I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày được công dụng, cách lựa chọn một số đồ vật thông thường (tranh ảnh, gương) trong trang trí nhà ở.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để chọn lựa các đồ vật như tranh ảnh, gương để trang trí nhà ở, nơi học tập.
2. Kĩ năng: Lựa chọn được tranh ảnh, gương để trang trí nhà ở phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức trang trí, làm đẹp góc học tập, nhà ở.
II-CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tham khảo chuẩn KT-KN, tích hợp giáo dục môi trường môn công nghệ.
- Phóng to các hình: 2.10; 2.11 và 2.12 SGK.
2. Học sinh: Đọc trước bài 11. Sưu tầm một số tranh ảnh có trang trí gương và tranh ảnh.
III- TIẾN TRÌNH LN LỚP:
Tuần 13 Tiết 25 Ngày soạn: Ngày dạy:.. Bài 11: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT I-MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được công dụng, cách lựa chọn một số đồ vật thông thường (tranh ảnh, gương) trong trang trí nhà ở. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để chọn lựa các đồ vật như tranh ảnh, gương để trang trí nhà ở, nơi học tập. 2. Kĩ năng: Lựa chọn được tranh ảnh, gương để trang trí nhà ở phù hợp với hoàn cảnh gia đình. 3. Thái độ: Có ý thức trang trí, làm đẹp góc học tập, nhà ở. II-CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khảo chuẩn KT-KN, tích hợp giáo dục môi trường môn công nghệ. - Phóng to các hình: 2.10; 2.11 và 2.12 SGK. 2. Học sinh: Đọc trước bài 11. Sưu tầm một số tranh ảnh có trang trí gương và tranh ảnh. III- TIẾN TRÌNH LN LỚP: TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 1’ 4’ 8’ 8’ 12’ 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bi cũ: 3. Bài mới: I - Tranh ảnh 1. Công dụng: - Tạo sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng. - Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. 2. Cách chọn tranh ảnh a) Nội dung tranh ản- tùy ý thích cá nhân và điều kiện kinh tế gia đình. b) Màu sắc của tranh ản- phù hợp với màu tường, màu đồ đạc. c) Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường. 3. Cách trang trí tranh ảnh - Nên treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn. - Không nên treo quá nhiều tranh rải rác trên một bức tường. II - Gương: 1. Công dụng: - Dùng để soi và trang trí,tạo vẻ đẹp cho căn phòng. - Tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn. 2. Cách treo gương: Có thể treo gương phía trên tràng kỷ, ghế dài, trên tủ,bàn làm việc hay ngay sát cửa ra vào - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo - Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ,ngăn nắp? - Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ,ngăn nắp? à Giới thiệu bài: Để làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở, ngoài việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp người ta thường trang trí nhà ở bằng một số đồ vật. Các đồ vật thường được dùng để trang trí là tranh ảnh, gương, rèm cửa, mành, đồng hồ, đèn, thảm, khăn trải bàn, bình hoa Chúng ta cùng tìm hiểu một số đo vật thông dụng trong trang trí nhà ở. * Hoạt động 1 - Nêu công dụng của tranh ảnh? - GV giải thích: Phải biết cách chọn tranh ảnh và biết cách bài trí mới tạo nên sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng - Em chọn những tranh ảnh nào để trang trí cho nhà ở của mình? (chú ý nội dung, màu sắc, kích thước) - GV kết luận: chọn tranh ảnh tùy ý thích cá nhân và điều kiện kinh tế gia đình, phù hợp với màu tường, màu đồ đạc. - Nếu tường và đồ đạc có màu nhạt thì chọn tranh có màu sắc như thế nào? - Kích thước của tranh so với tường nhà phải như thế nào? Cho ví dụ. - Treo tranh vẽ hình 2.11: Trang trí nhà ở bằng tranh ảnh. - Các em hãy thảo luận nhóm, rút ra cách trang trí tranh ảnh? - Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - Nhận xét, kết luận, ghi bảng * Hoạt động 2 - Nêu công dụng của gương? - Ở nhà các em được thấy gương được dùng ở đâu? - GV treo tranh vẽ hình 2.12 SGK và yêu cầu 1 HS trả lời. + Gương được treo ở những vị trí nào? -Để tạo cảm giác chiều sâu cho căn phòng cần treo gương ở đâu? - Để tạo cảm giác căn phòng rộng ra nên treo gương ở đâu? - Để tạo vẻ thân mật, ấm cúng và tiện sử dụng nên treo gương ở đâu? - GV gọi HS kết luận, ghi bảng - Lớp trưởng báo cáo - Đảm bảo sức khỏe,tiết kiệm thời gian và làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở - Có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp:và thường xuyên quét dọn, lau chùi). - Lắng nghe và suy nghĩ - Tranh ảnh thường dùng để trang trí tường nhà tạo sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng, tạo cảm giác thoải mái,dễ chịu. - Trả lời theo ý của mình - Lắng nghe và suy nghĩ - Chọn tranh ảnh có màu sắc rực rỡ. - Chú ý lắng nghe - Tranh ảnh có màu sắc rực rỡ. - Phải cân xứng, bức tranh to không nên treo trên khoảng tường nhỏ, tuy nhiên nhiều tranh ảnh nhỏ có thể ghép lại và treo trên khoảng tường rộng. - Quan sát tranh - Nhóm thảo luận: Nên treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn. + Không nên treo quá nhiều tranh rải rác trên một bức tường. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi bài. - Dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng. - Thường dùng để soi ở nhà tắm, phòng khách - HS quan sát. - Phòng khách, trên tủ, kệ,.. - Để tạo cảm giác chiều sâu cho căn phòng cần treo một chiếc gương rộng phía trên tràng kỷ, ghế dài. - Để tạo cảm giác căn phòng rộng ra nên treo gương trên một phần tường hoặc toàn bộ tường. - Để tạo vẻ thân mật, ấm cúng và tiện sử dụng nên treo gương trên tủ,bàn làm việc hay ngay sát cửa ra vào. - HS trả lời và ghi bài. 5’ 4. Củng cố : - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 2 - Em hãy nêu công dụng và cách treo tranh ảnh để trang trí nhà ở. - Nêu công dụng và cách treo gương trong nhà ở. - Trả lời nội dung hoạt động 1 - Trả lời nội dung hoạt động 2 5. Dặn dò: (1 phút) - Về nhà học bài- Xem phần còn lại của bài 11: Rèm cửa và mành có chức năng gì? Và được trang trí như thế nào? Ngày soạn: Ngày dạy:.. Tuần 13 Tiết 26 Bài 11: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT (tiếp theo) I-MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được công dụng, cách lựa chọn một số đồ vật thông thường (rèm cửa, mành) trong trang trí nhà ở. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để chọn lựa các đồ vật như rèm cửa, mành để trang trí nhà ở. 2. Kĩ năng: Lựa chọn được rèm cửa, mành để trang trí nhà ở phù hợp với nhà ở của mình. 3. Thái độ: Có ý thức trang trí, làm đẹp góc học tập, nhà ở. II-CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên. - Sách màu sắc trong trang trí nội thất. 2. Học sinh: Đọc trước phần III, IV bài 11. Sưu tầm một số tranh ảnh có trang trí rèm cửa và mành. III- TIẾN TRÌNH LN LỚP: TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 1’ 10’ 13’ 9’ 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bi cũ: 3. Bài mới: III - Rèm cửa: 1.Công dụng: tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng. 2. Cách chọn vải may rèm: a) Màu sắc: hài hòa với màu tường, màu cửa và các đồ vật chính trong phòng.. b) Chất liệu vải: bền, đẹp, có độ rủ. c) Giới thiệu một số kiểu rèm IV- Mành 1. Công dụng: che bớt nắng, gió, che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng. 2. Các loại mành: có rất nhiều loại và được làm bằng các chất liệu khác nhau như: tre, trúc, nhựa, nhôm, - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo - Em hãy nêu công dụng và cách treo tranh ảnh để trang trí nhà ở. - Nêu công dụng và cách treo gương trong nhà ở? à Giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu cách trang trí nhà ở bằng tranh ảnh và gương. Tiết học hôm nay các em sẽ được tiếp tục làm quen với cách trang trí nhà ở bằng rèm cửa và mành. * Hoạt động 1 - Hãy nêu những công dụng của rèm cửa? - Có thể giải thích thêm: Rèm cửa còn có tác dụng giữ nhiệt (giữ độ ấm về mùa đông và mát về mùa hè nếu chủ nhân muốn duy trì tương đối nhiệt độ ở trong phòng). - Các nhóm hãy thảo luận, nêu cách chọn màu sắc của vải may rèm cửa nếu: Màu tường là màu kem, cửa và đồ đạc màu nâu sẫm? - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về các kiểu rèm --> Kết luận: - Chất liệu vải may rèm thường dùng chất liệu gì? - GV kết luận ghi bảng * Hoạt động 2 - Công dụng của mành đối với đời sống của con người như thế nào? -Em hãy nêu những loại mành mà em biết và chất liệu của nó. -Nêu đặc điểm của chất liệu làm mành và kể tên một số chất liệu mà em biết? - Gọi vài HS nhận xét, kết luận theo hướng dẫn của GV. - Lớp trưởng báo cáo - Tạo sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng,nên treo tranh vừa tầm mắt,.. - Dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng; Tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn. - Lắng nghe và suy nghĩ. - Tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng. - Lắng nghe và suy nghĩ - HS thảo luận nhóm, trả lời: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận lên bảng: rèm cửa màu nâu sẫm, màu kem sậm, - Các nhóm khác nhận xét,bổ sung. - Quan sát tranh vẽ, rút ra kết luận: vải phải có màu hài hòa với màu tường, màu cửa, màu đồ đạc. - Vải dày in hoa, nỉ, gấm; vải mỏng như voan, ren, - HS ghi bài. - Che bớt nắng,gió, che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng. - Mành nhựa trắng để che khuất nhưng vẫn giữ sáng. -Mành tre, trúc, nứa che bớt nắng, gió. Đặc điểm của chất liệu làm mành chịu được lực uốn tương đối, chịu được tác động của môi trường - Các chất liệu làm mành thường là nhựa, tre, trúc - Nhận xét, ghi bài. 5’ 4. Củng cố : - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 2 - Rèm cửa có công dụng gì? Chọn vải may rèm như thế nào? - Nêu công dụng và chất liệu thường dùng làm mành trong trang trí. - Trả lời nội dung hoạt động 1 - Trả lời nội dung hoạt động 2 5. Dặn do: (1 phút) - Về nhà xem lại công dụng và chức năng của rèm cửa và mành. - Đọc trước bài 12: Trang trí nhà bằng cây cảnh và hoa: Quan sát vị trí trang trí cây cảnh, hoa cách chăm sóc cây cảnh.
Tài liệu đính kèm: