I. Mục tiêu : Qua bài này HS phải :
- Hiểu được vai trò của trồng trọt.
- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
- Có hứng thú trong họctập kĩ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.
II. Chuẩn bị :
- Tranh H1.Sgk 5 về vai trò của trồng trọt.
- Các tư liệu về nhiệm vụ trồng trọt trong giai đoạn mới.
III. Tiến hành hoạt động :
1/. Kiểm tra bài cũ.
2/. Bài mới : Nước ta là một nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặcbiệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì ? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
Tuần 1 : PHẦN I : TRỒNG TRỌT CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT Tiết 1 : Bài : VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu : Qua bài này HS phải : Hiểu được vai trò của trồng trọt. Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện. Có hứng thú trong họctập kĩ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt. II. Chuẩn bị : Tranh H1.Sgk 5 về vai tròø của trồng trọt. Các tư liệu về nhiệm vụ trồng trọt trong giai đoạn mới. III. Tiến hành hoạt động : 1/. Kiểm tra bài cũ. 2/. Bài mới : Nước ta là một nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặcbiệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì ? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò trồng trọt trong nền kinh tế. Mụctiêu : HS hiểu được vai trò của trồng trọt. - GV tiến hành chia nhóm cho HS hdhs quan sát H1.Sgk 5. - Nêu câuhỏi cho các nhóm thảo luận. + Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế ? + Vai trò thứ 1, 2, 3, 4 của trồng trọt là gì ? - HD hs quan sát từng mũi tên cụ thể để hs dễ trả lời. - Cho hs tìm hiểu thế nào là cây LT, TP, nguyên liệu cho CN. - Để khắc sâukiến thức Gvcó thể nêumột số câu hỏi phụ, cho điểm + Hãy nêu một số cây LT,TP, CN được trồng ở địa phương em ? + Hãy nêu một số nông sản ở nước ta đã xuất khẩu rathị trường thế giới. - Các nhóm quan sát H1.Sgk 5 nghiên cứu kỹ 4 mũi tên, thảo luận các câu hỏi vàthống nhất ý kiến của nhóm để trả lời. + CC.LT, TP, nguyên liệucho CN, thức ăn cho chăn nuôi, nông sản xuất khẩu. - Hs tìm ví dụ trả lời. + Cây LT : lúa, ngô, khoai, sắn + Cây TP : rau quả, đậu + Cây nguyên liệu : mía, chè, cà phê, - Hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phụ đó. + + Cung cấp lương thực, thực phẩm Cung cấp nguyên liuệu cho công nghiệp. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Cung cấp nông sản để xuất khẩu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ trồng trọt hiện nay. Mục tiêu : Hs biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay. - Cho hs đọc nội dung Sgk. - HD giải quyết vấn đềbằng những câu hỏi riêng lẽ. - Gọi vài em nêu nhiệm vụ chính của trồng trọt ? - Hs đọc 6 nội dung trong Sgk. - Hs nghe câu hỏi và trả lời 1, 2, 3, 4, 5, 6. - Đại diện nhóm trả lời. Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn vàcó dự trữ. Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng) làm thức ăn cho con người. Trồng cây mía cung cấp nguyên liệucho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái). Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy. Trồng cây đẩcn : chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấynguyên liệu xuất khẩu. Tóm lại: nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Hoạt động 3 : Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt. Mục tiêu : Biết được 1 số biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt. - Cho hs nguyên cứu bài tập phần III Sgk và làm vào vỡ bài tập. - HD hs bằng câu hỏi phụ + Khai hoang lấn biển nhằm mục đích gì ? + Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng ? + Aùp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt ? - GV có thể gợi ý hỏi thêm. + Sử dụng giống mới năng suất cao hơn. + Phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm mục đích gì ? - Hoặc có thể hỏi thêm. + Mục đích cuối cùng của các biện pháp trên là gì ? - Hs nguyên cứu bài tập và thực hiện + Tăng diện tích đất canh tác. + Tăng lượng nông sản. + Tăng năng suất cây trồng. + Tăng năng suất. + Sản xuất ra nhiều nông sản. Một số biện pháp Mục đích - Khai hoang lấn biển. - Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng - Aùp dụng đúng kĩ thuật trồng trọt - Tăng diện tích đất canh tác. - Tăng lượng nông sản. - Tăng năng suất cây trồng. 