Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ I (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ I (Chuẩn kiến thức 3 cột)

A.Mục tiêu:

Giúp HS hiểu:

- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.

B.Chuẩn bị:

 - Các tranh ảnh và tư liệu có liên quan đến bài học do HS và GV sưu tầm.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

v Tiết 1:

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (5)

- GV sửa bài thi cho Hs

3. Bài mới: 30

Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I.Vai trò của chất dinh dưỡng

1) Chất đạm.

a) Nguồn cung cấp:

- Đạm động vật có từ thịt của động vật: thịt loin, bò, gà, vịt, cá tôm, tép

- Đạm thực vật có từ các loại đậu

b) Chức năng dinh dưỡng

Chất đạm là chất cấu thành cơ thể và giúp cơ thể phát triển tốt. Góp phần tu bổ và xây dựng các tế bào, tăng khả năng đề kháng, cung cấp năng lượng.

2) Chất đường boat ( gluxít)

a) Nguồn cung cấp.

Tinh bột là thành phần chính: gạo, ngô, các loại củ.

Đường là thành phần chính: mía, mật ong, mạch nha.

b) Chức năng dinh dưỡng

- Cung cấp năng lượng

- Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.

3. Chất béo (Lipít)

a) Nguồn cung cấp

+ Chất béo động vật: mỡ động vật.

+ Chất béo thực vật: dầu của các loại dầu, đậu, hạt đều.

b) Chức năng dinh dưỡng:

- Cung cấp năng lượng, bảo vệ cơ thể.

- Chuyển hoá thành một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

 Gv giới thiệu bài mới:

- Tại sao chúng ta phải ăn uống?

- Yêu cầu HS quan sát và mô tả tranh hình 3.1 SGK

=> Gv rút ra kết luận chung.

 Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất dinh dưỡng

- Em hãy nêu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể?

- Muốn được khoẻ mạnh cần ăn nhiều loại thức ăn mỗi ngày để cơ thể hấp thu được đủ các loại chất dinh dưỡng.

- Cho HS quan sát hình 3.2.

- Yêu cầu Hs quan sát hình 3.4.Nêu tên các nguồn cung cấp chất đường bột.

- Yêu cầu Hs quan sát H3.5 và phân tích với hs.

-> tóm tắt chức năng dinh dưỡng

- GV cho HS xem H.3.6 và gợi ý Hs về nguồn cung cấp.

- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK.

HS trả lời

HS quan sát và mô tả

Có 5 chất dinh dưỡng chính: chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất vitamin và chất khoáng.

Hs quan sát và phân tích nguồn chức năng dinh dưỡng của chất đạm.

Hs quan sát hình và cùng phân tích với gv để đưa ra chức năng.

Hs quan sát phân tích chi tiết trong hình đưa ra kết luận

- HS đưa ra chức năng chất béo.

 

doc 73 trang Người đăng vanady Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Học kỳ I (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	BÀI MỞ ĐẦU 
	 ẹf
I.Mục tiêu 
- Học sinh biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình; mục tiêu chương trình sách giáo khoa công nghệ 6.
- Biết được yêu cầu của đổi mới phương pháp học tập.
- Có hứng thú học tập môn học.
II.Chuẩn bị
Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
Sơ dồ tóm tắt mục tiêu chương trình cộng nghệ THCS.
III . Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới 42’.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
GV nêu vấn đề vai trò của gia đình.
? Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình là gì.
GV gợi ý để HS kể về các công việc có liên quan đến kinh tế gia đình mà các em có thể tham gia.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung tổng quát của chương trình và sách giáo khoa.
GV sử dụng tư liệu ở phần II.SGK. Để cung cấp cho HS về.
+ Mục tiêu môn học.
+ Nội dung chương trình.
+ Sách giáo khoa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn học.
GV cung cấp kiến thức để HS nêu những ưu điểm của phương pháp học tập tích cực.
Hoạt động 4: Tổng kết bài và dặn dò HS chuẩn bị bài.
- Dặn dò: 
+ Các em chuẩn bị sưu tầm một số mẩu vải thực.
+ Đọc bài trước bài 1 “các loại vải thưòng dùng trong may mặc “
HS thảo luận -> trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
HS hoạt động cá nhân.
	Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
	 ẹf
I.Kiến thức:
- Cung cấp cho HS một số kiến thức về một số loại vải thường dùng trong may mặc như: vải sợi thiên nhiên ( vải sợi bông, vải lanh, vải tơ tằm,..) ; Vải sợi hoá học ( vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp) và vải sợi pha. Các em tìm hiểu để biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất cũng như một số tính chất của loại vải như: vải len có độ co giãn lớn, giữ nhiệt tốt, thích hợp để may trang phục mùa đông
- Trên cơ sở tính chất của các loại vải trang bị cho các em một số kiến thức để biết cách lựa chọn vải may mặc và lựa chọn áo quần cho phù hợp với bản thân cũng như với với điều kiện và hoàn cảnh sống.
II.Kỷ năng:
Phân biệt được một số loại vải thông dụng.
Lựa chọn được một số loại vải và trang phục phù hợp với vóc dáng, màu da của bản thân.
Biết sử dụng vá bảo quản trang phục đúng kỷ thuật.
May được một vài sản phẩm theo mẫu.
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1:
	 CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG 
	 TRONG MAY MẶC	 
	 ẹf
I.Mục tiêu:
- Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
- Phân biệt một số loại vải thông dụng.
II.Chuẩn bị:
Tranh: 
+ Quy trình sản xuất một số loại vải sợi thiên nhiên.
+ Quy trình sản xuất vải sợi hoá học.
Bộ mẫu các loại vải, một số băng vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt dính trên áo quần.
Bát chứa nước để thử nghiệm chứng minh về độ thấm nước của vải.
Bật lửa.
III.Tiến trình dạy học.
1.Ổn định lớp.
2.Bài mới: 10’
Các loại vải thường dùng trong may mặc rất đa dạng, phong phú về màu sắc hoa văn, trang trí độ dày và về chất liệu đều được sản xuất từ các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học và sợi pha. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về từng loại vải.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Nguồn gốc tính chất của loại vải.
1.Vải sợi thiên nhiên.
a.Nguồn gốc :
- Nguồn gốc thực vật cây bông, cây đay, cây lanh
- Nguồn gốc động vật: con tằm, lông lạc đà, cừu , dê vịt
b.Quy trình sản xuất.
- Cây bông -> quả bông -> xơ bông -> sợi dệt -> vải sợi bông.
- Con tằm -> kén tằm -> sợi tơ tằm -> sợi dệt -> vải sợi tơ tằm.
c.Tính chất:
Vải bông, vải sợi tơ tằm mặt thoáng mát nhưng dễ bị nhàu, vải bông giặt lâu khô có độ bền.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vải sợi thiên nhiên.
- Gv treo tranh hướng dẫn HS quan sát tranh hình 1.1 Nêu tên cây trồng và vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải.
- GV hướng dẫn Hs quan sát hình 1.1a.b ( tranh) y/c HS nêu qui trình sản xuất.
GV y/c Hs nêu ý kiến về thời gian tạo thành nguyên liệu, phương pháp dệt.
Hoạt động 2: Nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên.
- Gv tổ chức cho các nhóm trình bày nhận xét về độ min, độ nhàu, độ bền độ thắm nước của các loại vải sợi thiên nhiên.
- Gv hướng dẫn Hs rút ra t/c chung của vải sợi thiên nhiên.
Hoạt động 3: Nguồn gốc và qui trình sản xuất vải sợi hoá học.
- Gv treo tranh và gợi ý cho Hs nêu nguồn gốc của vải sợi hoá họcNguyên liệu không ở dạng sợi mà phải qua quá trình sản xuất.
- Gv treo tranh “sơ đồ quy trình sản xuất hoá học”.
- Y/c đại diện nhóm trả lời.
Gv chốt lại quy trình sản xuất cho Hs.
HS quan sát tranh và nêu tên cây trồng vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải.
- Hs làm việc theo nhóm thực hiện một số thao tác trên các mẫu vải rồi ghi nhận xét vào bảng .
- Hs hoạt động cá nhân.
- Hs quan sát tranh và nêu nguồn gốc của vải sợi hoá học.
- Hs quan sát tranh tìm nội dung điền vào khoảng trống SGK 
- HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời.
4. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Em trình bày nguồn gốc vải sợi thiên nhiên.
- Em trình bày nguồn gốc vải sội hoá học.
- Học thuộc bài và xem tiếp phần II2c + 3+ II.
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1:
	 CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG 
	 TRONG MAY MẶC (tt)	 	 ẹf
I.Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ ( 5’).
? Nêu nguồn gốc và quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên?
? Nêu nguồn gốc và quy trình sản xuất vải sợi hoá học.
3.Bài mới: 35’
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
c.Tính chất:
Vải sợi nhân tạo mặc thoáng mát , ít nhàu hơn vải bông.
- Vải sợi bông hợp bền, đẹp, dễ giặt không bị nhàu nhưng mặt bí và ít thắm nước.
3.Vải sợi pha.
a.Nguồn gốc:
Kết hợp 2 hay nhiều loại vải sợi khác nhau tạo thành sợi để dệt vải.
b.Tính chất:
Vải sợi pha thường có ưu điểm của các loại sợi thành phần.
II.Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vải sợi hoá học.
Gv làm thử nghiệm chứng minh.
?Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc ( đẹp, bền, rẻ,..)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn gốc và quy trình sản xuất vải sợi pha.
- Gv cho Hs xem một số băng vải ghi thành phần sợi pha.
- Gv yêu cầu Hs đọc nội dung SGK.
- Với kiến thức đã học về các loại vải sợi trước gv y/c Hs nêu ưu điểm của vải sợi pha.
Hoạt động 3: Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải 
Gv chú ý Hs sử dụng lửa.
Gv nhắc nhở và bao quan lớp.
- HS quan sát kết quả, rút ra tính chất của vải sợi nhân tạo và vải sợi hoá học.
- HS trả lời câu hỏi dựa theo hiểu biết bản thân.
- HS quan sát và tự rút ra kết luận về nguốn gốc của vải sợi pha.
- Đọc nội dung SGK -> nhớ lại kiến thức đã học để rút ra tính chất của vải sợi pha.
Hs hoạt động nhóm.
- Điền nội dung vào bảng 1
- Thử nghiệm về đốt các loại vải.
4. Củng cố, (5’)
- Gv y/c Hs đọc phần ghi nhớ.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5. Dặn dò:
- Chép phần ghi nhớ, học thuộc.
- Đọc trước bài 2.
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 2 LỰA CHỌN TRANG PHỤC
	 (2 TIẾT)
	 ẹf
A.Mục tiêu:
- Hs biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục, cách lựa chọn trang phục.
- Vận dụng được cacù kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
B.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ các trang phục ( 1.3) chọn vải may mặc phù hợp với vóc dáng cơ thể 1.4; 1.5; 1.6.
- Một số mẫu vải và mẫu áo quần, mũ khăn để thành bộ trang phục.
- Tranh ảnh, mẫu vật sưu tầm có liên quan đến bài học.
C.Tiến trình lên lớp:
TIẾT 1
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
	? Có mấy loại vải thường dùng trong may mặc ? Kể tên cho biết nguồn gốc của mỗi loại.
	? Nêu tính chất của vải sợi hoá học.
3.Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Trang phục và chức năng của trang phục.
1.Trang phục là gì?
Trang phục bao gồm áo quần và một số vật dụng khác đi kèm theo như mũ, giầy, dép, túi xách,
2.Các loại trang phục.
3.Chức năng của trang phục:
Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
4.Quan niệm về cái đẹp trong may mặc.
Mặc áo quần phù hợp với vóc dáng , lứa tuổi, nghề nghiệp của bản thân, phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống đồng thời phải biết ứng xử khéo léo, thông minh.
Mặc là một nhu cầu cần thiết của con người. Chúng ta can phải biết cách chọn lựa vải may mặc để có trang phục đẹp, hợp thời, tiết kiệm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trang phục và các loại trang phục 
- Yêu cầu hs đọc phần trang phục là gì?
- Rút ra kết luận. 
- GV hướng dẫn Hs quan sát hình 1.4 và nêu tên, công dụng của từng loại trang phục.
Về mùa nóng người ta thường mặc ntn?
?Đồng phục của Hs đi học.
GV gợi ý cho Hs kể tên các bộ môn khác nhau, trang phục khác nhau đặc trưng cho từng bộ môn.
Gv y/c Hs trả lời công dụng của các loại trang phục.
Gv giới thiệu thêm về áo quần của thời nguyên thuỷ cho Hs biết.
Gv đặt vấn đề để Hs thảo luận quan niệm , về cái đẹp trong may mặc.
Gv thống nhất ý kiến của Hs và đưa ra kết luận chung.
Hs đọc phần nội dung trong SGK và rút ra khái niệm trang phục.
HS quan sát và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của gv.
- Hs hoạt động cá nhân.
- Hs hoạt động cá nhân vận dụng những hiểu biết c ... ất vitamin và chất khoáng.
Hs quan sát và phân tích nguồn chức năng dinh dưỡng của chất đạm.
Hs quan sát hình và cùng phân tích với gv để đưa ra chức năng.
Hs quan sát phân tích chi tiết trong hình đưa ra kết luận
- HS đưa ra chức năng chất béo.
4. Củng cố (3’)
- Cho biếtnguồn gốc cung cấp và chức năng dinh dưỡng chất đạm, chất đường bột, chất béo.
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi của bài học (SGK)
- Chuẩn bị bài tiết sau I4->7 
Rút kinh nghiệm.
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 2:
 TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
- Nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm?
- Nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đường bột và chất béo?
3. Bài mới: (35’)
Từ tiết trước gv đặt câu hỏi:
Ngoài chất đạm, chất đường bột, chất béo cơ thể còn các chất nào nữa?
Hs trả lời, gv dẫn vào bài mới.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4) Sinh tố (Vitamin)
Gồm các nhóm sinh tố A, B, C, D, E, F, PP, K
a) Nguồn cung cấp:
- Sinh tố A: các loại trái cây có màu đỏ, gan, dầu cá, trứng.
- Sinh tố B: ngũ cốc, trái chin.
- Sinh tố C: trái cây có vị chua, rau tươi,
b) Chức năng dinh dưỡng
sinh tố giúp hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, xương, hoạt động bình thường tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
5) Chất khoáng
a) Có các laọi chất khoáng như: canxi, magie, sắt, phốtpho, iốt.
- Canxi, phốtpho: cá mòi, sữa.
- Iốt: rong biển, cá, tôm, muối iốt.
- Sắt: rau cải, rau muống, gan.
b) Chức năng dinh dưỡng:
Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá cơ thể.
6. Nước
- Nước từ thức uống;
- Nước có từ trong thức ăn hằng ngày.
- Vai trò của nước (SGK)
7. Chất xơ
