Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 11-12

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 11-12

I. Mục tiêu :

- Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc.

- Có ý thức lao động kĩ thuật, tinh thần chịu khó cẩn thận.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : + Phóng to hình 29, 30 Sgk.

 + Phiếu học tập, câu hỏi, ví dụ khai thác.

 - HS : Xem trước nội dung bài 19.

III. Tiến hành hoạt động :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

 Nêu các bước xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm hạt giống.

 2/. Bài mới : Quy trình sản xuất bất kỳ 1 loại cây trồng nào cũng gồm giai đoạn như làm đất, bón phân lót, gieo trồng, sau khi gieo trồng trồng điều quan trọng là phải chăm sóc cây mới có thể sinh trưởng phát triển tốt và cho thu hoạch. Vậy kĩ thuật chăm sóc như thế nào ta nguyên cứu bài học hôm nay.

 

doc 10 trang Người đăng vanady Lượt xem 1420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 11-12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 :
Tiết 21 :	Bài 19 : CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu :
Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc.
Có ý thức lao động kĩ thuật, tinh thần chịu khó cẩn thận.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Phóng to hình 29, 30 Sgk.
	 + Phiếu học tập, câu hỏi, ví dụ khai thác.
	- HS : Xem trước nội dung bài 19.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	Nêu các bước xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm hạt giống.
	2/. Bài mới : Quy trình sản xuất bất kỳ 1 loại cây trồng nào cũng gồm giai đoạn như làm đất, bón phân lót, gieo trồng, sau khi gieo trồng trồng điều quan trọng là phải chăm sóc cây mới có thể sinh trưởng phát triển tốt và cho thu hoạch. Vậy kĩ thuật chăm sóc như thế nào ta nguyên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các biện pháp vun xới cây trồng.
Mục tiêu : Giúp hs tìm hiểu được kĩ thuật làm cỏ, vun xới, tỉa dặm.
- Yêu cầu hs thảo luâïn nhóm.
 + Thế nào là tỉa dặm cây?
 + Khi nào ta làm cỏ vun xới?
- Yêu cầu hs làm bài tập Sgk, chọn câu đúng loại bỏ câu có nội dung không đúng.
- GV nêu 1 số điểm cần chú ý khi làm cỏ vun xới cho cây.
 + Làm cỏ, vun xới phải kịp thời.
 + Không làm tổn thương cho cây và rễ.
 + Cần kết hợp các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu.
- Hs thảo luận thống nhất.
 + Bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh.
 + Dặm cây khoẻ vào thay chỗ hạt không mọc, cây bị chết.
 + Sáu khi gieo hạt để đáp ứng hu cầu sinh trưởng phát triển cây trồng.
- Hs chọn câu có nội dung không đúng là: Diệt sâu bệnh hại.
=> Kết luận
	Mục đích diệt cỏ dại, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, làm đất 
	tơi xốp, diệt sâu bẹnh hại, chống đỡ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung các biện pháp chăm sóc cây trồng.
Mục tiêu : Giúp hs hiểu được kĩ thuật tưới, tiêu nước.
1) Tưới nước :
- Cho hs đọc nội dung.
 + Muốn cây sinh trưởng phát trển tốt, ngoài việc bón phân làm cỏ ta còn phải làm gì?
- GV: Mọi cây trồng rất cần nước để vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cây, nhưng mức độ yêu cầu về nước khác nhau đối với từng cây và từng thời kì sinh trưởng.
- Cho ví dụ minh hoạ về mức độ yêu cầu nước của các loại cây.
2) Tiêu nước :
 + Cây trồng cần nước sinh trưởng phát triển không?
 + Nếu thừa nước cây ntn?
 + Muốn cây phát triển tốt ta làm những biện pháp gì?
 + Cho ví dụ.
3) Phương pháp tưới :
- Yêu cầu hs đọc nội dung nêu các phương pháp tưới.
- Hs quan sát H30 Sgk ghi đúng tên các phương pháp tưới phổ biến trong sản xuất.
=> Kết luận
 + Tưới nước đầy đủ, kịp thời.
 + Cây trồng cạn (ngô, rau).
 + Cây trồng nước (lúa).
 + Rất cần nước.
 + Ngập úng -> chết.
 + Tiến hành tiêu nước kịp thời bằng các biện pháp thích hợp.
VD : Hệ thống kinh mương ở địa phương.
- Hs thỏ luận nêu được 4 phương pháp tưới như Sgk.
- H30.a : tưới ngập.
 H30.b : tưới vào gốc cây.
 H30.c : Tưới thấm.
 H30.d : tưới phun mưa.
Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển.
Mỗi loại cây điều có phương pháp tưới thích hợp : theo hàng, tưới thấm, tưới ngập, tưới phun mưa.
Nếu thừa nó gây ngập úng làm cây chết, vì vậy phải tiến hành tiêu nước kịp thời.
Hoạ động 3 : Giới thiệu cách bón phân cho cây trồng.
Mục tiêu : Hs biết được cách bón thúc phân cho cây.
- Cho hs đọc nội dung.
 + Bón thúc là bón trong thời gian nào?
 + Bón thúc đáp ứng gì?
- GV giải thích thêm bón phân hoai : chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng đáp ứng kịp thời sinh trưởng phát triển cây.
 + Bón thúc bằng phân gì?
 + Hãy kể các cách bón thúc phân cho cây.
 + Kĩ thuật bón thúc ntn?
=> Cho hs đọc phần ghi nhớ.
 + Thời gian sinh trưởng của cây.
 + Nhu cầu dinh dưỡng của cây tạo cây sinh trưởng phát triển tốt.
 + Phân hữu cơ hoai mục, phân hoá học.
 + Bón vãi, theo hang, theo hốc, phun trên lá.
 + Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
=> Hs kết luận.
Bón thúc bằng phân hữu cơ hoai mục, phân hoá học.
Kĩ thuật bón thúc : trước hết làm cỏ, vun xới, sau đó vùi phân vào đất.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Mục đích của làm cỏ vun xới là gì?
Nêu cách bón thúc phân cho cây? Kĩ thuật bón thúc?
4/. Dặn dò :
Học bài, trả lời câu hỏi Sgk.
Xem trước nội dung bài 20.
Tìm 1 số tranh ảnh về phương pháp thu hoạch.
Tiết 22 :
	Bài 20 : THU HOẠCH BẢO QUẢN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. Mục tiêu :
Hiểu được mục đích và yêu cầu của phương pháp thu hoạch, bảo quản chế biến nông sản.
Có ý thức tiết kiệm tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
II. Phương tiện :
	- GV : Phóng to H31, 32 Sgk. Sưu tầm tranh vẽ có liên quan.
	- HS : Xem trước nội dung bài, thảo luận.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ ;
Mục đích làm cỏ, vun xới là gì?
Hãy nêu các ưu nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây
Hãy nêu các cách bón thúc và kĩ thuật bón.
2/. Bài mới : Thu hoạch bảo quản chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng, quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy thu hoạch, bảo quản, chế biến thế nào có hiệu quả nhất? Ta nguyên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thu hoạch nông sản.
Mục tiêu : Cho hs biết được các phương pháp thu hoạch.
- Gv treo phiếu học tập cho hs làm bài tập.
* Cho các cây trồng ở những giai đoạn sau đây :(sách thiết kế)
 1. Lúa ở các giai đoạn.
 2. Cải bắp.
 3. Đậu xanh
- Sau khi thống nhất đáp án Gv hỏi tiếp.
 + Vì sao không thu hoạch ở giai đoạn nào khác? VD : a, c
 + Thu hoạch nông sản cần bảo đảm yêu cầu thế nào?
- GV cho hs quan sát H31 hỏi tiếp
+ Có thể thu hoạch bằng cách nào?
 + Cây trồng nào thu hoạch theo phương pháp trên.
=> Kết luận.
- Hs quan sát câu hỏi bằng kiến thức của mình.
- Tất cả đều 1b, 2b, 3b
 + Non hay già quá đều giảm chất lượng.
 + Đúng độ chín, nhanh gọn
- Quan sát H31 bằng hiểu biết của mình.
 + Hái, nhổ, đào, cắt.
 + Hái : đậu, cam, quýt
 Nhổ : su hào, sắn
 Đào : khoai lang, khoai mì
 Cắt : hoa, lúa, bắp cải
Yêu cầu : thu hoạch phải đúng lúc nhanh gọn và cẩn thận đẻ đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản.
Phương pháp : tuỳ theo từng loại cây mà có cách thu hoạch khác nhau như hái, nhổ, đào, cắt bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp bảo quản.
Mục tiêu : Hs biết được các phương pháp bảo quản nông sản.