3/. Kiểm tra đánh giá : - Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ Sgk. - Trồng trọt có vai trò gì ? - Nhiệm vụ của trồng trọt là gì ? - Đánh giá bài học đã đạt được mục đích đề ra chưa ? 4/. Dặn dò: - Trả lời 2 câu hỏicuối bài vào vở bài tập. - Nguyên cứu nội dung bài 2. Tiết 2 : Bài 2 : KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG I. Mục tiêu : Qua bài này GV phải cho hs. Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng, đất trồng gồm những thành phần gì? Qua đó có ý thức giữ gìn, bảovệ tài gnuyên môi trường đất. II. Chuẩn bị : GV : + Tranh vẽ vai trò của đất đối với cây trồng. + Sơ đồ thành phần của đất. + Phiếu học tập vai trò từng thành phần của đất. HS : Nguyên cứu trước nội dung bài, thảo luận nhóm. III. Tiến hành : 1/. Kiểm tra bài cũ : Trồng trọt có vảitò gì trong đời sống nông dân vàkinh tế ở địa phương em? Hãy cho biết vai trò của trồng trọt ở địa phương em là gì? 2/. Bài mới : Đất là tài nguyên thiên nhiên quý của quốc gia, là cơ sở chonong nghiệp. Vì vẩytươcá khi nguyên cứu các qui định kĩ thuật trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng. Đất trồng gồm những thành phần nào? Trả lời câu hỏi đó chính là mục tiêu của bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng. Mục tiêu : Hs hiểu được đất trồng là gì? - Yêu cầu hs đọc mục 1 phần 1 Sgk HDhs khái niệm về đất trồng. - Giúp hs phân biệt giữa đất và các vật tơi xốp khác bằng những câu hỏi nhỏ. + Lốp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Tại sao? - GV nhấn mạnh : chỉ có lớp mặt tơi xốp của trái đất trên đó thực vật có thể sinh sống được mới gọi là đất trồng. - Hs đọc mục 1 phần 1 Sgk để hiểu được đất trồng là gì? + Không. Vì thực vật không thể sinh sống trên lớp than đá được. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Hoạt động 2 : Vai trò của đất trồng Mục tiêu : Biết được Vai trò của đất trồng. - Treo tranh vai trò của đất đối với cây trồng. - GV HDhs thảo luận các câu hỏi sau + Đất có vai trò quan trọng như thế nào đối với cây trồng? + Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào? + Trồng cây trong môi trường đất và mổitường nước có gì khác? => GV chốt lại tiểu kết. - Quan sát tranh trên bảng H2.Sgk7. - HS thảo luận câu hỏi --> đại diện nhóm tra lời. + Cung cấp chất dinh dưỡng, O2 , nước cho cây và giữ cây đững vững. + Môi trường nước. + Giống : đều có chất dinh dưỡng như nhau. + Khác : Môi trường nước cây đứng vững. Môi trường nước cần có giá đỡ. => Hs kết luận. Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, O2 cho cây và giữ cho câykhông bị đỗ. Hoạt động 3 : Nguyên cứu thành phần đất trồng. Mục tiêu : Biết được các thành phần của đất trồng. - Treo sơ đồ thành phần của đất trồng HDhs quan sát rồi đặt câu hỏi. + Đất trồng gồm những thành phần gì? + Không khí có chức các chất khí nào? + O2 có vai trò gì trong đời sống cây trồng? - GV giảng cho hs hiểu chất hữu cơ của đất đặc biệtlà chất mùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. - Yêu cầu hs đọcmục 2 phần 2, hoàn thành phiếu học tập. + Vai trò của phần khí là gì? + Vai trò của phần rắn là gì? + Vai trò của phần lỏng là gì? - GV gọi đại diện nhóm lên gắn các tờ bìa lên phiếu. - Cho hs ghi vào tập sau khi đã hoàn chỉnh nội dung. - Hs quan sát sơ đồ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV. + Phần