Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Thủy

Giới thiệu chương, bài mới:

GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.1/67 SGK nhận xét

Vì sao 2 em bé có thể trạng khác nhau?

GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của ăn uống hợp lí.

Giáo viên chốt lại:

Cần phải ăn uống để sống và làm việc đồng thời để có chất dinh dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt

Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu bàiCơ sở của ăn uống hợp lý để có thêm hiểu biết để biết cách ăn uống cho hợp lí.

HS: bạn nữ có thân hình cân đối, khoẻ mạnh còn bạn nam có thân hình gầy gò, ốm yếu, thiếu sức sống.

HS: Do bạn nữ ăn uống hợp lí còn bạn nam do ăn uống không hợp lý.

Hoạt động1: I. Vai trò của chất dinh dưỡng

- Trong thực tế hàng ngày con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? kể tên các chất dinh dưỡng?

1/ Chất đạm:

Nguồn cung cấp chất đạm gồm có: động vật và thực vật.

- Đạm TV có trong loại thực phẩm nào?

- Đạm ĐV có trong loại thực phẩm nào?

- Chất đạm có vai trò gì đối với cơ thể?

Những đối tượng nào cần nhiều chất đạm ? HS: chất đạm, chất béo, chất tinh bột, chất đường, chất vitamin

HS quan sát H.3.2/67 điền vào chỗ trống trong SGK:

đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa.

đạm thực vật: đậu nành, đậu xanh, vừng.

HS quan sát H3.3 và đọc phần 1b/67 để trả lời:

- Giúp cơ thể phát triển.

- Cần thiết cho việc tái tạo tế bào

- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Những người quá gầy, ốm; trẻ em.

 

doc 38 trang Người đăng vanady Lượt xem 1299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở của ăn uống hợp lý
Tiết: 37
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu: HS nắm được:
- Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày: Chất đạm, chất béo và chất đường bột
- Vận dụng kiến thức để lựa chọn thức ăn trong bữa ăn hàng ngày
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, tạp chí về ăn uống
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại
IV/ các hoạt động dạy và học:
ổn định:
Kiểm tra: Không 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu chương, bài mới : 
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.1/67 SGK đ nhận xét 
Vì sao 2 em bé có thể trạng khác nhau?
GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của ăn uống hợp lí.
Giáo viên chốt lại :
Cần phải ăn uống để sống và làm việc đồng thời để có chất dinh dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt
Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu bài Cơ sở của ăn uống hợp lý để có thêm hiểu biết để biết cách ăn uống cho hợp lí.
HS : bạn nữ có thân hình cân đối, khoẻ mạnh còn bạn nam có thân hình gầy gò, ốm yếu, thiếu sức sống.
HS : Do bạn nữ ăn uống hợp lí còn bạn nam do ăn uống không hợp lý.
Hoạt động1: I. Vai trò của chất dinh dưỡng	
- Trong thực tế hàng ngày con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? kể tên các chất dinh dưỡng?
1/ Chất đạm: 
Nguồn cung cấp chất đạm gồm có: động vật và thực vật.
- Đạm TV có trong loại thực phẩm nào?
- Đạm ĐV có trong loại thực phẩm nào?
- Chất đạm có vai trò gì đối với cơ thể?
Những đối tượng nào cần nhiều chất đạm ? 
HS: chất đạm, chất béo, chất tinh bột, chất đường, chất vitamin
HS quan sát H.3.2/67 đ điền vào chỗ trống trong SGK:
đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa.
đạm thực vật: đậu nành, đậu xanh, vừng.
HS quan sát H3.3 và đọc phần 1b/67 để trả lời:
- Giúp cơ thể phát triển.
- Cần thiết cho việc tái tạo tế bào
- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Những người quá gầy, ốm; trẻ em.
Tiểu kết: 
1. Chất đạm:
a. Nguồn cung cấp:
+ Chất đạm động vật: thịt, cá, trứng, tôm...
+ Chất đạm thực vật: Các loại đậu: đậu tương, xanh, vừng 
b. Chức năng dinh dưỡng: 
 + Giúp cơ thể phát triển
 + Cần thiết cho việc tái tạo tế bào
 + Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
2/ Chất đường bột:
- Chất đường bột có trong loại thực phẩm nào?
GV cung cấp thêm về một số nguồn cung cấp chất đường bột khác: Các laọi đậu, mạch nha, trái cây chín...vv
- Chức năng dinh dưỡng của chất đường bột là gì?
GV phân tích thêm: - là nguồn năng lượng chủ yếu và rẻ tiền cho cơ thể: hơn 1/2 năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày là do chất đường bột cung cấp, nguồn cung cấp chính chất đường bột là gạo
- Gluxit liên quan tới quá trình chuyển hoá prôtêin và lipit 
HS quan sát H3.4và 3.5, đọc phần 2bđ trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
Nguồn cung cấp : 
Nhóm đường là thành phần chính như mía, kẹo, mật ong, ...vv
Nhóm tinh bột là thành phần chính như gạo, ngô, khoai, sắn...
HS: Chức năng dinh dưỡng: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
Có thể chuyển hoá thành chất dinh dưỡng khác: prôtein, lipit
Tiểu kết: 2. Chất đường bột:
a)Nguồn cung cấp: 
- Nhóm đường là thành phần chính: mía, kẹo, mạch nha...vv
- Nhóm tinh bột là thành phần chính: gạo, ngô, khoai, sắn...vv
b) Chức năng dinh dưỡng: 
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
Có thể chuyển hoá thành chất dinh dưỡng khác: prôtein, lipit
3/ Chất béo: 
Chất béo có trong loại thực phẩm nào?
Vai trò của chất béo đối với cơ thể? 
GV phân tích thêm: chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu mỡ (VTM A, E..) , giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với môi trường bên ngoài ( mùa đông).
HS quan sát h3.6/69 và 3.7, đọc phần 3b, trả lời:
* Nguồn cung cấp: 
- Có trong mỡ động vật như mỡ lợn, phomat, sữa..
- Có trong dầu thực vật : dầu vừng, dầu lạc...
* Chức năng dinh dưỡng:
- Nguồn cung cấp năng lượng quan trọng
- Chuyển hoá một số vitamin cần thiết.
Tiểu kết: 3. Chất béo: 
* Nguồn cung cấp: 
- Có trong mỡ động vật như mỡ lợn, phomat, sữa..
- Có trong dầu thực vật : dầu vừng, dầu lạc...
* Chức năng dinh dưỡng:
- Nguồn cung cấp năng lượng quan trọng
- Là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu mỡ ( VTM A, E..) 
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với môi trường bên ngoài ( mùa đông)
Hoạt động 2: Tổng kết.
HS đọc 2 câu đầu phần ghi nhớ SGK
Cho biết chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột, chất béo? 
Dặn dò: Quan sát tháp dinh dưỡng và đọc phần em có biết
 Đọc các chất sinh tố, nước.. và giá trị dinh dưõng của các nhóm thức ăn để chuẩn bị cho tiết sau.
Chương III:NẤU ĂN TRONG GIA ĐèNH
 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP Lí
Tiết: 38
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu: HS nắm được:
- Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày: Chất vitamin, nước và chất xơ
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn.Vận dụng kiến thức để lựa chọn thức ăn trong bữa ăn hàng ngày
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, tạp chí về ăn uống ; đèn chiếu, bảng trong.
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại 
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra: 
HS1 : Cho biết nguồn cung cấp và chức năng của chất đạm ?
HS2 : Cho biết nguồn cung cấp và chức năng của chất đường bột ?
HS3 : Cho biết nguồn cung cấp và chức năng của chất béo? Trong những loại thức ăn sau có những chất dinh dưỡng nào: Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà?
3. Bài mới: 	
Hoạt động1: I. Vai trò của chất dinh dưỡng	 
4/ Sinh tố:
- Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?
-Vitamin A.B,C,D có trong những loại thực phẩm nào? Chúng có vai trò gì đối với cơ thể?
- Thiếu vitamin A thường mắc những bệnh gì?
- Nếu thiếu vitamin C thường có hiện tượng gì xảy ra?
- Đối với trẻ em thiếu vitamin D sẽ bị bệnh gì?
GV bổ sung và chốt lại (vừa giàng, vừa chiếu bảng sau cho HS chép và vở): 
Vitamin nhóm A, B, C, D, E, PP, K...vv
HS quan sát H.3.7 /69 đ trả lời câu hỏi :
Có chủ yếu trong các loại trái cây và gan, trứng, ...vv Vai trò : ngừa một sô loại bệnh (như SGK nêu)
Thiếu vitamin A: Bệnh quáng gà.
Thiếu vitamin C: bệnh hoại huyết
Thiếu vitamin D: còi xương
Tiểu kết: 4. Chất sinh tố ( Vitamin )
Vitamin
Nguồn cung cấp
Chức năng dinh dưỡng:
A
Các loại rau quả màu đỏ:(cà chua, bí đỏ, cà rốt, rau dền) gan, lòng đỏ trứng
Giúp cơ thể tăng trưởng, bảo vệ đôi mắt Giúp cấu tạo răng đều, xương nở, bắp thịt phát triển, da hồng hào.Tăng sức đề kháng, tăng khả năng tiết sữa
B
Cám gạo, thịt lợn nạc, tim, gan, thịt gà, rau muống
Điều hoà hệ thần kinh, chống phù thủng, giúp tiêu hoá tốt
C
Các loại rau, cam, chanh
Giúp cơ thể phòng chống bệnh, lở mồm, viêm lợi... 
D
bơ,dầu gan cá thu, ánh năng mặt trời...
Giúp cơ thể chuyển hoá các chất: vôi, can xi, giúp hệ xương phát triển tốt
5/ Chất khoáng:
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.8 SGK/ 70
Chất khoáng gồm những chất gì?
- Canxi và phôtpho có trong thực phẩm nào? vai trò của nó đối với cơ thể?
GV bổ sung : Nếu thiếu, xương phát triển yếu, dễ bị gãy, trẻ em bị còi xương, răng lâu mọc..
