Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí (Tiết 1) - Năm học 2014-2015

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí (Tiết 1) - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh đạt được:

1/ Kiến thức:

- Nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết.

.2/ Kỹ năng:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp phòng học của mình.

3/ Thái độ:

- Có ý thức trồng hoa và chăm sóc hoa.

II. CHUẨN BỊ

1/ Giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 13 SGK Công nghệ 6, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

- Chuẩn bị tranh 1 số hình ảnh cắm hoa trang trí.

2/ Học sinh:

 - Đọc trước nội dung bài 13 SGK Công nghệ 6, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.

 

docx 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí (Tiết 1) - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đông Hồ I Ngày soạn: 12/11/2014
Tuần:15
Tiết: 29 
Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh đạt được:
1/ Kiến thức: 	
Nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết.
.2/ Kỹ năng: 	
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp phòng học của mình.
3/ Thái độ:	
Có ý thức trồng hoa và chăm sóc hoa.
II. CHUẨN BỊ 
1/ Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 13 SGK Công nghệ 6, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
- Chuẩn bị tranh 1 số hình ảnh cắm hoa trang trí. 
2/ Học sinh:
	- Đọc trước nội dung bài 13 SGK Công nghệ 6, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học	
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Câu 1: Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người?
	- Câu 2: Trình bày công dụng của mành, rèm cửa?
3. Bài mới: 
	a) Đặt vấn đề
	Trong đời sống hằng ngày, hoa được xem như là một loại trang trí đẹp, vì nó rất phong phú về hình dáng và màu sắc. Vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể trang trí hoa trong ngôi nhà của mình để làm cho căn nhà đẹp hơn, sống thoải mái hơn thì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay bài 13 Cắm hoa trang trí.
	b) Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dụng cụ và vật liệu cắm hoa.
GV yêu cầu HS Quan sát H2.19 em hãy kể tên các dụng cụ và chất liệu làm nên các dụng cụ đó?
GV nhận xét, kết luận, bổ sung: Ngoài ra có thể dùng các vật đơn giản đã sử dụng như vỏ chai, lọ, vỏ lon bia để cắm hoa.
+ Ngoài bình cắm hoa người ta còn sử dụng dụng cụ nào khác để cắm hoa?
GV nhận xét, bổ sung:
Ngoài ra còn có một số dụng cụ phụ trợ như bình phun nước, băng dính, dây kẽm để buộc hoặc uốn cành.
GV: Cho HS xem 1 số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật.
GV: Người ta đã sử dụng những vật liệu nào để cắm bình hoa này?
GV: Em hãy kể tên một số loại hoa, lá thường được cắm vào bình hoa tại nhà?
GV: Nhận xét, kết luận, ghi bảng.
HS quan sát, trả lời: 
+ Bình cắm hoa cao, thấp, giỏ, lẵng.
 + Chất liệu: sứ, sành, gốm, thuỷ tinh, tre, trúc, nhựa.
 HS lắng nghe, chép bài.
HS: Dụng cụ: dao, kéo, mút xốp, lưới thép,
HS lắng nghe
HS các loại hoa, lá, quả,..
HS trả lời.
I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa
 1.Dụng cụ cắm hoa
 a. Bình cắm:
 - Bình cắm: Có hai dạng bình thấp và bình cao.
 - Chất liệu: Thuỷ tinh, gốm ,sứ, tre, trúc, nhựa...
b. Các dụng cụ khác
 - Dụng cụ giữ hoa: Mút xốp, lưới thép, bàn chông...
 - Dụng cụ cắt: Dao, kéo. 
 - Ngoài ra còn có: Bình phun nước, dây kẽm, băng đính, đá cuội ...
 2. Vật liệu cắm hoa
 - Các loại hoa.
 - Các loại cành.
 - Các loại lá.
 - Các loại quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở
GV: Cắm thử những bông hoa có dáng cao vươn thẳng như: Lay ơn, huệ vào bình thấp và hoa có cấu tạo vòng nở lớn như cúc, súng vào bình cao, rồi lại cắm ngược lại. Qua 2 cách cắm vừa rồi em thấy cách cắm nào đẹp hơn, hợp lí hơn?
GV: Trong một bình hoa nên chọn màu sắc hoa như thế nào?
GV: Ngoài thiên nhiên các em thấy vị trí các bông hoa nở trên cây như thế nào?
GV như vậy cắm hoa trong bình cũng cần tạo độ chênh lệch dài ngắn tự nhiên.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.21 SGK để phát hiện vị trí các bông hoa phụ thuộc vào độ nở của các bông hoa như thế nào?
GV: Tỉ lệ cân đối giữa hoa và bình được tính như thế nào?
GV: Giảng giải và cho ghi nội dung bài.
GV cho bài tập ví dụ:
Giả sử có một bình hoa có đường kính lớn nhất D=15cm, chiều cao h=10cm. Chiều dài cành chính cần cắt là bao nhiêu cm?
GV nhận xét.
HS: Quan sát và lắng nghe.
HS: Nhận xét: cách 2 phù hợp hơn, vì: ( HS 2 - 3 tự trả lời ).
HS: bình màu sáng nên chọn hoa đỏ, vàng, trắng hay màu đỏ hoặc tím; bình tối chọn màu vàng, hồng tím hay một màu trắng hoặc vàng.
HS: Nhớ lại các vị trí ngoài sân: Hoa to ở dưới, hoa nhỏ ở trên, bông cao, bông thấp, không đều nhau...
HS lắng nghe.
HS: hoa càng nở càng cám thấp xuống miệng bình, hoa có độ vươn thẳng hoặc nụ cắm xa miệng bình.
HS: Cành chính thứ nhất (kí hiệu )
 = 1– 1,5 (D +h)
 + Cành chính thứ 2 (kí hiệu ) = 2/3 cành chính thứ nhất.
 + Cành chính thứ 3( kí hiệu ) = 2/3 cành chính thứ hai.
 + Các cành phụ ( kí hiệu T ): có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh.
HS lắng nghe, ghi vở.
HS tính và đưa ra đáp án là 37 → 40cm, 25 → 27cm, 16→18cm.
II. Nguyên tắc cơ bản
 1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc
 2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
 * Xác định độ dài các cành chính.
 + Cành chính thứ I (kí hiệu ) = 1– 1,5 (D +h).
 D: là đường kính lớn nhất của bình
 H: là chiều cao của bình
 + Cành chính thứ II (kí hiệu ) = 2/3 cành chính thứ nhất .
 + Cành chính thứ III ( kí hiệu ) = 2/3 cành chính thứ hai .
 + Các cành phụ ( kí hiệu T ): có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh
4. Củng cố:
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK
- GV: Nhắc lại nội dung chính của bài.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Đọc trước SGK phần còn lại. Tìm hiểu quy trình cắm hoa.
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 13 Cam hoa trang tri.docx