Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 3-4

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 3-4

I. Mục tiêu :

- Hs xác định được độ Ph của đất trồng bằng phương pháp so màu.

- Hs có khả năng quan sát thực hành và có ý thức lao động, chính xác cẩn thận.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, giữ trật tự.

II. Phương tiện :

 - GV : + Nguyên cứu Sgk + tài liệu tham khảo.

 + Các lọ chỉ thị màu, thang màu PH.

 + Làm thử trước vài lần cho quen.

 - HS : + Mẫu đất có ghi tên ngày nơi lấy đất.

 + Muỗng.

III. Phương pháp :

- Phương pháp quan sát thực hành.

- Hoạt động học tập cá nhân.

IV. Tiến hành :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?

- Loại đất nào sẽ tốt cho cây trồng?

2/. Bài mới : Muốn làm tốt việc chuẩn bị đất cho cây trồng, các em phải biết xác định độ Ph của đất trồng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau xác định điều đó bằng phương pháp đơn giản sau đây, đó là bài thực hành xác định độ PH của đất bằngphương pháp so màu.

 

doc 9 trang Người đăng vanady Lượt xem 1163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 3-4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 :
Tiết 5 :	Bài 5 : THỰC HÀNH :
XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
I. Mục tiêu :
Hs xác định được độ Ph của đất trồng bằng phương pháp so màu.
Hs có khả năng quan sát thực hành và có ý thức lao động, chính xác cẩn thận.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, giữ trật tự.
II. Phương tiện :
	- GV : + Nguyên cứu Sgk + tài liệu tham khảo.
	 + Các lọ chỉ thị màu, thang màu PH.
	 + Làm thử trước vài lần cho quen.
	- HS : + Mẫu đất có ghi tên ngày nơi lấy đất.
	 + Muỗng.
III. Phương pháp :
Phương pháp quan sát thực hành.
Hoạt động học tập cá nhân.
IV. Tiến hành :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
Loại đất nào sẽ tốt cho cây trồng?
2/. Bài mới : Muốn làm tốt việc chuẩn bị đất cho cây trồng, các em phải biết xác định độ Ph của đất trồng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau xác định điều đó bằng phương pháp đơn giản sau đây, đó là bài thực hành xác định độ PH của đất bằngphương pháp so màu.
Hoạt động : Tổ chức thực hành.
Mục tiêu : Tiết thưch hành diễn ra phải trật tự – vệ sinh, kiểm tra mẫu vật của hs.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Phân phối các lọ chỉ thị thang màu.
- Yêu cầu trật tự, vệ sinh trong tiết học.
- Hs để mẫu vật lên bàn.
- Hs nhận lọ chỉ thị thang màu.
- Có thức trật tự, vệ sinh tiết học.
Hoạt động 2 : Thực hiện quy trình.
Mục tiêu : So màu để xác định độ PH của đất.
- GV nêu 3 bước quy trình thực hành HDhs quan sát.
- Yêu cầu hs nêu được3 bước thực hành.
- GV tiến hành lần 1.
- Yêu cầu hs quan sát sau 1’
- Hs quan sát Sgk, nguyên cứu kỹ 3 bước thực hành.
- Hs thuộc được 3 bước thực hành (Sgk).
- Hs quan sát thao tác của GV.
- Đặt câu hỏi GV giải thích (nếu có).
Hoạt động 3 : Hs thực hành.
Mục tiêu : Thực hành so màu để xác định chính xác độ PH của đất trồng.
- Theo dõi, HD thao tác từng hs phải đúng quy trình.
- Nhắc nhở hs chờ đủ thời gian 1’ và so màu ngay, vì nếu sớm quá màu không chính xác và muộn quá sẽ mất màu.
- Làm lại các thao tác theo quy trình như GV bằng mẫu đất chuẩn bị.
- Lấy kết quả trung bình sau3 lần thực hành.
- Ghi kết quả vào vở theo bảng mẫu Sgk/13 đã chuẩn bị.
- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh sạch.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Nhắc hs vệ sinh sạch sẽ, HDhs tự đánh giá kết quả của mình.
