Giáo án Công nghệ 6 - Chương III: Nấu ăn trong gia đình - Thái Duy Quang

Giáo án Công nghệ 6 - Chương III: Nấu ăn trong gia đình - Thái Duy Quang

I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:

1.Kiến thức:Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

 Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn và cách thay thế.

2.Kĩ năng: Biết được nguồn cung cấp, chức năng và dấu hiệu thiếu của mỗi chất đối với cơ thể.

3.Thái độ: Ăn uống đủ chất.

 II./ Chuẩn bị:

1.GV: Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ trong bài 15(SGK).

2.Học sinh: Đọc trước bài:Cơ sở của ăn uống hợp lý.

 III./ Tiến trình lên lớp.

 1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)

 2./ Kiểm tra bài cũ:

 3./ Bài mới. (2 phút)

 Giới thiệu bài: Ăn uống là một trong những nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Sức khỏe và hiệu quả làm việc của chúng ta phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ “Cơ sở của ăn uống hợp lý”

 

docx 64 trang Người đăng vanady Lượt xem 3190Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Chương III: Nấu ăn trong gia đình - Thái Duy Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 39 - Bài 18:
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức:Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn và cách thay thế.
2.Kĩ năng: Biết được nguồn cung cấp, chức năng và dấu hiệu thiếu của mỗi chất đối với cơ thể.
3.Thái độ: Ăn uống đủ chất.
	II./ Chuẩn bị:
1.GV: Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ trong bài 15(SGK).
2.Học sinh: Đọc trước bài:Cơ sở của ăn uống hợp lý.
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .	(1 phút)
	2./ Kiểm tra bài cũ:	
 3./ Bài mới.	(2 phút)
	Giới thiệu bài: Ăn uống là một trong những nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Sức khỏe và hiệu quả làm việc của chúng ta phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ “Cơ sở của ăn uống hợp lý”
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
10
Phút
27
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tại sao chúng ta cần phải ăn uống.
HS quan sát hình vẽ, nêu nhận xét:bạn nam gầy yếu, khẳng khiu; bạn nữ phát triển cân đối.
HS thảo luận trả lời:bị bệnh, suy dinh dưỡng 
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
Vì qua ăn uống cơ thể mới hấp thụ được các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể và chúng ta mới có năng lượng để làm việc,vui chơi ... 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng
Chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin, chất khoáng
HS thảo luận nhóm, trả lời:
Đạm thực vật:có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, 
Đạm thực vật: có trong các loại đậu, hạt sen 
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
HS quan sát hình vẽ trả lời:
Cấu tạo và tái tạo tế bào,giúp sự tăng trưởng thể chất, Tăng khả năng đề kháng của cơ thể, Cung cấp năng lượng.
HS khác nhận xét,bổ sung.
HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm, trả lời:gạo, ngô,... 
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
HS quan sát hình vẽ trả lời:
Cung cấp năng lượng, Giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
HS khác nhận xét, bổ sung.
HS quan sát hình vẽ,thảo luận nhóm, trả lời
Cung cấp năng lượng, Cung cấp các axit béo, Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
Gv yêu cầu hs quan sát hình 3.1,em có nhận xét gì về thể trạng của 2 bạn ở đó?
Các em thử đưa ra nguyên nhân của sự gầy yếu ở bạn nam?
Vậy tại sao chúng ta phải ăn uống hợp lí ?
Em hãy nhớ lại kiến thức về dinh dưỡng đã được học và nêu tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người?
GV ghi ở góc bảng những chất dinh dưỡng cơ bản:chất đạm, chất béo, chất đường bột,vitamin, chất khoáng.
Hãy quan sát hình 3.2 và nêu những thực phẩm cung cấp chất đạm động vật và chất đạm thực vật?
Hãy quan sát hình 3.3 và kết hợp với những hiểu biết của mình, nêu chức năng dinh dưỡng của chất đạm?
Hãy quan sát hình 3.4, hãy nêu tên các nguồn cung cấp chất bột đường?
Quan sát hình 3.5, rút ra chức năng của chất bột đường?
Quan sát hình 3.6, kể tên các nguồn cung cấp chất béo?
Nêu chức năng của chất béo?
Gv giáo dục bảo vệ môi trường : cần phải bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người, nhất là ngườn nước.
I-Vai trò củacác chất dinh dưỡng:
 1.Chất đạm:
 a) Nguồn cung cấp:
Đạm thực vật:có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, 
Đạm thực vật: có trong các loại đậu, hạt sen 
 b) Chức năng dinh dưỡng:
Cấu tạo và tái tạo tế bào, giúp sự tăng trưởng thể chất.
Tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
Cung cấp năng lượng.
 2. Chất bột đường:
 a) Nguồn cung cấp:
gạo, ngô, mía, kẹo 
 b) Chức năng dinh dưỡng:
Cung cấp năng lượng.
Giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
 3.Chất béo:
 a) Nguồn cung cấp: 
Động vật:mỡ,
Thực vật: dầu thực vật, dầu mè, dầu dừa 
 b) Chức năng dinh dưỡng:
Cung cấp năng lượng.
Cung cấp các axit béo.
Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
	4./ Củng cố( 3 phút)
Nêu nguồn cung cấp và chức năng của chất đạm, chất bột đường, chất béo?
5./ Dặn dò	(1 phút)
Về nhà học bài,tìm hiểu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của các vitamin, chất khoáng, chất xơ; cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn, cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
KINH NGHIỆM 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 40 - Bài 15 :
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tt)
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức:Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn và cách thay thế.
2.Kĩ năng: Biết cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
3.Thái độ: Biết ăn uống đủ chất, ngon miệng, cân bằng dinh dưỡng.
	II./ Chuẩn bị:
1.GV:
 * Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan. 
 * Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ 3.7 ;3.8 ;3.9 và 3.10 SGK.
 2.Học sinh: Đọc trước các phần nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của các vitamin,chất khoáng,chất xơ; cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn, cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .	(1 phút)
	2./ Kiểm tra bài cũ:	(5 phút)
Thế nào là ăn uống hợp lý?Vì sao cần phải ăn uống hợp lý?
Nêu nguồn gốc và chức năng của chất đạm?
 3./ Bài mới.	
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
15
Phút
20
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguồn cung cấp và chức năng của các loại vitamin,chất khoáng, chất xơ và nước
HS trả lời dựa vào hiểu biết cá nhân.
HS quan sát hình vẽ trả lời.
Các HS khác nhận xét,bổ sung.
HS thảo luận nhóm,đại diện nhóm trả lời.
HS trả lời dựa vào thông tin SGK.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn 
HS quan sát tranh vẽ, trả lời.
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm, trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS trả lời dựa vào thông tin SGK.
Em hãy kể các loại vitamin mà em biết?
Hãy quan sát hình 3.7 SGK, nêu tên những thực phẩm cung cấp vitamin?
Nêu chức năng của vitamin mà em biết?
Hãy quan sát hình 3.8 SGK, nêu tên những thực phẩm cung cấp chất khoáng?
Nêu chức năng của chất khoáng?
Tại sao nói nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể?
Chất xơ có nhiều ở đâu và có chức năng gì?
Quan sát hình 3.9, em hãy nêu tên các nhóm thức ăn?
Căn cứ vào đâu người ta phân nhóm thức ăn?
Việc phân nhóm thức ăn có ý nghĩa gì?
Theo em để giá trị dinh dưỡng của bữa ăn không bị thay đổi thì cách thay thế thức ăn như thế nào?
4.Các loại vitamin:
 a) Nguồn cung cấp:
các loại rau,củ,quả 
 b) Chức năng dinh dưỡng:
Giúp các hệ cơ quan hoạt động bình thường.
Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể phát triển tốt.
 5. Chất khoáng:
 a) Nguồn cung cấp:
tôm, cua, ốc, trứng 
 b) Chức năng dinh dưỡng:
Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể
 6.Nước:
Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. 
Điều hòa thân nhiệt.
7. Chất xơ:Có nhiều trong rau xanh,giúp ngăn ngừa bệnh táo bón.
II-Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:
 1. Phân nhóm thức ăn:
 a) Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng thức ăn được chia làm 4 nhóm:
Nhóm giàu chất đạm.
Nhóm giàu chất đường bột.
Nhóm giàu chất béo.
Nhóm giàu chất khoáng và vitamin.
 b) Ý nghĩa: Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
 2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
Thay thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi.
	4./ Củng cố( 3 phút)
Bữa cơm hàng ngày gia đình em thường có những loại thức ăn gì?Cho biết các loại thức ăn đó thuộc các nhóm nào?Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lý?
5./ Dặn dò	(1 phút)
Về nhà học bài,đọc trước phần còn lại của bài 15.
KINH NGHIỆM 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 41 - Bài 15 :
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tt)
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức:Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn và cách thay thế.
2.Kĩ năng: Tính được nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi.
3.Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp lý.
	II./ Chuẩn bị:
1.GV:
 * Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan. 
 * Tranh vẽ:Phóng to các hình vẽ 3.13a và 3.13b. SGK.
 2.Học sinh: Đọc trước phần còn lại của bài 15. 
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .	(1 phút)
	2./ Kiểm tra bài cũ:	(5 phút)
Cơ sở khoa học của việc phân loại thức ăn.Hãy kể tên các nhóm thức ăn.
Nêu cách thay thế thức ăn lẫn nhau.Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn?
	3./ Bài mới.	
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
35
Phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm,trả lời: cơ thể phát triển không bình thường, em bị suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận nhóm,trả lời: Nếu thiếu chất đạm, trẻ bị suy dinh dưỡng, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nếu thừa chất đạm: gây một số bệnh nguy hiểm: bệnh béo phì, bệnh huyết áp
HS thảo luận nhóm, trả lời
Giảm chất đường bột và chất béo, tăng rau xanh và hoa quả.
Tăng cường vận động.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS:thừa chất béo làm cho cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thiếu chất béo, sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt,đói
GV:Các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể nhưng cơ thể chỉ có thể hấp thụ với một lượng vừa đủ,nếu không sẽ gây hậu quả xấu, các em có thể thấy điều đó qua hình vẽ 3.11.
Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé ở hình 3.11. Em đó có bị bệnh ? Nếu có đó là bệnh gì? Nguyên nhân gây nên bệnh?
Nếu bị thiếu đạm cơ thể sẽ như thế nào?
Nếu thiếu chất ... đình
 * Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn hàng ngày.
 2.Học sinh: Đọc trước bài 23.
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .	(1 phút)
	2./ Kiểm tra bài cũ:	(5 phút)
- Muốn tổ chức tốt bữa ăn, cần phải thực hiện theo qui trình nào?
- Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn?
	3./ Bài mới.
* Giới thiệu bài:(1/) Ở hai bài học trước,các em đã biết tổ chức một bữa ăn trong gia đình như thế nào là phù hợp, hợp lý từ bữa ăn đơn giản hàng ngày đến bữa cỗ hay bữa liên hoan. Từ vốn kiến thức đó, các em hãy vận dụng vào việc xây dựng thực đơn cho bữa cơm thường ngày của gia đình mình.	
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
5
Phút
20
phút
10
phút
Hoạt động 1Ôn tập lí thuyết
HS:Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày.
HS: Đảm bảo thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất hàng ngày có từ 3-4 món.
Thực đơn có đủ món chính theo cơ cấu bữa ăn:canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm.
Thực đơn phải đảm bảo đủ yêu cầu về mặt dinh dưỡng.
HS trả lời theo thực tế gia đình.
Hoạt động 2Thực hành cá nhân
HS xây dựng 1 thực đơn cho bữa cơm thường ngày ở gia đình.
Hoạt động 3Trình bày thực đơn
Đại diện một số HS đứng dậy trình bày thực đơn cho bữa cơm thường ngày ở gia đình.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Em cho biết thực đơn là gì?
Em cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn thường ngày cho gia đình?
Ở gia đình em thường dùng những món ăn gì trong ngày?
GV:Cá nhân mỗi em tự xây dựng 1 thực đơn cho bữa cơm thường ngày ở gia đình em.
Nêu thực đơn cho bữa cơm thường ngày ở gia đình em?
GV:Khi xây dựng thực đơn cho bữa cơm thường ngày ở gia đình nên chọn những món ăn thuộc loại chế biến nhanh, thực hiện đơn giản,số lượng món ăn vừa phải từ 3-4 món, phải phù hợp với số người dự và quan tâm đến tuổi tác,tình trạng sức khỏe.
Thực đơn dung cho các bữa ăn thường ngày
 4./ Củng cố( 3 phút)
GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần làm việc của cả lớp, rút kinh nghiệm mặt tốt, mặt chưa tốt.
 5./ Dặn dò	(1 phút)
Về nhà các em xem lại nội dung xây dựng thực đơn cho bữa liên hoan,bữa cỗ,chuẩn bị cho bài thực hành tiết sau.
