Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011 - Nhữ Thị Thanh Thủy

Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011 - Nhữ Thị Thanh Thủy

I. Mục tiêu:

Sau tiết học, hs cần nắm được:

- Vai trò của các chất dinh dưỡng của cơ thể

- Mục tiêu dinh dưỡng của cơ thể

- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.

II. Chuẩn bị:

- Các mẫu hình vẽ phóng to(SGK từ hình 3.1- 3.13)

- Tranh ảnh

III. Hoạt động trên lớp:

1. ổn định

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới:

 

doc 57 trang Người đăng vanady Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011 - Nhữ Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III. Nấu ăn trong gia đình
Tiết 37 Ngày soạn: 2/1/2011
Bài 15. cơ sở ăn uống hợp lí
I. Mục tiêu:
Sau tiết học, hs cần nắm được:
- Vai trò của các chất dinh dưỡng của cơ thể
- Mục tiêu dinh dưỡng của cơ thể 
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
II. Chuẩn bị:
- Các mẫu hình vẽ phóng to(SGK từ hình 3.1- 3.13)
- Tranh ảnh
III. Hoạt động trên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Nguồn thức ăn nào cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng?
(lương thực và thực phẩm)
? Trong thực tế hàng ngày, con người cần những chất dinh dưỡng nào?
GV: Chất xơ và nước tuy không phải là chất dinh dưỡng nhưng là thành phần chủ yếu trong bữa ăn rất cần cho sự chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể.
Hs quan sát H3.2
? Đạm động vật có trong thực phẩm nào?
? Đạm thực vật có trong thực phẩm nào?
? Trong thực đơn hàng ngày nên sử dụng chất đạm ntn cho hợp lí?
(50% đạm động vật, 50 % đạm thực vật)
Quan sát H3.3
? Chất đạm có vai trò ntn đối với cơ thể?
? theo em, những đối tượng nào cần nhiều chất đạm?
Quan sát H3.4 và kể tên các nguồn cung cấp chất đường bột
? Tinh bột là thành phần chính của những thực phẩm nào? 
? Đường có trong những thực phẩm nào? 
? Chất đường có vai trò ntn đối với cơ thể? 
Hs quan sát H 3.5
HS quan sát H3.6(SGK)
? Chất béo có trong những thực phẩm nào? 
? Theo em, chất béo có vai trò ntn đối với cơ thể? 
(-là nguồn cc năng lượng quan trọng: 1g lipit ~2g gluxit hoặc prôtêin khi cc năng lượng
-là dung môi hoà tan các chất vitamin A,Etan trong dầu mỡ
- tăng sức đề kháng)
I.Vai trò của các chất dinh dưỡng
1.Chất đạm (prôtêin)
a. Nguồn cung cấp: 
- Đạm động vật: thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc, sữa, trứng.
- Đạm động vật: các loại đậu, vừng, lạc, hạt sen
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Giúp cơ thể phát triển tốt
- Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết
- Góp phần làm tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
2. Chất đường bột(gluxit):
a. Nguồn cung cấp:
- Tinh bột là thành phần chính: ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, sắn
- Chất đường: trái cây, mật ong,mía, kẹo, đường, mạch nha
b. Vai trò:
- Là nguồn cung cấp chủ yếu năng lượng cho mọi hoạt động cơ thể
- Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.
3. Chất béo( Lipit)
a. Nguồn cung cấp:
- Chất béo động vật:mỡ lợn, pho mát, sữa, mật ong, bơ
- Chất béo thực vật: chế từ các loại đậu, hạt vừng, lạc, ôliu
b. Chức năng: 
- Cung cấp năng lượng 
- Cung cấp cho cơ thể những axit béo cần thiết.
4. Củng cố:
 Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau:
- Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà.
- Khoai, bơ, lạc, thịt lợn, bánh kẹo.
5. Dặn dò:
- Luyện lại kĩ năng nhận biết các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm.
- Đọc và tìm hiểu tiếp các chất dinh dưỡng : sinh tố, khoáng, nước, chất xơ.
Tiết 38 Ngày soạn: 2/1/2011
Bài 15. cơ sở ăn uống hợp lí(tt)
I. Mục tiêu:( giống tiết 37)
II. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh liên quan đến các chất dinh dưỡng.
III. Các hoạt động trên lớp
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết chức năng của các chất đạm, chất béo, đường ?
- Ngoài những chất dinh dưỡng trên, cơ thể còn cần những chất dinh dưỡng nào nữa?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?
HS quan sát H3.7(SGK)
? Vitamin A có trong thực phẩm nào trong thực đơn hàng ngày của gia đình em?
? Vitamin B có trong những thực phẩm nào?
? Vitamin C, D có trong thực phẩm nào?
- Quan sát hình 3.7SGK
? Em hãy nêu vai trò của các vitamin A,B,C,D đối với cơ thể?
? Chất khoáng gồm những loại nào? 
? Canxi và phốt pho có trong những thực phẩm nào?
Vai trò của nó đối với cơ thể?
? Cơ thể thiếu canxi và phốt pho thì sẽ ntn? 
( còi xương, xương phát triển yếu, dễ bị gãy xương)
? Iốt có trong những thực phẩm nào? 
? Vai trò của nó đối với cơ thể?
? Thiếu iốt cơ thể sẽ ntn?
(tuyến giáp không làm đúng chức năng gây cáu gắt, mệt mỏi.)
? Chất sắt có trong những thực phẩm nào?
Vai trò của nó đối với cơ thể?
? Thiếu sắt cơ thể sẽ ntn?
? Tại sao nước lại vô cùng cần thiết đối với cơ thể?
? Ngoài nước uống còn nguồn nào cung cấp nước cho cơ thể?
? Chất xơ có trong thực phẩm nào?
? Tác dụng của chất xơ đối với cơ thể? 
Vậy chúng ta phải ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày để có sức khoẻ tốt.
? Căn cứ vào đâu để phân chia nhóm thức ăn? 
? Hãy kể tên các nhóm thức ăn?
? Việc phân chia nhóm thức ăn có ý nghĩa ntn đối với việc tổ chức bữa ăn hàng ngày của chúng ta?
_ HS đọc phần ý nghĩa SGK
? Quan sát thực tế hàng ngày, bữa ăn hàng ngày đã có đầy đủ 4 nhóm thức ăn chưa?
Thực đơn đó có hợp lí không?
? Vì sao phải thay thế thức ăn ? Nên thay bằng cách nào?
- HS lấy VD về thay đổi thức ăn
? ở nhà mẹ em thường thay đổi thức ăn theo từng bữa ntn?
4. Các loại vitamin:
a. Nguồn cung cấp:
-Vitamin A: có ở các loại quả có màu đỏ, gan, lòng đỏ trứng, bơ, dầu cá, rau dền, khoai tây, chuối
- Vitamin B(B1,B2,B12, B6) có trong hạt ngũ cốc, sữa, gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng
- Vitamin C:có trong rau quả tươi .
- VitaminD: dầu cá, bơ, sữa, trứng, gan
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Vitamin A chữa bệnh quáng gà, bổ mắt, bổ cơ.
-VitaminB: ngừa bệnh động kinh, thiếu máu, bệnh phù thong.
- VitaminC: ngừa bệnh hoại huyết.
- Vitamin D: ngừa bệnh còi xương
5. Chất khoáng:
a. Canxi và phốt pho:
- Có trong : Cá, sữa, đậu, tôm, cua, trứng, rau quả tươi
-Vai trò: giúp xương và răng phát triển tốt, giúp đông máu.
b. Iốt:
- Có trong rong biển, cá tôm, các loại sữa.
- Giúp tuyến giáp tạo hoóc môn điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
c. Chất sắt:
- Có trong các loại gan, tim,cật, thịt nạc, trứng, tôm, sò, đậu nành, rau muống, thịt gia cầm.
- Cần cho sự tái tạo máu.
- Thiếu chất sắt: người xanh xao, yếu, hay chóng mặt, ngất xỉu
6. Nước:
- Là thành phần chủ yếu của cơ thể.
- Là môi trường cho mọi loại chuyển hoá và trao đổi chất
- Điều hoà thân nhiệt
7. Chất xơ:
- Có trong rau xanh, ngũ cốc
II.Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
1. Phân nhóm thức ăn:
a. Cơ sở khoa học
Chia làm 4 nhóm H3.9(SGK)
b. ý nghĩa: (SGK-71)
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau
- Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng hợp khẩu vị
- Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
4. Củng cố:
? Có mấy nhóm thức ăn? Hãy nêu giá trị dinh dưỡng của từng nhóm.
5. Dặn dò:
 Chuẩn bị tiếp phần III : nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tiết 39. Ngày soạn: 3/1/2011
Bài 15. cơ sở ăn uống hợp lí(t3)
I. Mục tiêu:( giống tiết 37)
II. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh liên quan đến các chất dinh dưỡng.
III. Các hoạt động trên lớp
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy nêu tên từng nhóm thức ăn và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm đó.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể nhưng theo các em, có nên ăn quá nhiều không? Tại sao?
-HS quan sát 1 người gầy còm và nhận xét xem người đó có phát triển bình thường không, tại sao?
? Thừa chất đạm có ảnh hưởng đến cơ thể không?
? Nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu đạm mỗi ngày?
? Tại sao có người lúc nào trông cũng không nhanh nhẹn, vẻ mệt mỏi hiện ra trên nét mặt?
? Có người trông béo quá, tại sao?
? Sâu răng, tại sao?
? Làm thế nào để giảm cân? 
? Nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu?
?Nếu thiếu hoặc thừa chất béo ảnh hưởng đến cơ thể ntn? 
ịCơ thể luôn đòi hỏi phải có đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ.
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
1. Chất đạm:
- Thiếu : cơ thể suy nhược, chậm phát triển trí tuệ
- Thừa: gây một số bệnh nguy hiểm
- Nhu cầu: 0,50g/kg thể trọng
2. Chất đường bột:
- Thiếu: ốm yếu, đói mệt
- Thừa : béo phì, sâu răng
- Nhu cầu: + người lớn : 6g-8g/kg thể trọng
+ Trẻ em: 6g-10g/kg tt
3. Chất béo:
- Thiếu: cơ thể thiếu năng lượng, khả năng chống đỡ bệnh tật kém
- Thừa: tăng trọng nhanh, tim có mỡ bao quanhđnhồi máu cơ tim.
- Nhu cầu: phụ thuộc lứa tuổi, phụ thuộc mùa khí hậu.
* Các nhóm sinh tố và khoáng, nước, chất xơ nen ăn uống đầy đủ để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
* Ghi nhớ(SGK-75)
4. Củng cố: 
- Nêu các nhu cầu về chất dinh dưỡng của cơ thể?
- Quan sát tháp dinh dưỡng cân đối và tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị trước bài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiết 40. Ngày soạn: 10/1/2011
Bài 16. vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Mục tiêu:
Qua bài học Hs hiểu :
- Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
- Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
II. Chuẩn bị 
-Phóng to hình 3.14-3.15-3.16 (SGK)
- Tranh ảnh, mẫu vật sưu tầm để minh hoạ.
'III. Các hoạt động trên lớp
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Vệ sinh thực phẩm là gì? 
(là giữ không cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm)
? theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
? Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích tại sao?
(Thịt gia súc, gia cầm, hải sản tươi sống sau khi giết mổ không được bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật hoặc mua về không được chế biến ngay)
? Em cho biết thực phẩm để trong tủ lạnh có an toàn không? Tại sao? 
? Thế nào là nhiễm độc thực phẩm? 
VD: cá nóc, thịt cóc
? HS đọc nội dung ghi trong ô màu hình 3.14sgk.
? Chúng ta phải làm gì để không bị ngộ độc thực phẩm? ( ăn chín, uống sôi)
-Hs quan sát H3.15sgk 
? Qua quan sát , em thấy cần phải làm gì để tránh nhiễm trùng thực phẩm?
I. Vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm
-Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vàothực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
- ở nhiệt độ 50-800c:hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- ở nhiệt độ -10 và -200c: vi trùng không thể phát triển.
-ở nhiệt độ 100-1150c: an toàn cho thực phẩm.
- ở nhiệt độ 0-370c: nguy hiểm cho thực phẩm.
3. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
- Việc giữ gìn vệ sinh thực phẩm là điều cần thiết và phải thực hiện để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội.
 ... đình? 
? Mỗi em có 5 phút để hoàn thành bản sau về gia đình mình:
- Mô tả nhà ở
- Nghề nghiệp của từng thành viên
- Phương tiện đi lại của từng người
- Tên các món ăn thường dùng trong gia đình
- Tên các sản phẩm may mặc
- Mọi người chăm sóc sức khoẻ như thế nào
GV giải thích nhu cầu về văn hoá tinh thần là những nhu cầu như : nghỉ ngơi, giải trí
? Gia đình em phải chi những khoản gì cho nhu cầu về văn hoá tinh thần?
( học tập của con cái, học tập của bố mẹ, nhu cầu xem báo chí, phim ảnh, nhu cầu hội họp, thăm viếng)
? Theo em trong các nhu cầu trên có nhu cầu nào có thể bỏ qua không? Em hãy xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu đó?
I. Chi tiêu trong gia đình là gì?
* Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí để thoả mãn về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
II. Các khoản chi tiêu trong gia đình
1. Chi cho nhu cầu vật chất
ị Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào qui mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản như ăn, mặc, ở, nhu cầu đi lại và chăm sóc sức khoẻ.
2. Chi tiêu cho nhu cầu văn hoá tinh thần
Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu về văn hoá tinh thần, song qua nhu cầu về văn hoá tinh thần càng cho thấy rõ hơn về sự chi tiêu khác nhau giữa các gia đình.
4. Củng cố:
- Hs đọc phần thứ nhất của ghi nhớ
5. Dặn dò: 
- Học thuộc phần I, II.
- Chuẩn bị tiếp phần III, IV
Tiết 65. Ngày soạn: 15/4/2011
Bài 26. Chi tiêu trong gia đình
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong,HS: 
- Biết sự chi tiêu khác nhau của các hộ gia đình ở Việt Nam
- Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình
- Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chi tiêu trong gia đình là gì?
- Em hãy kể tên các khoản chi tiêu trong gia đình?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Nhắc lại hình thức thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn?
? Vậy theo em, mức chi tiêu của gia đình thành phố có gì khác so với mức chi tiêu của gia đình ở nông thôn? 
HS đánh dấu x vào các cột ở bảng 5( trang 129, SGK)
? Nhìn vào bảng chi tiêu của các hộ gia đình, em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các hộ gia đình ở nông thôn, thành thị(có khác nhau không)? Khác ở điểm nào? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
GV trình bày kn 
? Phần tích luỹ của gia đình để làm gì?
? Vai trò của phần tích luỹ?
? Làm thế nào để có tích luỹ?
HS đọc 4 VD trong SGK (tr. 130-131)
? Em hãy cho biết, chỉ tiêu như các hộ gia đình ở 4 VD trên đã hợp lí chưa? Như thế nào gọi là chi tiêu hợp lí? 
? Nếu chi tiêu không hợp lí, thiếu phần tích luỹ thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ thực tế ở gia đình em.
? Làm thế nào để chi tiêu được hợp lí?
HS quan sát hình 4.3(tr.132- SGK)
? Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: rất cần- cần- chưa cần
? Theo em, phải làm như thế nào để mỗi gia đình có phần tích luỹ?
? Bản thân em đã làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu cho gia đình?
? Tìm một số câu tục ngữ nói về lợi ích của tiết kiệm?
? Vậy, để cân đối thu, chi trong gia đình, chúng ta phải làm gì? 
III. Chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam
- Gia đình ở nông thôn: sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng.
- Gia đình thành thị: thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả.
II. Cân đối thu chi trong gia đình
Cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành một phần tích luỹ cho gia đình.
1. Chi tiêu hợp lí 
- Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình 