Chất xơ là phần thực phẩm không thể tiêu hoá được.
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
1) Phân nhóm thức ăn:
a) Cơ sở khoa học:
chia làm 4 nhóm:
Nhóm giàu chất đạm.
Nhóm giàu chất đường bột.
Nhóm giàu chất béo
Nhóm giàu vitamin và khoáng.
b) Ý nghĩa ( SGK)
2) Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
Thay thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi.
Hoạt động 1: em hãy kể tên các loại sinh tố mà em biết.
Yêu cầu HS quan sát hình 3.7
Tóm lại các loại sinh tố có trong rau, quả tươi, gan,..
Yêu cầu hs quan sát hình 3.7
Nhắc lại chức năng chính của sinh tố.
Chất khoáng gồm những chất gì?
Gv cho Hs quan sát hình 3.8 xuất phát từ nguồn cung cấp, gv nêu chức năng dinh dưỡng của chất khoáng.
Yêu cầu HS cho biết chức năng dinh dưỡng của chất khoáng.
Ngoài nước uống còn có nguồn nào cung cấp nước cho cơ thể.
Gv yêu cầu hs nêu vai trò của nước
Chất sơ có trong các loại thực phẩm nào.
Yêu cầu hs đọc phần ý nghĩa SGK
Tại sao phải thay thế thức ăn?
Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp?
Hs quan sát và ghi vào vở tên những loại sản phẩm cung cấp các loại sinh tố 
Quan sát hình và nhắc lại chức năng chính
Hs quan sát hình và ghi lại các thực phẩm cung cấp chất khoáng.
Trả lời theo SGK
HS trả lời và nêu ví dụ.
- Các loại trái cây dừa, mận, cam..
- Có trong rau xanh, trái cây.
Hợp khẩu vị, đảm bảo ngon miệng.
4. Củng cố: (5’)
- Nguồn cung cấp và giá trị dinh dưỡng của chất khoáng.
- Nước có quan trọng hay không?
- Học bài và xem tiếp phần bài còn lại.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 3:
 TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Có mấy loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất vitamin.
- Tại sao phải thay thế thức ăn lẫn nhau?
3. Bài mới: (35’)
 Gv nêu mục tiêu cần đạt trong tiết học này là tìm hiểu nhu cầu của cơ thể.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1) Chất đạm:
a) Thiếu chất đạm trầm trọng: sẽ làm trẻ em suy dinh dưỡng, cơ thể kém phát triển hoặc ngừng phát triển trí tuệ kém phát triển.
b) Thừa chất đạm:
Gây ra bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.
2) Chất đường bột.
- Aên quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng và béo phì. Ngoài ra, ăn nhiều chất đường bột sẽ làm răng bị sâu.
- Ăn thiếu chất đường bột sẽ làm dễ bị đói, thiếu năng lượng hoạt động,.
3. Chất béo
- Ăn thừa chất béo cơ thể sẽ bị tăng trọng quá mức (béo phệ) cơ thể dễ bị béo phì, bệnh huyết áp.
- Thiếu chất béo cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng và thiếu các vitamin tan trong chất béo.
Gv hướng dẫn hs xem hình 3.11 và nêu nhận xét:
Do đâu em bé trai bị hình dáng như vậy?
Nếu thiếu chất đạm tầm trọng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em?
Nếu ăn thừa chất đạm sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
Gv yêu cầu hs quan sát tranh hình 3.12 và trả lời câu hỏi.
Em sẽ khuyên câụu bé ở hình 3.12 như thế nào để gầy bớt đi? Có nên ăn nhiều chất đường bột hay không? Vì sao?
Ăn thiếu chất đường bột sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ.
Những thức ăn nào có thể làm sâu răng?
Nếu ăn quá nhiều chất béo cơ thể sẽ bị bệnh gì?
Không ăn chất béo có lợi cho cơ thể không? Vì sao?
Quan sát hình 3.11 và nêu nhận xét về em bé trai ốm yếu, bụng to -> cơ thể không phát triển do thiếu chất đạm.
Hs vận dụng những kiến thức trong cuộc sống để trả lời câu hỏi Gv đặt ra.
Hs suy nghĩ và trả lời dựa trên hiểu biết trong cuộc sống hằng ngày.
Hs quan sát hình 3.13 và 3.14 và trả lời các câu hỏi.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Gv yêu cầu hs đọc phần “có thể em chưa biết”
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
*Rút kinh nghiệm:
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 16: 	 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
	 (2 tiết)
	 	 ẹf
A.Mục tiêu:
- Biết được nguyên tắc cơ bản cắm hoa, dụng cụ vật liệu cần thiết và quy trình cắm hoa.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở.
B.Chuẩn bị:
 - Một số tranh ảnh có nội dung đúng sai để lựa chọn.
- Tư liệu và tranh ảnh về cắm hoa trang trí ở các vị trí khác nhau.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tiết 1:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Ý nghĩa của việc trang trí cây cảnh và hoa trong nhà ở?
- Vì sao phải đặt cây cảnh ở vị trí có ánh sáng chiếu vào?
3. Bài mới: 30’
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Dụng cụ và vật liệu cắm hoa.
1) Dụng cụ cắm hoa.
a) Bình cắm: Rất đa dạng và làm bằng nhiều vật liệu khác nhau.
b) Các dụng cụ khác.
- Dụng cụ để cắt: dao, kéo.
- Dụng cụ để giữ hoa trong bình: mút xốp, bàn chông, lưới thép.
2) Vật liệu cắm hoa.
- Hoa.
- Cành.
- Lá.
II. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản.
1) Chọn hoa và bình cắm Phù hợp về hình dáng và màu sắc.
2) Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm.
3) Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu cắm hoa.
Gv đặt các loại bình hoa và một số dụng cụ cần thiết lên bàn.
Có thể sử dụng các loại vật liệu nào để cắm hoa?
Để cắm được một bình hoa đẹp cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản.
Gv treo tranh hình 2.20
Gv đưa mẫu cắm có hình đúng, hình sai). Yêu cầu hs nhận xét.
Hướng dẫn Hs xem hình 2.22
Hs bổ sung thêm phần chuẩn bị của mình.
HS kể tên các loại dụng cụ và chất liệu làm nên các dụng cụ đó.
Hs trả lời. Có thể kể tên các laọi hoa lá cành dùng trong trang trí tại gia đình.
Hs quan sát hình 2.20 -> rút ra kết luận và nêu ví dụ về vấn đề này.
HS quan sát đưa ra nhận xét.
Hs xem hình và nội dung SGK để nắm được cách xác định chiều dài của bình hoa.
4. Củng cố (4’)
- Có mấy nguyên tắc cắm hoa cơ bản?
- Các dụng cụ cần thiết để cắm hoa là gì?
5. Dặn dò: (3’)
- Học bài.
- Xem tiếp phần quy trình cắm hoa.
- Chuẩn bị phần vật liệu và dụng cụ để cắm hoa.
Rút kinh nghiệm.
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 2:
 TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày các nguyên tắc cắm hoa cơ bản? Nêu những vật liệu cần thiết để cắm một bình hoa.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
III. Quy trình cắm hoa
1) Chuẩn bị
- Bình cắm hoa, các vật liệu khác.
- Vật liệu cắm hoa.
2) Chọn vải cho rèm cửa
a) Lựa chọn bình hoa, lá, bình cắm cho phù hợp.
b) Cắt cành và cắm các cành chính trước.
c) Cắt cành phụ có độ dài khác nhau cắm xen vào các cành chính và che khuất miệng bình.
d) Đặt bình hoa vào vị trí trang trí.
Hoạt động 1: 
Khi cắm một bình hoa chúng ta cần chuẩn bị những gì? 
Gv hướng dẫn HS cách làm tươi hoa trước khi cắm hoa.
Khi cắm một bình hoa cần tuân theo những quy trình sẽ thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Yêu cầu HS giải thích mỗi nguyên tắc. 
Hoạt động 2: 
Yêu cầu HS hoạt động nhóm cắm hoa để củng cố kiến thức nhận xét -> cho điểm.
Khuyến khích những nhóm hoạt động tích cực và cắm các bình hoa đẹp
Trả lời câu hỏi
Bình cắm hoa, các dụng cụ khác.
Các vật liệu cắm hoa.
Hs đọc nội dung SGK.
Hs đọc mục 2 phần III SGK.
Hs quan sát các thao tác của gv.
- HS hoạt động nhóm cắm một bình hoa để cũng cố kiến thức.
4. Củng cố: (3’)
- Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ.
- Trình bày các quy trình cắm hoa cơ bản?
- Cần làm gì để hoa được tươi lâu?
5. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị bài 14 thực hành
	+ Chuẩn bị hoa, bình cắm, các dụng cụ khác.
	+ Sưu tầm mẫu, tranh ảnh cắm hoa.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 6 HK 1.doc