- GV cho hs nhắc lại mục đích bảo quản? GV có thể giải thích nếu cần
 + Nêu các điều kiện để bảo quản -> giải thích, ví dụ minh họa.
 + Trình bày các phương pháp bảo quản.
 + Bảo quản thường áp dụng cho những loại nông sản nào?
 + hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm chất lượng sản phẩm.
 + Sgk
 + Hs đọc Sgk
 + Rau, quả, hạt giống.
Mục đích : Hạn chế sự hao hụt về số lượng, giảm sút chất lượng nông sản.
Các điều kiện bảo quản tốt :
+ Đối với các loại hạt : phơi khô.
+ Đối với các loại quả : sạch, không dập nát.
+ Kho bảo quản : Cao ráo, thoáng khí, có hệ thống được khử trùng trừ môi mọt, chuột.
Phương pháp bảo quản :
+ Bảo quản thông thoáng : kho bảo quản phải có hệ thống thông khí.
+ Bảo quản kín : để nông sản vào bao hoặc kho kín không để không khí xâm nhập.
+ Bảo quản lạnh : để nmông sản vào các kho lạnh, phòng lạnh ở nhiệt độ thấp vi sinh vật, côn trùng ngừng hoạt động và giảm bớt sự hô hấp của nông sản.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục đích và phương pháp chế biến.
Mục tiêu : Hs biết được cách chế biến nông sản.
 + Mục đích chế biến nông sản là gì?
 + Cho hs nêu ví dụ.
 + Thực tế cho thấy những loại nông sản nào được chế biến?
- GV kết luận: có nhiều phương pháp chế biến khác nhau tuỳ từng loại nông sản.
 + Kể tên những phương pháp chế biến mà em biết.
 + Loại nông sản nào chế biến dạng bột?
 + Gia đình em thường muối chua những loại nông sản nào?
- Gv nêu ưu điểm của phương pháp đóng hộp.
=> Kết luạn có 4 cách chế biến.
 + Làm tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.
 + Mận, mơ, dứa, xirô
 + Vải -> đóng hộp.
 + Quả : vải, nhãn, dứa,...
 + Củ : Sắn, ...
 + Hạt : ngô, đậu, ...
 + Rau : su hào, cải, ...
 + Sấy khô, tinh bột, muối chua, đóng hộp.
 + Bắp, mè, đậu, khoai, ...
 + Mỗi em nêu 1 ý
=> Sấy khô, chế biến, muối chua, đóng hộp.
	Bảo quản chế biến kịp thời các nông sản bằng các phương pháp thích hợp để giảm sự hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ.
GV nhấn mạnh lại mục tiêu bài học.
Cho hs nêu lại phương pháp của thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
4/. Dặn dò : 
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
Xem trước nội dung bài 21.
Tuần 12 :
Tiết 23 :	Bài 21 : LUÂN CANH - XEN CANH - TĂNG VỤ
I. Mục tiêu :
Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ.
Biết được ít lợi của luân canh, xen canh, tăng vụ để ứng dụng trong trồng trọt.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Phóng to H33 Sgk/51, phiếu học tập.
	 + Các câu hỏi thí dụ khai thác.
	- HS : Trả lới câu hỏi, nguyên cứu nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận?
Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì? Bằng cách nào?
Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Ví dụ.
2/. Bài mới : Nếu trong độc canh làm đất ngày càng xấu đi, sâu bệnh nhiều hơn dẫm đến năng suất giảm.Ngoài phương thức độc canh còn có các hình thức canh tác khác như luân canh, xen canh, tăng vụ. Ta hãy tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ.
Mục tiêu : Hs hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ.
- GV chia nhón phát phiếu học tập.
- GV HDhs trả lời.
- GV treo phiếu lên bảng.
1) Luân canh :
- GV hỏi lại bài tập 1.
 + Đây;à hình thức canh tác nào? Ngoài hình thức luân canh bắp + lúa còn hình thức luân canh nào em biết?
 + Tại sao luân canh lúa với cây đậu lúa có năng suất cao?
- GV xem kết quả trả lời của nhóm qua câu 1, 2.
=> Cho hs khái niệm luân canh.
- Hs thảo luận làm bài tập 1 Sgk/15.
- Hs làm xong, mỗi nhóm đại diện trả lời bảng.
- Cá nhân hs tự trả lời.
 + Lúa đông xuân + đay hè thu.
 + Lúa đông xuân + mè hè thu.
 + Lúa đông xuân + đậu xuân hè + lúa hè thu.
