Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 39: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo)

Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 39: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo)

1/. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

1.2. Kỹ năng:

 Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức ăn cân đối, hợp lý.

1.3. Thái độ:

 Ý thức được việc ăn uống điều độ, hợp lý, đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.

2/. TRỌNG TM:

Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và mọi sự thừa - thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khỏe.

3/. CHUẨN BỊ:

* GV: Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.

* HS: Nghiên cứu tiếp theo phần III/-Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 1581Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 39: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 - Tiết 39
Tuần dạy: 21
 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
 (tiếp theo)
1/. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
 Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
1.2. Kỹ năng: 
 Lựa chọn được thực phẩm ở các nhĩm thức ăn cân đối, hợp lý. 
1.3. Thái độ:
 Ý thức được việc ăn uống điều độ, hợp lý, đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.
2/. TRỌNG TÂM:
Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và mọi sự thừa - thiếu chất dinh dưỡng đều cĩ hại cho sức khỏe.
3/. CHUẨN BỊ:
* GV: Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.	
* HS: Nghiên cứu tiếp theo phần III/-Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
4/. TIẾN TRÌNH: 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 61: 62: 
4.2. Kiểm tra miệng:
-Thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Nêu giá trị dinh dưỡng của từng nhóm ?
-Tại sao phải thay thế thức ăn? Cách thay thế như thế nào được coi là hợp lý ?
Đáp án:
-Thức ăn được chia thành 4 nhóm: nhóm giàu chất đạm, giàu đường bột, giàu chất béo, nhóm giàu vitamin và khoáng chất. (5đ)
-Thay thế thức ăn để đỡ nhàm chán, ăn ngon miệng hơn. Thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. (5đ)
4.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm.
-G: Hướng dẫn HS xem H3.11/ SGK và nêu nhận xét về thể trạng của cậu bé trong hình.
 Em bé đó mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên ? 
 (H: mắc bệnh suy dinh dưỡng, do thiếu đạm).
 Nếu thừa đạm sẽ gây ảnh hưởng gì cho cơ thể ?
-Vậy, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cần bao nhiêu đạm ? (0,5g/ kg thể trọng).
HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của chất đường bột đối với cơ thể.
-ĐVĐ: Tại sao trong lớp học, có những bạn trông lúc nào cũng không nhanh nhẹn, vẻ mệt mỏi ?
 (H: do thiếu đường bột)
 Em sẽ khuyên cậu bé ở H3.12/SGK như thế nào để có thể gầy bớt đi ? 
 (H: nên giảm thức ăn có chứa nhiều đường bột, chất béo và ăn nhiều rau xanh, quả tươi).
 Thức ăn nào có thể làm răng dễ bị sâu ?
 (H: các loại kẹo, bánh ngọt)
HĐ3: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của chất béo.
 Nếu hằng ngày em ăn quá nhiều chất béo thì cơ thể có bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì ? 
 (H: cơ thể khơng bình thường, bị béo phì)
 Ăn thiếu chất béo, cơ thể sẽ như thế nào? 
 GV kết luận về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cho HS ghi vở: Cơ thể phải cĩ đủ chất dinh dưỡng để nuơi sống và phát triển. Mọi sự thừa hay thiếu chất dinh dưỡng đều cĩ hại cho sức khỏe.
-G: Treo H3.13b/- Tháp dinh dưỡng cân đối, hướng dẫn HS quan sát để hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết trung bình cho một người / tháng.
III/. Nhu cầu ding dưỡng của cơ thể:
 1). Chất đạm:
 -Thiếu đạm: trẻ em bị suy dinh dưỡng, cơ thể phát triển chậm, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, trí tuệ kém minh mẫn.
 -Thừa đạm: gây bệnh béo phì, huyết áp, bệnh tim mạch ... 
 2). Chất đường bột:
 -Thiếu: cơ thể ốm yếu, đói, mệt.
 -Thừa: cơ thể tăng trọng, béo phì.
 3). Chất béo:
 -Thừa: làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
 -Thiếu: cơ thể ốm yếu, thiếu năng lượng và vitamin.
* Tóm lại:
 -Muốn có đầy đủ chất dinh dưỡng phải biết kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hằng ngày.
 -Nên chọn thức ăn đủ 4 nhóm để cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
-Gọi HS đọc ghi nhớ/ SGK-75.
-Sự cần thiết của nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể ? (H: lượng đạm, béo, đường bột vừa đủ, để giúp cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, chống đỡ bệnh tật).
-Muốn có đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, ta phải làm gì ? 
 (H: luôn kết hợp nhiều loại thức ăn cả trong 4 nhóm)
-Bữa ăn thường ngày, gia đình em thường dùng những thức ăn gì ? Những thức ăn đó thuộc nhóm dinh dưỡng nào? (H: liên hệ thực tế trả lời ...)
-Hãy trình bày cách thay thế thức ăn, để có được bữa ăn hợp lý ?
 (H: thay thế thức ăn trong cùng một nhóm ...)
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
 * Đối với bài học ở tiết học này:
-Học bài chủ yếu phần ghi nhớ SGK/75.
-Vận dụng cơ sở của ăn uống hợp lý vào trong mỗi bữa ăn của gia đình.
-Xem và vận dụng “ Tháp dinh dưỡng cân đối ”(H3.13b/ SGK).
-Đọc mục “Có thể em chưa biết ”(SGK/75).
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
-Xem bài 16: ” Vệ sinh an toàn thực phẩm ”.
	+ Chú ý các biện pháp phòng, tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
	+ An toàn thực phẩm khi mua sắm (xem hình 3.16/SGK).
	+ An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
5/. RÚT KINH NGHIỆM:
* Về nội dung:
.............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
* Về phương pháp:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 39.doc