khí, phần rắn, phần lỏng. + O2 , CO2 , N2 , 1 số khí khác. + Cần cho quá trình hô hấp của cây. - Hs đọc mục 2, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. + Cung cấp O2 cho cây hô hấp. + Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây + Cung cấp nước cho cây. - Đại diện nhóm lên gắn, nhóm khác nhận xét bổ sung => Kết luận. Các thành phần đất trồng Vai trò đối với cây trồng - Phần khí. - Phần rắn. - Phần lỏng. - Cung cấp O2 cho cây hô hấp. - Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây - Cung cấp nước cho cây. 3/. Kiểm tra đánh giá : Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ. Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng? Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đối với cây trồng. Đánh giá giờ học đạt yêu cầu đề bài chưa? 4/. Dặn dò : Trả lời 2 câu hỏi cuối bài. Xem trước nội dung bài 3. Tuần 2 : Tiết 3 : Bài 3 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG I. Mụctiêu : Qua bài này hs phải Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì? Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Có ý thức bảo vệ duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất II. Chuẩn bị : GV : + Bảng phụ khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng các loại đất. + Các câu hỏi thí dụ khai thác, 3 loại đất khác. HS : Xem và nguyên cứu phần thảo luận nhóm. III. Tiến hành : 1/. Kiểm tra bài cũ : Đất trồng là gì? Có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng? Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò từng thành phần đối với cây trồng. 2/. Bài mới : Đa số cẩytồng sống và phát triển trên đất, thành phần và tính chất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lí cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu đất trồng có những tính chất chính gì? Hoạt động 1 : Làm rõ khái niệm thành phần cơ giới của đất. Mục tiêu : Biết được thành phần cơ giới của đất là gì? - Chia các nhóm nhỏ. - Đưa 3 mẫu đất để hs nhận biết đất cát, đất sét, đất thịt. - GV nêu câu hỏi. + Phần rắn của đất bao gồm những thàh phần nào? - GV giảng thêm phần vô cơ của đất gồm hạt cát, sét, limon, tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất. - Hs đọc nội dung mục 1 - Hs thảo luận nhận dạng 3 loại đất. + Phần vô cơ và phần hữu cơ. => Kết luận. Tỉ lệ (%) các hạt cát, sét, limon quyết định thành phần cơ giới của đất. Hoạt động 2 : Phân biệt thế nào là đất chua, kiềm của đất. Mục tiêu : Hiểu được thế nào là đất chua, kiềm của đất. - Yêu cầu hs đọc Sgk, đặt câu hỏi + Độ PH dùng để đo cái gì? + Trị số PH dao động trong phạm vi nào? + Với giá trị nào của PH thì đất gọi là đất chua, kiềm, trung tính? - GV giảng cho hs về việcphân chia đất để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi loại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt trong phạm vi PH nhất định, việc xác định Ph giúp ta bố trí cây trồng phù hợp với đất. Đất chua cần bón vôi để cải tạo. - Hs đọc thông tin Sgk + trả lời. + Đo độ chua, kiểm của đất. + Từ 0 – 14. + Chua : PH 7,5; trung tính = 6,6 – 7,5 Độ chua, độ kiềm bằng độ PH. Chỉ số PH dao động từ 0 đến 14. Căn cứ vào độ PH chia đất làm 3 loại : + Đất chua : PH < 6,5 + Đất trung tính : PH = 6,6 – 7,5 + Đất kiềm : PH > 7,5 Hoạt động 3 : Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. Mục tiêu: Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. - HDhs đọc mục III Sgk và đặt câu hỏi. + Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? - Cần nhấn mạnh 3 loại đất có kích thước khác. - Hạt càng bé thì khả năng giữ nước + chất dinh dưỡng càng tốt. - Hs đọc thông tin mục III và làm bài tập. + Vì nhờ các hạt cát, sét, limon, chất mùn. + Sét – tốt, thịt – TB, cát - kém Nhờ các hạt cát, sét , limon và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Hoạt