 + Vì đậu có nốt rễ chứa đạm làm tăng độ phì nhiêu của đất, lúa ít sâu bệnh năng suất cao.
	Luân canh cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
2) Xen canh :
- Cho hs xem H33 Sgk/51.
 + Cây trồng ntn? Hình thức gì?
 + Người ta có trồng xen những loại cây nào với nhau?
 + Xen canh có lợi ích gì?
- GV xem câu trả lời của nhóm qua câu 3, 4 BT1.
 + Trồng xen 1 hàng bắp với 1 hàng đậu, đây là hình thức xen canh.
 + Xoài + đu đủ, Ca cao + chuối.
 + Tận dụng diện tích, ánh, sáng, dinh dưỡng.
- Hs kiểm tra lẫn nhau + bổ sung.
=> Kết luận khái niệm xen canh.
Xen canh là trên cùng 1 đơn vị diện tích,trồng 2 loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một khoảng thời gian để tậ dụng diện tích, ánh sáng, chất dinh dưỡng.
3) Tăng vụ :
 + Thế nào là tăng vụ?
- GV cho ví dụ.
 + Ở An Giang lũ về hàng năm muốn tăng vụ?
- GV xem kết quả hs qua câu 4, 5, tuyên dương nhóm làm đúng.
 + Tăng số vụ gieo trồng trong năm.
 + Lúa + đậu + lúa.
 + Giống ngắn ngày, đê bao, gieo đúng thời vụ.
=> Khái niệm tăng vụ.
	Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 diện tích.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.
Mục tiêu : Hs biết được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.
- GV phát phiếu bài tập 2 cho các nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
- Hs thảo luận và điền vào chỗ trống các cụm từ còn thiếu ( 3’).
- Hs đọc kết quả của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Luân canh, xen canh, tăng vụ hợp lý sẽ giảm được sâu bệnh, tận dụng được đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng và tăng sản phẩm thu hoạch.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Cho ví dụ.
Hãy nêu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất trồng trọt?
4/. Dặn dò :
Chuẩn bị ôn tập chương.
Xem nộidung ôn tập Sgk/52.
Tiết 24 :	ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
	Thông qua tiết ôn tập nhằm giúp cho hs củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học, trên cơ sở đó hs có khả năng vận dụng vào thực tế.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Sử dụng 13 câu hỏi Sgk/51.
	 + Các phiếu học tập có liên quan đến nội dung bài.
	- HS : + Oân tập lạikiến thức cũ.
	 + Trả lời 13 câuhỏi của GV.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là uân canh, xen canh, tăng vụ? Cho ví dụ.
Hãy nêu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.
2/. Bài mới : Chúng ta đã học hết kiến thức phần trồng trọt, hôm nay chúng ta sẽ hệ thống lại các kiến thức ở phần này.
Hoạt động 1 : Xây dựng sơ đồ 4.
Mục tiêu : Hệ thống hoá kiến thức phần trồng trọt.
- Chia 4 hs/nhóm (12 nhóm).
- Phát các phiếu có ghi chi tiết sơ đồ 4 (3 phiếu/ nhóm).
- Gọi các nhóm lên hoàn chỉnh sơ đồ.
- Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm.
- Hs nhận phiếu.
- Hs đọc Sgk phần ôn tập.
- Cử đại diện hoàn chỉh sơ đồ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về kĩ thuật trồng trọt.
Mục tiêu : Củng cố kiến thức đạicương về kĩ thuật trồng trọt.
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm.
- HD các nhóm đổi phiếu.
- Treo phần đáp án bài tập.
- GV nhậnn xét.
- Các nhóm trả lời câu hỏi.
- Các nhóm đổi phiếu.
-Cử đại diện lên bảng chấm, sửa.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng 
 trọt.
Mục tiêu : Củng cố kiến thức về quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường 
trong trồng trọt.
- Nêu câuhỏi cho cá nhân.
- Nhận xét.
- Hs hoạt động cá nhân.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Nhận xét thái độ học tập của nhóm.
Tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
4/. Dặn dò :

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11-12.doc