Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 46: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 3) - Năm học 2010-2011

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 46: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 3) - Năm học 2010-2011

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức: Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm. Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.

2. Kỹ năng: Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.

3. Thái độ: Có ý thức trong giữ gìn vệ sinh.

II. PHƯƠNG PHÁP: GV gợi mở tìm tòi, dẫn dắt hs đến vấn đề.

III/ CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

1. Giáo viên: Sgk, sgv.

- H3.20- 3.23 (sgk) phóng to.

- Giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Vở ghi, SGK.

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 46: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 3) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.02.2011
Tiết 46: các phương pháp chế biến
 thực phẩm (t3).
I/ Mục tiêu bài dạy:
1. Kiờ́n thức: Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm. Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
2. Kỹ năng: Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.
3. Thái đụ̣: Có ý thức trong giữ gìn vợ̀ sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP: GV gợi mở tìm tòi, dõ̃n dắt hs đờ́n vṍn đờ̀.
III/ Chuẩn bị bài dạy:
1. Giáo viên: Sgk, sgv.
- H3.20- 3.23 (sgk) phóng to.
- Giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK.
IV/ Tiến trình dạy học:
1 . Tổ chức: 2’	
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chỳ (sĩ số, hs vắng)
6
2 . Bài cũ: 10’
- Quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món nướng?
- Rang và rán khác nhau như thế nào?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới:
b) Bài mới:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
8’
7’
8’
Em hãy kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?
Thực phẩm nào dùng để trộn dần giấm? (bắp cải, xà lách, cải xoong, cà chua, hành tây)
Cho học sinh xem hình ảnh 1 số món trộn dầu giấm, gọi học sinh cho nhận xét về: Trạng thái, hương vị, màu sắc
Tại sao trước khi ăn khoảng 5- 10 phút ta mới trộn thực phẩm?
Những thực phẩm nào được dùng để trộn hỗn hợp?
Cho học sinh xem hình ảnh 1 số thực phẩm đã được trộn. Yêu cầu học sinh nhận xét về: Trạng thái, màu sắc, mùi vị
KL: Quy trình thực hiện, yêu cầu kỹ thuật.
Muối chua là gì?
Có mấy hình thức muối chua?
Hãy kể tên một số thực phẩm thường được sử dụng để muối chua trong gia đình em?
Muối xổi và muối nén khác nhau như thế nào?
Kết luận chung về quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của muối chua.
- Món muối chua thường được sử dụng như thế nào?
II/ Phương pháp làm chín thực phẩm không sử dụng nhiệt:
1. Trộn dầu giấm:
- K/n: Là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác nhau để tạo nên món ăn ngon miệng.
- Quy trình thực hiện:
+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.
+ Trộn thực phẩm với hỗn hợp: Dầu ăn + Giấm + Đường + Muối + Tiêu.
+ Trộn trước khi ăn khoảng 5- 10 phút.
+ Trình bày đẹp, sáng tạo.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Rau lá giữ được độ tươi, trơn láng, không bị nát.
+ Vừa ăn, vị chua dịu, hơi măn, ngọt, béo.
+ Mùi vị thơm, không hăng.
2. Trộn hỗn hợp:
- K/n: Pha trộn các hỗn hợp đã được làm chín bằng các phương pháp khác nhau, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
- Quy trình thực hiện:
+ Thực phẩm thực vật được làm sạch phù hợp, cắt, thái, ngâm nước muối (25%), rửa hết mặn, vắt ráo nước.
+ Thực phẩm động vật được chế biến chín mềm, cắt, thái phù hợp.
+ Trộn chung nguyên liệu động vật + Thực vật + Gia vị.
+ Trình bày theo đặc trưng cảu món.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Giòn, ráo nước.
+ Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
+ Màu sắc hấp dẫn.
3. Muối chua:
K/n: là thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
Muối xổi
Muối nén
- Muối trong thời gian ngắn.
- Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối (20- 25%) đun sôi để nguội + 1 ít đường hoặc ngâm thực phẩm với giấm + nước mắm + đường + tỏi + gừng.
- Lượng dung dịch phải ngập thực phẩm, đậy kín trong thời gian muối.
- Thời gian dài.
- Không ngâm thực phẩm vào dung dịch nước muối mà xếp thực phẩm xen lẫn muối (một lớp thực phẩm, rắc một lớp muối).
- Lượng muối chiến 2,5- 3% Khối lượng thực phẩm.
Quy trình thực hiện, yêu cầu kỹ thuật: (Đọc sgk).
Sử dụng: Dùng làm món ăn kèm, để kích thích tính ngon miệng, tạo hương vị đặc trưng.
4. Tổng kết, dặn dò: 10’ - Học sinh đọc “ghi nhớ”. Khái quát nội dung bài học.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời để củng cố bài. Đánh giá giờ học.
5 Hướng dẫn về nhà: Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
 + Chuẩn bị giờ sau: Đọc trước bài 19.
Mỗi tổ chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành.
Sơ chế trước nguyên liệu: Nhặt, rửa sạch rau xà lách, bóc vỏ hành, tỏi
V. RÚT KINH NGHIậ́M GIỜ DẠY:............................................................................................. ............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 46.doc