động 4 : Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất. Mục tiêu: Hiểu thế nào là độphì nhiêu của đất. - Cho hs đọc thông tin + đặt câu hỏi gợi mở. + Đất thiếu nước + chất dinh dưỡng cây trồng sinh trưởng phát triển như thế nào? + Đất đủ nước + chất dinh dưỡng như thế nào? - GV phân tích. + Đất đủ nước + chất dinh dưỡng chưa hẳn là đất phì nhiêu mà phải đảm bảo cho năng suất cao, và không chứa các chất độc hại cho sinh trưởng của cây. + Ngoài độ phì nhiêu của đất còn các yếu tố giống, thời tiết, chăm sóc tốt. - GD hs thấy được vai trò của con người trong quá trình sản xuất. - Hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Hs kết luận nước + chất dinh dưỡng là 2 yếu tố của độ phì nhiêu. - Hs tiếp thu kiến thức và đi đến kết luận bài. Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ các điều kiện đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt. 3/. Kiểm tra đánh giá : Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ, thế nào là đất chua, kiềm, trung tính. Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? Độ phì nhiêucủa đất là gì? Đánh giá giờ học đạt mục tiêu bài chưa? 4/. Dặn dò : Học và trả lời 3 câu hỏi cuối bài. Giờ tới mang 3 mẫu đất khác, 1 lọ đựng nước cất, ống hút nước, tấm nylong, thước đo, giẻ lao tay. Tiết 4 : Bài 4 : THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (VÊ TAY) I. Mục tiêu : Qua bài này hs phải xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay. Rèn luyện kĩ năng quan sát thực hành. Có ý thức lao động, chính xác, cẩn thận. II. Phương tiện dạy học : - GV : + 3 mẫu đất khác, 1 lọ đựng nước, 1 ống hút nước. + Thước đo, kiểm tra dụng cụ hs mang vào. - HS : + giống Gv và quan sát thực hành. + Vệ sinh sạch sau tiết học. III. Phương pháp dạy học : Quan sát thực hành. Học tập hoạt động theo nhóm nhỏ. III. Tiến hành : 1/. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? Độ phì nhiêu của đất là gì? 2/. Bài mới : Bài trước các em đã học thành phần cơ giới của đất, bằng cách nào để xác định thành phần cơ giới của đất. Bài thực hành hôm nay giúp các em xác định được. Nhắc hs thực hành phải bảo đảm quy tắc an toàn, trật tự và vệ sinh tốt. Giới thiệu quy trình sau đó gọi 1 –2 hs nhắc lại. Hoạt động 1 : Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Mục tiêu : Hs phải mang đủ các dụng cụ cần thiết. - Giới thiệudụng cụ cần thiết để làm bài thực hành. - Kiểm tra dụng cụ hs. - Hs chia thành từng hóm. - Các nhóm kiểm tra lại dụg cựthcj hành. Hoạt động 2 : Quy trình thực hành. Mục tiêu : GV thực hành cho các em quan sát để xác định thành phần cơ giới của đất. - GV vừa tiến hành, vừa HDhs các thao tác. + Bước 1 : lấy 1 ít đất cho vào lòng bàn tay. + Bước 2 : nhỏ giọt nước cho đủ ẩm. + Bước 3 : vê đất thành thỏi 3mm đường kính. + Bước 4 : uốn thỏi thành vòng tròn có đường kín 3 cm. - GV dùng bảng chuẩn phân cấp đất để phân biệt thành phần cơ giới của các loại đất khác nhau. - Hs quan sát các thao tác của GV. - Quan sát bảng chuẩn phân cấp đất để phân biệt thành phần cơ giới của đất. Hoạt động 3 : Hs thực hành làm các thao tác. Mục tiêu : Mỗi nhóm tiến hành làm phải xác định các thành phần cơ giới của đất. - GV cho mỗi nhóm thực hành. - GV đến từng nhóm nhắc nhở làm cho tốt, trật tự. - Xong cho hs báo cáo kết quả. - Các em đã xác định đượcloại đất nào? - Các nhóm thực hành theo các bước GV hướng dẫn. - Hs ghi kết quả vào bài thu hoạch. Mẫu đất Trạng thái đất sau khi vê Loại đất xác định Số 1 ----------- ----------- Số 2 ----------- ----------- Số 3 ----------- ----------- 3/. Kiểm tra đánh giá : Có những loại đất nào? Nêu lại các bước thực hành. Nhận xét giờ thựchành. 4/. Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ thực hành cho giờ sau : 2 mẫu đất, 1 muỗng, 1 thang màu Ph chuẩn, 1 lọ chất chỉ thị màu.
Tài liệu đính kèm: