vào bài.
Chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến (khi chuẩn bị và khi chế biến). Vậy phải bảo quản như thế nào để gĩp phần tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực ?
HĐ2: Tìm hiểu chất dinh dưỡng có trong thịt cá cần bảo quản thế nào ?
-G: Gọi H nhắc lại các chất dinh dưỡng đã học. 
-H: Đạm, béo, đường bột, sinh tố.
+ Những thực phẩm nào dễ mất chất dinh dưỡng khi sơ chế ? (thịt, cá, rau quả, củ, đậu, ngũ cốc ...) 
-H: Quan sát mẫu thịt, cá (H3.17) và đọc tên các chất dinh dưỡng trên hình.
+ Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá ? (H: thịt mua về làm ngay, rửa sạch trước khi thái; cá làm sạch vẩy, nhớt, bỏ ruột, bóc hết màng đen, ).
-G: Nếu làm tôm trứng thì rửa bằng nước ấm để trứng không bị rơi ra ngoài.
+ Chất dinh dưỡng nào dễ tan trong nước ? 
 (H: vitamin và chất khoáng).
+ Tại sao thịt, cá khi đã thái rồi, không nên ngâm, rữa lại ? (dễ bị mất vitamin, chất khoáng).
-G: Bổ sung và chốt lại cho HS ghi vở.
HĐ2: Tìm hiểu cách bảo quản rau, củ, quả, đậu hạt tươi.
-G: Yêu cầu HS quan sát hình 3.18:
 + Kể tên các loại rau, củ, quả thường dùng ? 
 (H: trả lời theo thực tế).
+ Rau, củ, quả trước khi chế biến phải qua thao tác gì ? ( H: gọt, rửa, cắt thái, )
-G: Nếu sơ chế không đúng cách thì sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu huỷ.
HĐ4: Tìm hiểu cách bảo quản đậu hạt khô, gạo.
-H: Quan sát hình 3.19 và kể tên các loại đậu hạt khô, ngũ cốc thường dùng ?
+ Với các loại đậu hạt khô, cần có cách bảo quản như thế nào?
-G: Các loại đậu hạt khô, gạo rất dễ bị mốc, mọt,  nên khi mua về phải phơi lại, để nơi khô ráo và thường xuyên kiểm tra.
* GDMT: 
-Bảo quản chất dinh dưỡng trước khi chế biến mĩn ăn, tránh được sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
-Thực hiện và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến mĩn ăn.
I/. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến:
 1). Thịt, cá:
 -Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi đã cắt thái.
 -Không để ruồi nhặng đậu vào và giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp.
 2). Rau, củ, quả, đậu hạt tươi:
 -Để đảm bảo chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, nên rửa rau thật sạch, cắt thái sau khi rửa và không để rau khô, héo.
 -Rau, củ, quả ăn sống, nên gọt vỏ trước khi ăn.
 3). Đậu hạt khơ, gạo:
 -Đậu hạt khô: bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt, ẩm mốc.
 -Gạo tẻ, gạo nếp: không vo quá kỹ, sẽ mất sinh tố B.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
 -G: Chốt lại nội dung cơ bản phần I bài học.
 -Chất dinh dưỡng nào dễ tan trong nước ? (H: vitamin, khoáng chất).
 -Nêu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô? (H: thực phẩm tươi sống không nên ngâm rửa sau khi cắt thái, giữ ở nhiệt độ thích hợp; thực phẩm khô để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và thường xuyên kiểm tra).
 -Để thực phẩm không bị mất các sinh tố, đặc biệt sinh tố dễ tan, ta cần chú ý điều gì ? (H: trả lời ý 2 - ghi nhớ SGK/83).
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
-Về học bài theo nội dung ghi nhớ SGK/83.
-Xem lại cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thực phẩm. 
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
-Xem tiếp phần II: Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thực phẩm.
 + Chú ý xem lại các chất dinh dưỡng chính đã học.
 + Tại sao phải quan tâm bảo quản các chất dinh dưỡng trong khi chế biến?
 + Aûnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng?.
5/. RÚT KINH NGHIỆM:
* Về nội dung:
.............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
* Về phương pháp:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 42.doc