- Có phần tích luỹ.
2.Biện pháp cân đối thu, chi:
a- Chi theo kế hoạch:
b- Tích luỹ( tiết kiệm)
4. Củng cố:
- HS trả lời câu hỏi SGK. Sau đó đọc phần ghi nhớ
5. Dặn dò: - Đọc trước bài 27
Tiết 66. Ngày soạn: 18/4/2011
Bài 27. Thực hành
Bài tập tình huống về thu,
 chi trong gia đình
I. Mục tiêu:
Thông qua bài thực hanh, HS: 
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình. Xác định được mức thu và mức chi trong một tháng, một năm.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thu nhập của gia đình gồm những loại nào? 
- Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào?
3. Bài mới:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
Chia 3 nhóm HS và cử nhóm trưởng, nêu yêu cầu thực hành với từng nội dung
Bước 1: Phân công bài tập thực hành
Nhóm 1: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố( mục I. phần a+ mục II- SGK)
Nhóm 2và 3: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở nông thôn( mục I, phần b + mục II- SGK)
Bước 2: 
GV gợi ý, hướng dẫn hs thực hành theo từng nội dung
Các nhóm tiến hành thực hiện các bài tập về tình huống như đã nêu trên
Bước 3:
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
GV gợi ý để các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung từng tình huống.
Bước 4: 
 GV nhận xét, đánh giá kết quả tính toán thu, chi và cân đối thu , chi của các nhóm
4. Củng cố: 
- GV nhận xét về ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của HS 
- Đánh giá kết quả đạt được của HS sau đó cho điểm từng nhóm
5. Dặn dò: 
 Về nhà thực hiện các tình huống còn lại
Tiết 67. Ngày soạn: 20/4/2011
Bài 27. Thực hành
 Bài tập tình huống về thu, 
 chi trong gia đình
I. Mục tiêu:
Thông qua bài thực hanh, HS: 
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình. Xác định được mức thu và mức chi trong một tháng, một năm.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thu nhập của gia đình gồm những loại nào? 
- Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào?
3. Bài mới:
GV yêu cầu HS làm nốt các tình huống còn lại
GV gợi ý, hướng dẫn HS thực hành
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp 
Các nhóm nhận xét lẫn nhau
GV nhận xét, đánh giá kết quả tính toán thu, chi và cân đối thu, chi của các nhóm
4. Củng cố: 
- GV nhận xét về ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của HS 
 - Đánh giá kết quả đạt được của HS sau đó cho điểm từng nhóm
5. Dặn dò: 
 Về nhà thực hiện các tình huống còn lại
Tiết 68. Ngày soạn: 25/4/2011
Bài 28. ôn tập
I. Mục tiêu:
- Thông qua tiết ôn tập, HS nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương 4 và một số kiến thức trọng tâm của chương III
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng thu, chi và nấu ăn trong gia đình
- Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động trên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Phân công ôn tập:
Mỗi tổ được phân công 2 câu tương ứng với số thứ tự ở chương III và IV
GV gợi ý cách trả lời câu hỏi cho lớp và yêu cầu HS thảo luận nhóm.
* HS thảo luận:
 - Các ý kiến của mọi người trong tổ được ghi lại 
 - Tóm tắt các ý kiến của các bạn
 - Nhóm, cá nhân bổ sung các nội dung còn thiếu, sắp xếp nội dung có ý trùng nhau
4. Củng cố: 5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết ôn tập
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài kiểm tra học kì
Tiết 69. Ngày soạn: 
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu:
Thông qua bài kiểm tra, góp phần:
- Đánh giá kết quả học tập của HS 
- Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS, cách dạy của GV và rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình môn học.
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động trên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Ma trận
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cơ sở của ăn uống hợp lí
C1(0,5đ)
0,5đ
Vệ sinh an toàn thực phẩm
C2(0,5đ)
C7(3đ)
3,5đ
Các phương pháp chế biến thực phẩm
C3(0,5đ)
C5(1đ)
1,5đ
Tổ chức bữa ăn hợp lí
C6(2đ)
2đ
Thu nhập của gia đình
C4(0,5đ)
0,5đ
Chi tiêu trong gia đình
C8(2đ)
2đ
Tổng điểm
1đ
2đ
3đ
1đ
3đ
10
đề bài
 I. Trắc nghiệm: (3điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Cách thay thế thực phẩm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi:
Thịt lợn thay bằng cá C. Lạc thay bằng sắn
Gạo thay bằng mỡ 
Câu 2: An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm:
Tươi ngon, không bị khô héo 
Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc
Khỏi bị biến chất, ôi thiu
Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất
Câu 3: Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng:
Sấy khô C. Sức nóng của hơi nước
Sức nóng trực tiếp của lửa D. Chất béo
Câu 4: Có thể làm tăng thu nhập của gia đình bằng cách nào?
Giảm sức chi những khoản tiền cần thiết
Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày
Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày, làm thêm giờ
Thường xuyên mua vé sổ số để có cơ hội trúng thưởng
Câu 5: Hãy nối cụm từ ở cột A với một số cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng:
A
B
1. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt gồm: 
2. Phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt gồm:
a. Làm chín thực phẩm trong chất béo
b. Muối chua
c. Trộn dầu giấm
d. Làm chín thực phẩm trong nước
e. Trộn hỗn hợp
g. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
h. Làm chín thực phẩm bằng hơi nước
II. Tự luận:(7điểm)
Câu 6: ( 2 điểm)
 Để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc nào? Hãy giải thích từng nguyên tắc đó.
Câu 7: (3 điểm)
 Theo em, cần làm những việc gì để phòng chống ngộ độc thức ăn tại gia đình? Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn như bị nôn, tiêu chảy nhiều lần, em xử lí như thế nào?
Câu 8: ( 2 điểm)
 Thế nào là cân đối thu- chi? 
 Giải thích hậu quả của Tổng thu = Tổng chi và Tổng thu < Tổng chi?
đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) mỗi ý đúng 0,5 điểm
 1- A 2- D 3- B 4- C
5 ( 1 điểm)
- 1+ a + d + g + h
- 2 + b + c + e 
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 6: (2 điểm)
a. Nêu đủ các nguyên tắc tổ chức bữa ăn ( 1 điểm)
- Đáp ứng nhu cầu các thành viên trong gia đình
- Phù hợp với điều kiện tài chính
- Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
- Thay đổi món ăn, phương pháp chế biến
b. Giải thích từng nguyên tắc: ( 1 điểm)
- Các thành viên trong gia đình có lứa tuổi, giới tính, thể trạng, công việc khác nhau vì vậy có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
- Tuỳ số tiền được chi mà cân nhắc mua thực phẩm đủ chất, đủ lượng
- Thực phẩm phải ở cả 4 nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
- Thay đổi món ăn để đỡ nhàm chán, thay đổi phương pháp chế biến để có bữa ăn ngon miệng
Câu 7: ( 3điểm)
a. Cách làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ( 1,5 điểm)
b. Xử lí khi có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm ( 1,5 điểm)
Câu 8: ( 2 điểm)
- Khái niệm cân đối thu chi
- Hậu quả: 
+ tổng thu = tổng chi: Không có tích luỹ, gặp khó khăn khi có việc đột xuất, không có khả năng mua sắm thêm những vật dụng trong gia đình
+ Tổng thu < tổng chi: luôn luôn thiếu tiền, phải vay nợ, không có khả năng chi trả

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 6(3).doc