- Iôt có trong loại thực phẩm nào?
Vai trò của Iôt đối với cơ thể? Thiếu Iôt thường mắc bệnh gì?
- Những loại thực phẩm có chứa chất sắt? Vai trò của nó đối với cơ thể?
GV chốt lại, cho HS ghi
HS quan sát H3.8`đtrao đổi nhóm thống nhất câu trả lời: Gồm chủ yếu là photpho, Iôt, canxi, sắt.
Canxi và Phôtpho: Có trong cá, sữa, đậu, tôm, cua...đ giúp xương, răng phát triển tốt, giúp đông máu. 
Có trong rong biển, sò biển, các loại sữa..
Nếu thiếu gây mệt mỏi, dễ cáu gắt, mắc bệnh bướu cổ.
có trong gan tim, cật, thịt nạc.. Sắt tạo máu.Nếu thiếu, người xanh xao, yếu mệt.
Tiểu kết:
5/ Chất khoáng: 
Gồm: phốtpho, iôt, canxi, sắt..
a) Canxi và Phôtpho: Có trong cá, sữa, đậu, tôm, cua...đ giúp xương, răng phát triển tốt, giúp đông máu. Nếu thiếu xương phát triển yếu, dễ bị gãy, trẻ em thì bị còi xương, răng lâu mọc..
b)Iôt: Có trong rong biển, sò biển, các loại sữa..đTạo hoocmon điều khiển sự sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu gây mệt mỏi, dễ cáu gắt, mắc bệnh bướu cổ.
c) Chất sắt: có trong gan tim, cật, thịt nạc..đ tạo máu.Nếu thiếu người xanh xao, yếu mệt
6/ Nước: 
Nước cần thiết cho cơ thể như thế nào?
Ngoài nước uống còn nguồn nào cung cấp cho cơ thể nữa không?
HS: là thành phần chủ yếu của cơ thể, môi trường cho mọi sự chuyển hoávà trao đổi chất của cơ thể, điều hoà thân nhiệt
HS: thức ăn, đặc biệt là trái cây và rau.
Tiểu kết: 
 6/Nước: - thành phần chủ yếu của cơ thể, 
 - môi trường cho mọi sự chuyển hoávà trao đổi chất của cơ thể
 - Điều hoà thân nhiệt
7/ Chất xơ: 
Chất xơ không phải là chất dinh dưỡng nhưng là thành phần không thể thiếu được, vì sao? 
Chất xơ có trong loại thực phẩm nào?
Vậy để có sức khoẻ tốt cần đảm bảo điều gì?
GV chốt lại vai trò của các chất dinh dưỡng
HS : giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
HS: Rau, trái cây chứa nhiều chất xơ.
HS: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không được ăn thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng nào.
Tiểu kết:
7/ Chất xơ:
 Có trong rau xanh, trái cây..đ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón
Kết luận: Mỗi chất dinh dưỡng có 1 chức năng khác nhau 
ị Cần ăn uống đủ các thức ăn và uống nhiều nước mỗi ngàyđ sẽ có sức khoẻ tốt
Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn
1/ Phân nhóm thức ăn
- Căn cứ vào đâu để phân nhóm thức ăn?
- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các chất chia thức ăn thành mấy nhóm?
- Việc phân nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nàođối với việc tổ chức bữa ăn hàng ngày?
- ở gia đình em hàng ngày có ăn đủ 4 nhóm thức ăn không?
2/ Cách thay thế:
- Vì sao phải thay thế thức ăn?
GV đưa ví dụ: Có các loại thức ăn: thịt lợn, rau muống, trứng được thay thế bởi cá, thịt bò và đậu phụ
- Em có nhận xét gì về cách thay thế trên?
- Vậy nên thay thế bằng như thế nào, nếu thức ăn không cùng trong 1 nhóm sẽ dẫn đến tác hại gì?
yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK/72
- ở nhà mẹ thường thay đổi món ăn trong từng bữa ăn như thế nào?
Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng.
HS quan sát H 3.9/71 SGK trả lời câu hỏi: Thành 4 nhóm: nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu vitamin và muối khoáng 
HS: giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết, thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị đảm bảo được dinh 
dưỡng
 HS liên thực tế ở gia đình, kể các loại thức ăn và tự nhận xét
HS: thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, đảm bảo được dinh dưỡng. 
HS đọc thông tin SGK đ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Không được vì cách sau không có rau, thiếu vitamin và chất xơ.
