Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 7-8 - Nguyễn Thị Tuyết Minh

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 7-8 - Nguyễn Thị Tuyết Minh

1.Mục tiêu:

a.Kiến thức:

 -HS biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc

-Biết cách bảo quản và trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc

b.Kĩ năng:

 -HS biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí, đạt yêu cầu thẩm mĩ, bảo quản trang phục đúng kĩ thuật

c.Thái độ:

 -Giáo dục HS ý thức sử dụng và bảo quản trang phục

2.Chuẩn bị:

a.Giáo viên:

SGK + giáo án

b.Học sinh:

 SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà

3.Phương pháp dạy học:

 Phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm

4.Tiến trình:

4.1 Ổn định tổ chức:

 Điểm danh

4.2 Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra

4.3 Giảng bài mới:

 Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lí làm cho on người luiôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kĩ thuật. “Của bền tại người” câu nói đó rất có ý nghĩa với nội dung bài học hôm nay

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 1435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 7-8 - Nguyễn Thị Tuyết Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
Tiết PPCT:7
ND:// Bài4:
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
 -HS biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc
-Biết cách bảo quản và trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc
b.Kĩ năng:
 -HS biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí, đạt yêu cầu thẩm mĩ, bảo quản trang phục đúng kĩ thuật
c.Thái độ:
 -Giáo dục HS ý thức sử dụng và bảo quản trang phục 
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
SGK + giáo án
b.Học sinh:
 SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà
3.Phương pháp dạy học:
 Phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
 Điểm danh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra
4.3 Giảng bài mới:
 Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lí làm cho on người luiôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kĩ thuật. “Của bền tại người” câu nói đó rất có ý nghĩa với nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1. Tìm hiểu cách sử dụng trang phục 
(PP vấn đáp, thảo luận nhóm )
GV:Nêu hệ thống câu hỏi:
+ Hãy kể các hoạt động của em trong một ngày?
+ Khi đi học em mặc loại trang phục nào?
Khi lao động em mặc như thế nào? Giải thích sự lựa chọn đó?
HS: Trình bày
-Các hoạt động trong ngày: học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí
+ Đi học mặc đồng phục HS
+Đi lao động mặc quần áo màu tối, vải thấm mồ hôi vì khi lao động dễ vấy bẩn, đổ mồ hôi
GV:Qua nội dung vừa thảo luận em rút ra được nhận xét gì?
HS: Phải chọn trang phục phù hợp với hoạt động 
GV: Gọi 1 HS làm bài tập điền vào chỗ trống ở SGK
HS: làm bài
+Vải sợi bông vì vải sợi bông mặc thoáng mát, thấm mồ hôi tốt
+Màu sẫm ít bị dơ
+ Đơn giản, rộng cho dễ hoạt động 
GV: cho HS quan sát một số tranh ảnh về trang phục lễ hội
+ Em hãy mô tả trang phục lễ hội mà em biết?
+ Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, liên hoan  em thường ăn mặc như thế nào ?
HS: trả lời
GV: gọi 1 HS đọc bài: “Bài học về trang phục của Bác”
HS: đọc SGK
GV: yêu cầu HS dựa vào nội dung bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi đi thăm Đền Đô năm 1946 Bác Hồ ăn mặc như thế nào?
+ Vì sao khi tiếp khách quốc tế Bác bắt các đồng chí cùng đi phải về mặc com-lê, cà vạt nghiêm chỉnh?
+Khi đón Bác về Đền Đô bác Ngô Từ Vân ăn mặc như thế nào?
+ Vì sao Bác Hồ nhắc nhở bác Ngô “từ nay về sau chỉ nâu sòng thôi nhé” ?
HS: các nhóm trình bày, nhận xét
GV: Qua phần a và b, có thể rút ra kết luận gì về cách sử dụng trang phục?
HS: trả lời
HĐ2. Tìm hiểu cách phối hợp trang phục
(PP tq, vấn đáp)
GV:Hướng dẫn HS quan sát H1.11 Nêu nguyên tắc phối hợp vải hoa văn với vải trơn ?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Hướng dẫn HS quan sát H1.12 Nêu nguyên tắc phối hợp màu sắc?
HS:trả lời
GV: Việc phối hợp trang phục hợp lí có ý nghĩa như thế nào? 
HS: trả lời
I. Sử dụng trang phục:
1/Cách sử dụng trang phục:
a)Trang phục phù hợp với hoạt động :
-Trang phục đi học
-Trang phục lao động
-Trang phục lễ hội, lễ tân
b)Trang phục phù hợp với môi trường và công việc
*Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rấùt quan trọng đến hiệu quả công việc và thiện cảm của mọi người đến với mình
2/Cách phối hợp trang phục:
a) Phối hợp vải hoa văn với vải trơn
b)Phối hợp màu sắc
* Biết mặc thay đổi, phối hợp áo quần hợp lí về màu sắc, hoa văn sẽ làm phong phú hơn trang phục hiện có.
4.4 Củng cố và luyện tập:
Qua kiến thức đã học em có thể ghép thành mấy bộ quần áo từ 6 sản phẩm sau:
a)áo sơ mi đỏ và trắng b)áo màu trắng
c)áo màu đen d)váy màu đỏ
e)quần jean màu xanh e)quần âu màu đen
Đáp án:
Bộ 1: a+d Bộ 2: a+g
Bộ 3: a+d Bộ 4: b+e
Bộ 5: b+g Bộ 6: c+d
Bộ 7: c+e Bộ 8: c+g
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Học thuộc bài
-Xem trước phần II của bài
-Tìm hiểu qui trình giặt, phơi, là quần áo
-Sưu tầm các mảnh vải nhỏ ghi kí hiệu giặt là
5.Rút kinh nghiệm:
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
Tiết PPCT:8
ND:// Bài4:
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
 -HS biết cách bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp và độ bền cho trang phục
b.Kĩ năng:
 -HS đọc được kí hiệu giặt là in trên các sản phẩm may mặc
c.Thái độ:
 -HS có ý thức giữ gìn quần áo sạch đẹp
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
SGK + giáo án
Tranh bảng một số mẫu qui định giặt là
b.Học sinh:
 SGK + nghiên cứu bài trước ở nha
Sưu tầm một số mảnh vải qui định chế độ giặt làø
3.Phương pháp dạy học:
 Phương pháp trực quan
Phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm 
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
 Điểm danh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
 1/ Nêu cách sử dụng trang phục? (4đ)
-Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động 
+Trang phục đi học
+Trang phục lao động 
+Trang phục lễ hội, lễ tân
-Trang phục phù hợp với môi trường và công việc
2/Khi đi lao động em mặc trang phục như thế nào? Vì sao?(6đ)
-Chọn vải thấm hút mồ hôi tốt
-Màu tối để đỡ bẩn
-Chọn giày bata để dễ di chuyển và bảo vệ chân
4.3 Giảng bài mới:
 Ở tiết chúng ta đã tìm hiểu cách sử dụng trang phục phù hợp. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách bảo quản trang phụchợp lí để trang phục luôn bền, đẹp giúp tiết kiệm chi tiêu trong may mặc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1. Tìm hiểu qui trình giặt là
(PP trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm )
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập điền vào chỗ trống qui trình giặt phơi
HS: thảo luận nhóm 
GV: yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét
HS: trình bày, nhận xét
GV: mở rộng cho HS biết
+Khi giặt quần áo cần vò kĩ: cổ áo, măng sét tay áo, nách áo
+Khi giặt quần cần vò kĩ gấu quần, đầu gối, đáy quần
+Khi phơi quần áo nên phơi bề trái tránh bạc màu
+Phơi áo thun cần phơi ngang thân áo tránh xệ vai, cổ
GV: Yêu cầu HS quan sát H1.13 SGK/23
HS: quan sát
GV: Nêu dụng cụ dùng để là áo quần?
HS: trả lời
GV:Nêu qui trình là áo quần?
HS: dưa vào SGK trả lời
GV: nhấn mạnh cho HS nhớ khi là áo quần không đặt bàn ủi lâu một chỗ tránh áo quần bị ố, cháy
GV: yêu cầu HS quan sát bảng 3 SGK/24
HS: quan sát
GV: Dựa vào bảng 3 em hãy đọc một số kí hiệu giặt là đã sưu tầm 
HS: đọc SGK
GV: Kí hiệu giặt là có ý nghĩa như thế nào?
HS: Kí hiệu giặt là giúp người sử dụng bảo quản trang phục đúng cách
HĐ2. Tìm hiểu cách bảo quản trang phục
(PP vấn đáp)
GV: Quần áo sau khi giặt là cần được bảo quản như thế nào?
HS: trả lời
GV: mở rộng trong tủ quần áo nên đặt long não để tránh gián, nhậy cắn phá quần áo 
II. Bảo quản trang phục:
1/Giặt phơi:
2/Là (ủi):
-Dụng cụ: bàn là, bình phun nước, cầu là
-Qui trình: điều chỉnh nhiệt độ, là đều, không đặt bàn là một chỗ quá lâu, khi dừng đặt bàn là đúng nơi qui định
*Một số kí hiệu giặt là 
-Kí hiệu giặt là giúp người sử dụng bảo quản trang phục đúng cách
3.Bảo quản:
-Treo trên mắc áo hoặc xếp gọn gàng để nơi khô, thoáng
-Quầo áo không mặc nên cho vào túi nilon cột kín
4.4 Củng cố và luyện tập:
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK
Gọi HS đọc cá kí hiệu giặt là đính trên quần áo may sẵn
1/ Nêu qui trình là quần áo?
Điều chỉnh nhiệt độ, là đều, không đặt bàn là một chỗ quá lâu, khi dừng đặt bàn là đúng nơi qui định
2/ Kí hiệu giặt là có ý nghĩa như thế nào?
-Kí hiệu giặt là giúp người sử dụng bảo quản trang phục đúng cách
3/ Quần áo sau khi giặt là cần được bảo quản như thế nào?
-Treo trên mắc áo hoặc xếp gọn gàng để nơi khô, thoáng
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Học thuộc bài
-Về nhà tìm đọc các kí hiệu qui định giặt là
-Chuẩn bị bài 5: “TH: ôn một số mũi khâu cơ bản”
Mỗi em cần có: + 2 mảnh vải 8x15 cm
 + kim khâu, chỉ may, chỉ màu, kéo, thước, bút
5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCN6-7,8.doc