GV đánh giá nhận xét giờ thực hành về sự thực hiện của hs, thực hiện quy trình, an toàn lao động và vệ sinh mổitường, kết quả thực hành.
4/. Dặn dò :
Nhớ các thao tác tiến hành thực hành.
Đọc trước bài 6 vì sao phải cải tạo đất? Nêu biện pháp cải tạo 
Tiết 6 :
	Bài 6 : BIỆN PHÁP SỬ DỤNG – BẢO VỆ ĐẤT
I. Mục tiêu :
Hiểu đượcý nghĩa của viếcử dụng đất hợp lý, biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài guyên môi trường đất.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Nguyên cứu Sgk, tham khảo tài liệu.
	 + Giáo án, tranh vẽ nếu có.
	- HS : + Quan sát hình 3, 4, 5 Sgk/14.
	 + Chuẩn bị trảlời nội dung GV dặn trước.
III. Phương pháp :
Quan sát, nêuvấn đề.
Hs học tập thêm nhóm nhỏ.
IV. Tiến hành :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	2/. Bài mới : Đất là tài nguyên quý của quốc gia, là sơ sở sản xuất của nông lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Bài học hôm naygiúp các em hiểu sử dụng đất như thế nào là hợp lý, có những biện pháp nào để cải tạo bảo vệ đất?
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tại sao phải sử dụng đất một cách hợp lý.
Mục tiêu : Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất một cách hợp lý.
- Yêu cầu hs đọc thông tin Sgk.
- GV nêu câu hỏi
 + Vì sâophỉ sử dụng đất hợp lý.
+ Thâm canh tăngvụ trên đơn vị diện tích có tác dụng gì?
 + Tác dụng như thế nào đến lượng sản phẩm thu được?
 + Trồng cây phù hợp với đất có tác dụng như thế nào đối với sinh trưởng phát triển và năng suất của cây?
 + Đối với những vùng đất mới khai hoang hoặc mới lấn ra biển, ta có chờ cải tạo xong mới đưa vào sử dụng không?
- GV nói thêm : vì qua sử dụng đất và cải tạo nhờ làm đất, tưới nước, bón phân.
 VD : Sau khi khai hoang lấn biển đất còn mặn, ta sẽ trồng cói (câychiịu mặn) có tác dụng giảm mặn cho đất, và trồng các giống lúa chịu mặn tiếp tục rữa mặn khi hết mặn thì trồng giống lúa mới.
=> Tuỳ theo mục đích mà có các biện pháp sử dụng đất phù hợp.
- Hs đọc câu hỏi Sgk và trả lời câu hỏi.
 + Dân số gia tăng, nhu cầu lương thực thực phẩm tăng theo mà diện tích đất trồng có hạn.
 + Không để đất trống trong thời gian giữa 2 vụ thu hoạch.
 + Tăng lượng sản phẩm thu được.
 + Cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao.
 + Phải sử dungnj ngay để sớm có thu hoạch.
=> Kết luận mục đích của các biện pháp.
Biện pháp sử dụng
Mục đích
Thâm canh tăng vụ.
Không bỏ đất hoang.
Chọn cây trồng phù hợp đất.
Vừa sử dụng vừa cải tạo
Không để dất trống giữa 2 vụ.
Tăng lượng sản phẩm thu được.
Cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.
Để sớm có thu hoạch.
Dân số ngày càng tăng cao, nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng theo 
mà diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải sử dụng đất hợp lý.
Hoạt động 2 : Giới thiệu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Mục tiêu : Hiểu được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
- Giới thiệu một số loại đất cần cải tạo ở nước ta.
 + Đất xám bạc màu : nghèo dd, đất mặt mỏng, thường chua.
 + Đất mặn : nồng độ muối tan cao, cây trồng không sống đưởctừ đước, sú, vẹt, cói.
 + Đất phèn : chứa nhiều muối phèn, gây độc hại cho cây trồng, đất rất chua.
- Cho hs quan sát H3, 4, 5 đọcthông tin bằng các câu hỏi gợi mở, HDhs hoàn thành bảng Sgk/15.
- Hs nghe và ghi nhớ 1 số thông tin Gv vừa nêu.
- Hs đọcthông tin + quan sát H3, 4, 5 đại diện nhóm hoàn thành bảng Sgk.
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Aùp dụng cho đất
1. Cày sâu bừa kĩ bón phân hữa cơ.
2. Làm ruộng bậc thang
3. Trồng xen cây nông nghiệp giữa các bảng cây phân xanh.
4. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
5. Bón vôi.
1. Tăng chất dinh dưỡng cho đất trồng.
2. Hạn chế dòng chảy.
3. Tăng độ che phủ cho đất.
4. Làm trôi bớt chất phèn của đất.
5. Giảm chất chua, tăng độ kiềm.
1. Đất nghèo dd.
2. Đất dốc.
3. Đất dốc.
4. Đất phèn.
5. Đất phèn.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ.
Vì sao phải cải tạo đất? Người ta dùng biện pháp nào để cải tạo?
4/. Dặn dò :
Học bài kĩ, cơichngf nhầm lẫn.
Xem trước nội dung bài 7.
Tuần 4 :
Tiết 7 :	Bài 7 : TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG 
TRỒNG TRỌT
I. Mục tiêu :
Cho hs biết được các loại phân bón thường dùng.
Hs biết được tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng.
Từ đó hs có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ (thân, lá, cành) cây hoang dại để làm phân bón.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Nguyên cứu Sgk, tham khảo tài liệu nếu có.
	 + Tranh vẽ cây trồng có đủ phân và cây dại.
	- HS : + Nguyên cứu trước nội dung bài.
	 + Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
III. Tiến hành :
	1. Kiểm tra bài cũ :
Vì sao phải sử dụng đất cho hợp lý.
Mục đích của các biện pháp cải tạo là gì? Đối với loại đất nào?
2. Bài mới : Ông cha ta đã nói “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu tục ngữ này phần nào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Bài này chúng ta tìm hiểu xem phân bón có tác dụng gì trong sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về phân bón.
Mục tiêu : Biết được phân bón là gì? Các loại phân bón thường dùng.
- Yêu cầu hs đọc thông tin và nêu vấn đề.
 + Phân bón là gì?
 + Có mấy nhóm phân bón?
 + Nhóm phân hữu cơ gồm những loại nào?
 + nhóm phân hoá học gồm những loại nào?
 + Phân vi lượng là những phân như thế nào?
- GV kẻ bảng phụ, HDhs hoàn thành bảng.
=> Chốt lại ý.
- Hs đọc thông tin Sgk/15, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
 + Là thức ăn của cây.
 + 3 nhóm.
 + Phân chuồng, Bắc, rác, xanh, than bùn, khô dầu.
 + Phân đạm, lân, kali, vi lượng, phân đa nguyên tố.
 + Chất hoá đạm, lân.
- Hs quan sát sơ đồ 2 hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm lên bảng điền vào.
	Phân bón là thức ăn cho cây, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết 
	cho cây.
	Có 3 nhóm phân chính :
Phân hữu cơ : phân chuồng, bắc, rác, xanh, khô dầu.
Phân hoá học : phân đạm, lân, kali, vi lượng, đa nguyên tố.
Phân vi sinh : chứa nhiều vi sinh vật, chất hoá đạm, lân.
Nhóm phân bón
Loại phân bón
Phân hữu cơ.
Phân hoá học.
Phân vi sinh.
a, b, e, g, k, l, m
c, d, h, m
i
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng của phân bón.
Mục tiêu : Hiểu được tác dụng của phân bón.
-Yêu cầu hs quan sát H6 và trả lời câu hỏi.
 + Phân bón ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng của nông sản?
- GV nói thêm : Nhờ phân bón đất phì nhiêu hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn à cây trồng phát triển tốt à năng suất cao + chất lượng tốt.
- Nếu bón quá liều không cân đối giữa các loại phân à năng suất cây trồng không những không tăng mà còn giảm.
- Hs quan sát H6 thảo luận nhóm thống nhất.
 + Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản.
- Hs tìm VD : bón nhiều đạm hạt lúa lép năng suất thấp.
Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và 