Phải thay thế thức ăn trong cùng 1 nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
HS đọc ví dụ SGK
HS liên hệ và nhận xét ở gia đình
Tiểu kết: II. Giá trị dinh dưỡng của các  ... ng hơn, khoa học hơn.
HS: phụ thuộc vào tính chất của bữa ăn, nhu cầu của các thành viên tham gia trong bữa ăn đó
Tiểu kết:
I. Xây dựng thực đơn:
1. Thực đơn: Là bảng ghi tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hằng ngày.
- Thực đơn được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định món ăn nào trước, món ăn nào sauị thể hiện được phong tục tập quán của từng vùng miền và sự hiểu biết về lĩnh vực ăn uống của người xây dựng thực đơn
- Có thực đơn công việc thực hiện bữa ăn được tiển hành trôi chảy, khoa học
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc xây dựng thực đơn
GV : Bữa ăn thường ngày của gia đình có những món ăn nào? gồm bao nhiêu món?
GV :Một bữa ăn tiệc em thấy có những món nào? Gồm bao nhiêu món?
GV: So sánh bữa ăn thường với bữa ăn tiệc?
GV khái quát những món thường có trong bữa ăn thường, bữa tiệc. 
GV: Vậy muốn xây dựng thực đơn trước hết phải xác định điều gì?
GV: Trong thực đơn món chính được hiểu như thế nào?
HS tự kể các món ăn thường ngày, bữa ăn tiệc thực tế của gia đình mình.
HS: bữa ăn hàng ngày đơn giản hơn,ít món hơn.
HS: phải xác định tính chất của bữa ăn: tiệc hay hằng ngày?
HS: món chính là món phục vụ cho bữa ăn và phải đủ no.
GV: Bữa ăn thường ngày gồm những món chính nào?
GV: Bữa ăn tiệc gồm những món chính nào?
GV bổ sung các món ăn chính: cari, gà hầm, xương hầm, thịt um...vv
GV: Các món ăn trong thực đơn cần đảm bảo điều yêu cầu gì?
GV: Rút ra kết luận về các nguyên tắc xây dựng thực đơn?
HS: canh, mặn, xào (hoặc luộc).
HS: món khai vị, món sau khai vị, món ăn chính, món ăn thêm, món tráng miệng, đồ uống
HS: phải bảo đảm yêu cầu về mặt dinh dưỡng, vệ sinh và hiệu quả kinh tế.
HS tự rút ra kết luận: Thực đơn phải có:- số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
Đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn
Đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế.
Tiểu kết: 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
tuỳ vào bữa ăn hàng ngày hay bữa cỗ mà số lượng và chất lượng món ăn có khác nhau
Đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn
mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn.
Đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế:
đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
Hạot động 2: Tổng kết:
Muốn tổ chức 1 bữa ăn cần phải làm gì? 
Khi xây dựng thực đơn cần đảm bảo được điều gì?
Dặn dò: Tìm hiểu tiếp phần II/110 
Tiết: 55
Ngày soạn: 
 QUI TRìNH Tổ CHứC BữA ĂN ( tt)
I/ Mục tiêu: HS biết được:
- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn 
-Rèn kỹ năng làm việc khoa học
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, tạp chí về ăn uống
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại – Hoạt động nhóm
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì?
 Khi xây dựng thực đơn bữa ăn phải tuân theo những nguyên tắc nào?
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài
*Hoạt động1: Tìm hiểu về lựa chọn thực phẩm cho thực đơn	
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Chất lượng thực đơn phụ thuộc vào điều gì?
- Căn cứ vào đâu để lựa chọn thực phẩm cho thực đơn 
GV bổ sung 
- Vậy khi mua thực phẩm cần chú ý điều gì ?
- Ta nên mua những loại thực phẩm như thế nào cho bữa ăn?
- Mua bao nhiêu thực phẩm cho thực đơn bữa ăn
GV bổ sung và chốt lại:
HS trả lời câu hỏi
HS đ trao đổi trong nhóm thống nhất câu trả lời 
Đại diện các nhóm HS nêu câu trả lờiđ nhóm khác nhận xét, bổ sung
