Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 22, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 22, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Biết cần phải làm gì để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

2. Kĩ năng: Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.

3. Thái độ: Rèn luyện ý thức lao động và có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV:

- Hình 2.8, 2.9 SGK/40 phóng to.

- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu lien quan

2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài mới

III. Dự kiến phương pháp dạy học: vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài (2’): Trong đời sống, thời gian mỗi người chúng ta sống và sinh hoạt ở ngôi nhà của mình rất lớn, vì vậy bất kì ai cũng muốn nhà mình là một tổ ấm luôn gọn gang, ngăn nắp và sạch sẽ. Ước muốn giản dị đó ai đã hiểu được đều có thể làm được. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và tìm cách vận dụng những kiến thức trong tiết học này để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1569Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 22, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11	Ngày soạn: 29/10/2011	Ngày dạy: 1/11/2011
Tiết 22 	Bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Biết cần phải làm gì để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
2. Kĩ năng: Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức lao động và có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Hình 2.8, 2.9 SGK/40 phóng to.
- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu lien quan
2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài mới
III. Dự kiến phương pháp dạy học: vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không	
3. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài (2’): Trong đời sống, thời gian mỗi người chúng ta sống và sinh hoạt ở ngôi nhà của mình rất lớn, vì vậy bất kì ai cũng muốn nhà mình là một tổ ấm luôn gọn gang, ngăn nắp và sạch sẽ. Ước muốn giản dị đó ai đã hiểu được đều có thể làm được. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và tìm cách vận dụng những kiến thức trong tiết học này để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu như thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (15’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.8, 2.9 thảo luận nhóm (3’) nhận xét nhà ở trong 2 hình như thế nào từ đó rút ra nhận xét thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét phần thảo luận của mỗi nhóm.
- Gọi HS rút ra nhận xét thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Quan sát và thảo luận nhóm 3’
- Trả lời:
Hình 2.8 thể hiện nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
+ Trong nhà: chăn màn được xếp gọn, dép để theo đôi dưới giường, sách vở để ngay ngắn trên bàn, lọ hoa được chăm sóc xanh tươi.
+ Ngoài nhà: sân sạch sẽ không có rác, đồ đạc được sắp xếp gọn gang
Hình 2.9 thể hiện nhà ở không sạch sẽ, ngăn nắp:
+ Trong nhà: quần áo, chăn màn vứt bừa bãi, sách vở vứt lung tung
+ Ngoài nhà: đồ đạc vứt lộn xộn, rác .
- Nghe giảng
- Nhận xét
Tiết 22 Bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là nhà có môi trường sống luôn luôn sạch, đẹp và thuận tiện, khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn của bàn tay con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (20’)
[
- Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp có những lợi ích gì?
- Nêu vấn đề: Nhà ở là nơi sinh sống của con người, do các tác động của con người cũng như các tác động của ngoại cảnh như mưa, gió, bụi.. làm cho nhà ở không còn sạch sẽ, ngăn nắp. Vậy chúng ta phải làm gì để giữ cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
- Giải thích: trước khi chúng ta dọn dẹp nhà ở chúng ta cần có nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, bắt đầu từ các thói quen hàng ngày như: xếp màn, mùng, gấp chăn gối
-? Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
- Giáo dục HS: có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà. Ở trường phải quét dọn, không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh chung
- Đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian khi tìm 1 vật gì đó, tăng vẻ đẹp cho nhà ở
- Thường xuyên lau chùi, quét dọn.
- Nghe giảng
- Để mất ít thời gian dọn dẹp và hiệu quả tốt hơn
II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
1. Sự cần thiết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm đồ đạc hoặc khi dọn dẹp và làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
a. Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào?
Mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp; giữ vệ sinh nhà, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ vật sau khi sử dụng để đúng nơi quy định...
b. Cần làm những công việc gì trong gia đình?
Những cụng việc hàng ngày phải làm như quét nhà, lau nhà, dọn dẹp đồ đạc của cả nhà, của gia đình, làm sạch khu bếp...
c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
Để mất ít thời gian dọn dẹp và hiệu quả tốt hơn
4. Củng cố: (5’)
	- Gọi HS đọc ghi nhớ
	- Trả lời câu hỏi 1,2/SGK41
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
	- Học bài cũ
	- Đọc bài 11, sưu tầm một số tranh ảnh về nhà ở được trang trí bằng tranh ảnh, gương.
V. Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11 tiet 22 - giu gin nha o sach se ngan nap.doc