	chất lượng nông sản.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Phân bón là gì? Phân hữu cơ gồm những loại phân nào?
Phân hoá học gồm những loại phân nào? Bón phân vào đất có tác dụng gì?
Đánh giá giờ học đạt mục tiêu chưa.
4/. Dặn dò :
Đọc mục có thể em chưa biết, trả lời câu hỏi cuối bài.
Giờ tới mang than, muỗng, diêm, một vài loại phân.
Tiết 8 :
	Bài 8 : THỰC HÀNH :
	NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC 
THÔNG THƯỜNG
I. Mục tiêu :
Hs phân biệt một số loại phân bón thông dụng.
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
Ý thức an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Nguyên cứu Sgk, làm thử vài lần cho quen thao tác.
	 + Oáng nghiệm, đèn cồn, muỗng nhỏ, than.
	 + Kẹp gắp than, diêm quẹt, nước, mẫu phân.
	- HS : Mang dụng cụ GV đã dặn trước.
III. Phương pháp :
	Phương pháp quan sát nhận biết.
IV. Tiến hành :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Phân bón là gì? Phân hoá học gồm những loại nào?
Phân hữu cơ gồm những loại nào? Bón phân vào đất có tác dụng gì?
2/.Bài mới : Dựa vào 1 số tính chất của phân hoá học như phân đạm, lân, kali về độ hoà tan, màu sắc, mùi, người ta có thể phân biệt được một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài thực hành.
Mục tiêu : Hs phân biệt được các loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp.
- GV ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu mục tiêu bài cần đạt lên bảng và nêu các quy tắc an toàn trong thực hành.
- Yêu cầu hs giữ vếinh chung.
- Giới thiệu quy trình thực hành.
- Hs báo cáo sĩ số ngồi theo nhóm.
- Hs ghi tựa bài và mục tiêu bài cần đạt vào vở.
- Hs vệ sinh môi trường tốt.
- Hs nhắc lại quy trình thực hành
Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành và các quy trình thực hành.
	1) Phân biệt nhóm phân bón hoà tan ít và không hoà tan.
- Đọc tên các dụng cụ và giới thiệu.
- Phát phân bón cho các nhóm thực hành.
- Sử dụng tranh để minh hoạ.
- HD giải thích từng bước bằng lý thuyết.
- GV thao tác mẫu cho hs quan sát.
- GV quan sát nhắc nhở giúp hs thực hiện các thao tác khó.
- Nhắc nhở hs chú ý cẩn thận khi sử dụng ống nghiệm, lắc nhẹ nhàng tránh bể, ống nghiệm đánh số thứ tự
- Kiểm tra lại dụng cụ mang theo
- Hs quan sát và đọc lại từng quy trình 1
- Nghe và ghi vào vở.
- Hs quan sát từng thao tác 1 của GV.
 + Bước 1
 + Bước 2
 + Bước 3
2) Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan.
- Treo tranh phân biệt nhóm phân bón hoà tan.
- Tiến hành thực hành => kết luận.
 + Bước 1
 + Bước 2
- Nhắc hs cẩn thận khi đốt than nóng đỏ.
- Hs quan sát theo dõi tiếp thu.
- Hs thực hiện thao tác dưới sự giám sát của GV.
- HS tiến hành thực hiện phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan.
- Hs nhận xét quan sát rút ra kết luận
 + Nếu có mùi khai : phân đạm
 + Không có mùi khai : phân kali + phân lân 
3) Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan
- HDhs bằng lý thuyết.
- HDhs quan sát màu sắc.
- HS quan sát mẫu phân à nhận biết
 + Phân có màu nâu sẫm, trăng, xám giống xi măng là phân lân.
 + Phân có màu trắmg dạng bột là kali.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Hs tự đánh giá kết quả thực hành.
Nhận xét chung cả lớp, riêng từng nhóm về sự chuẩn bị, thực hiệncác quy trình vệ sinh mổitường, trật tự, 
Các nhóm báo cáo ghi lại kết quả mẫu như Sgk.
4/. Dặn dò :
- Về nhà xem trước nội dung bài 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3-4.doc