Chọn thực phẩm là khâu quan trọng nhất trong việc tạo nên chất lượng của thực đơn
Cân phải mua thực phẩm tươi ngon vừa đủ dùng và tuỳ thuộc vào số người dự bữa
* Hoạt động 2: tìm hiểu lựa chọn thực phẩm 
1,Bữa ăn thường ngày
- Đối với bữa ăn thường ngày của gia đình việc chọn mua thực phẩm phải như thế nào ?
- Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người như thế nào?
HS đọc thông tin SGK và tự trả lời câu hỏi
Chọn mua đủ thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong 1 ngàyị cần phải lưu ý đến giá trị dinh dưỡng, đặc điểm của những người trong gia đình và ngân quỹ gia đình
2, Bữa ăn tiệc chiêu đãi, liên hoan:
Khi tổ chức tiệc liên hoan việc xây dựng thực đơn cần chú ý điều gì? 
GV gợi ý: Em đã dự bữa liên hoan nào, vào lúc nào, hình thức tổ chức, thành phần và số người đến dự..
GV bổ sung: 
HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời
Đại diện nhóm nêu câu trả lời
HS rút ra kết luận 
HS vận dụng lựa chọn thực phẩm thực đơn liên hoan ngày 8-3
Tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện & tổ chức bữa ăn ịlựa chọn thực phẩm cho phù hợp cân đối với số người dự không nên quá cầu kỳ hoang phí
4/ Tổng kết: Lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của gia đình em cần chú ý điều gì?
5/ Dặn dò: Tìm hiểu tiếp phầnIII/110 - 111
Tiết: 56	NS:
 QUI TRìNH Tổ CHứC BữA ĂN ( tt)
I/ Mục tiêu: HS biết:-Sắp xếp công việc hợp lýtheo qui trình công nghệ nhất định:Cách chế biến món ăn, trình bày bàn ăn phục vụ, thu dọn trước, trong và sau khi ăn
-Rèn kỹ năng làm việc khoa học, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, tạp chí về ăn uống
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại – Hoạt động nhóm
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Lựa chọn thực phẩm như thế nào cho thực đơn thường ngày
 3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài
*Hoạt động1: Tìm hiểu kỹ thuật chế biến món ăn	
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Muốn chế biến 1 món ăn phải qua những khâu nào?
1/ Sơ chế thực phẩm:
- Sơ chế thực phẩm là làm gì? gồm những động tác nào?
GV đưa 1 số ví dụ ( rau muống, cá..) để nêu cách sơ chế cụ thể 
2/ Chế biến món ăn:
- Mục đích của việc chế biến món ăn là gì?
GV yêu cầu HS nhớ lại các phương pháp làm chín thực phẩmđ đưa ra ví dụ cụ thể: thịt gà thường được chế biến như thế nào?
3/ Trình bày món ăn:
- Sau khi chế biến xong ta làm gì? 
- Tại sao phải trình bày món ăn?
GV bổ sung và chốt lại:
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi
HS đ trao đổi trong nhóm thống nhất câu trả lời 
Đại diện các nhóm HS nêu câu trả lờiđ nhóm khác nhận xét, bổ sung
Kỹ thuật chế biến gồm:
- Sơ chế thực phẩm: Làm sạch, pha chế, tẩm ướp thực phẩm
-Chế biến thực phẩm: Sử dụng các phương pháp chế biến để làm cho thực chín, dễ hấp thụ, dễ đồng hoá, làm thay đổi hương vị, màu sắc món ăn
- Trình bày món ăn: Tạo vẻ đẹp cho món ăn tăng giá trị thẫm mỹ của bữa ăn,hấp dẫn và kích thích ăn ngon miệng 
* Hoạt động 2: tìm hiểu cách bày bàn, thu dónau khi ăn 
- Để có 1 bữa ăn chu đáo ngoài những việc đã làm ở trên cần chú ý điều gì nữa?
- Tại sao cần chú ý đến việc bày dọn thức ăn lên bàn?
- Hình thức trình bày bàn ăn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Căn cứ vào đâu để chuẩn bị dụng cụ bữa ăn, chọn như thế nào?
-Người phục vụ bữa ăn cần có thái độ như thế nào? Trong khi dọn dẹp nên lưu ý điều gì?
GV nhắc lại và yêu cầu HS học SGK
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
4/ Tổng kết: HS đọc ghi nhớ SGK, trả lời câu hỏi cuối bài
5/ Dặn dò: Chuẩn bị nội dung bài thực hành: Xây dựng thực đơn 
Tiết: 57 NS:
 Thực hành: xây dựng thực đơn
I/ Mục tiêu: Thông qua bài tập thực hành HS biết:- Cách xây dựng thực đơn cho các bữa ăn hàng ngày 
-Rèn kỹ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn đáp ứng yêu cầu ăn uống hàng ngày của gia đình
II/ Chuẩn bị: SGK, tranh và danh sách các món ăn thường ngày, bảng cơ cấu thực đơn hợp lý của bữa ăn
III/ Phương pháp: Quan sát – thực hành
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì?
 Khi xây dựng thực đơn cần chú ý điều gì? 
 3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài
Hoạt động của Thầy	Hoạt động của Trò
*Hoạt động1: Xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày	
- Nhắc lại thực đơn là gì?
 - Những nguyên tắc cơ bản khi xây dưng thực đơn là gì?
GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình vẽ SGK/ - ở gia đình em thường dùng những món ăn gì trong ngày 
GV ghi lên bảng tên các món ăn 
- Hãy nhận xét về thành phần và số lượng của bữa cơm?
GV nhận xét bổ sung cho phù hợp về yêu cầu dinh dưỡng và số lượng: Có từ 3-4 món, các món chính:món canh, món mặn, món xào thêm vào 1-2 món ăn phụ: cà muối, dưa cải..
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi
HS quan sát tranh
HS nêu câu trả lờiđ HS khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe, tự rút ra kết luận
* Hoạt động 2: Thực hành cá nhân
GV đưa mẫu thực đơn cho HS tham khảođ
yêu cầu mỗi HS tự xây dựng 1 thực đơn cho bữa cơm gia đình em 
HS tiến hành xây dựng thực đơn chú ý đảm bảo đủ lượng và chất
4/ Tổng kết: GV thu bài thực hành chấm
	Nhận xét chung và nêu 1 vài bài tiêu biểu nhận xét , rút kinh nghiệm
5/ Dặn dò: Chuẩn bị nội dung bài thực hành: Xây dựng thực đơn cho bữa tiệc
Tiết: 58 NS:
 Thực hành: xây dựng thực đơn ( tt)
I/ Mục tiêu: Thông qua bài tập thực hành HS biết:- Cách xây dựng thực đơn cho bữa tiệc,liên hoan
-Rèn kỹ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn đáp ứng yêu cầu ăn uống hàng ngày của gia đình
II/ Chuẩn bị: SGK, tranh và danh sách các món ăn thường ngày, bảng cơ cấu thực đơn hợp lý của bữa ăn
III/ Phương pháp: Quan sát – thực hành theo nhóm
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì?
 Khi xây dựng thực đơn cần chú ý điều gì? 
 3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung bài
*Hoạt động1: Xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày	
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK + nhớ lại 1 bữa tiệc được dự
 - Nêu thành và số lượng ccá món ăn
GV ghi lên bảng tên các món ăn 
- Hãy nhận xét về thành phần và số lượng của bữa so với bữa cơm thường ngày?
Nêu nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn bữa tiệc
GV nhận xét bổ sung cho phù hợp về yêu cầu dinh dưỡng và số lượng: Có từ 4 - 5 món, các món chính:món canh (súp), món mặn, món xào, rán, món rau, món nguội, món tráng miệng.. 
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi
HS quan sát tranh
HS nêu câu trả lờiđ HS khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe, tự rút ra kết luận
GV chốt lại: Khi xây dựng thực đơn cho bữa cỗ, tiệc:
Số lượng món ăn: Có từ 4 - 5 món. Tuỳ thuộc vào điều kiện vật chất, tài chính có thể tăng cường lượng và chất
Các món ăn: thực đơn thừng được kêtheo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống
* Hoạt động 2: Thực hành nhóm
GV đưa mẫu thực đơn cho HS tham khảođ
yêu cầu HS xây dựng 1 thực đơn cho bữa tiệc 
HS tiến hành thảo luận tìm món ăn thích hợp đảm bảo xây dựng thực đơnđủ lượng và chất
4/ Tổng kết: GV thu bài thực hành chấm
	Nhận xét chung và nêu 1 vài bài tiêu biểu nhận xét , rút kinh nghiệm
5/ Dặn dò: Chuẩn bị nội dung bài thực hành: tỉa hoa trang trí ...
	*********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN cn Dao.doc