KINH NGHIỆM 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 62 - Bài 23 : Thực hành
XÂY DỰNG THỰC ĐƠN (tt)
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức:HS xây dựng được thực đơn dùng cho các bữa tiệc, liên hoan.
2.Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp,đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
3.Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình.
	II./ Chuẩn bị:
1.GV:
 * Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan. 
 * Danh sách các món ăn thường dùng trong liên hoan.
 * Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn dung trong liên hoan.
 2.Học sinh: Đọc trước bài 23.
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .	(1 phút)
	2./ Kiểm tra bài cũ:	(5 phút)
- Muốn tổ chức tốt bữa ăn,cần phải thực hiện theo qui trình nào?
- Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn?
	3./ Bài mới.
* Giới thiệu bài:(1/) Ở hai bài học trước, các em đã biết tổ chức một bữa ăn trong gia đình như thế nào là phù hợp, hợp lý từ bữa ăn đơn giản hàng ngày đến bữa cỗ hay bữa liên hoan. Từ vốn kiến thức đó, các em hãy vận dụng vào việc xây dựng thực đơn cho bữa cơm thường ngày của gia đình mình.	
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
5
Phút
20
phút
10
phút
Hoạt động 1Ôn tập lí thuyết
HS:Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày.
HS: Đảm bảo thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất hàng ngày có từ 4-5 món.
HS trả lời theo thực tế gia đình.
Hoạt động 2Thực hành cá nhân
HS xây dựng 1 thực đơn cho bữa cơm thường ngày ở gia đình.
Hoạt động 3Trình bày thực đơn
Đại diện một số HS đứng dậy trình bày thực đơn cho bữa cỗ, liên hoan.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Em cho biết thực đơn là gì?
Em cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn cho bữa cỗ, liên hoan?
GV:Cá nhân mỗi em tự xây dựng 1 thực đơn cho bữa cỗ, liên hoan.
Nêu thực đơn cho bữa cho bữa cỗ, liên hoan.
II. Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan hay bữa cỗ
 4./ Củng cố( 3 phút)
GV nhận xét về sự chuẩn bị,tinh thần làm việc của cả lớp, rút kinh nghiệm mặt tốt, mặt chưa tốt.
 5./ Dặn dò	(1 phút)
Về nhà các em xem trước bài 24-Thực hành:Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả 
KINH NGHIỆM 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 63 - Bài 24 : Thực hành
TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂNTỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: HS biết cách tỉa hoa từ quả ớt, quả dưa chuột.
2.Kĩ năng: Thực hiện được một số mẫu hoa đơn giản, thông dụng để trang trí món ăn.
3.Thái độ: Có kỹ năng vận dụng các mẫu tỉa hoa để trang trí món ăn.
	II./ Chuẩn bị:
1.GV: Nghiên cứu kỹ SGK và các tài liệu liên quan. 
 2.Học sinh: Đọc trước bài 24 và chuẩn bị mỗi HS một quả ớt.
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .	(1 phút)
	2./ Kiểm tra bài cũ:	
	3./ Bài mới.
Giới thiệu bài:(1/) Tỉa hoa trang trí là hình thức sử dụng các loại rau, củ, quả để tạo nên những bông hoa, mẫu vật làm các món muối chua, làm mứt, trang trí món ăn Mục đích làm tăng giá trị thẩm mỹ của món ăn, tạo màu sắc hấp dẫn cho bữa ăn.
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
5
Phút
17
phút
17
phút
Hoạt động 1Giới thiệu chung.
HS:Các loại rau, củ, quả 
HS: dao bản to, mỏng; dao nhỏ, mũi nhọn; dao lam, kéo nhỏ, mũi nhọn; thau nhỏ 
Hoạt động 2Hướng dẫn tỉa hoa từ quả ớt
HS đọc SGK,trả lời:
Chọn quả ớt to vừa,đường kính tiết diện từ 1cm- 1,5 cm,có đuôi nhọn thon dài.
Từ đuôi nhọn lấy lên một đoạn dài bằng 4 lần đường kính tiết diện.
Dùng kéo cắt sâu vào 1,5 cm, chia làm 6 cánh đều nhau.
Tỉa đầu cánh hoa cong nhọn.
Lõi ớt bỏ bớt hột, tỉa thành một nhánh nhị dài.
Uốn cánh hoa nở đều rồi ngâm vào nước.
HS quan sát.
HS đọc SGK,trả lời:
-Chọn quả ớt thon dài, màu đỏ tươi.
Dùng kéo mũi nhọn, cắt từ trên đỉnh nhọn của quả ớt xuống gần cuống ớt (còn cách cuống khoảng 1-2cm), cắt thành nhiều cánh dài
Lõi ớt bỏ bớt hột, tỉa nhị hoa.
Ngâm ớt đã tỉa trong nước cho cánh hoa nở cong ra.
HS quan sát.
Hoạt động 3Hướng dẫn tỉa hoa từ quả dưa chuột
HS đọc SGK.
HS quan sát, theo dõi.
Người ta hay dùng những loại nguyên liệu nào để tỉa hoa trang trí món ăn?
Cần những dụng cụ nào để tỉa hoa?
GV giới thiệu:Có nhiều hình thức tỉa hoa: tỉa dạng thẳng, tỉa dạng nổi thành các loại hình khối; tỉa tạo hình hoa, lá Tùy theo tính chất của rau, củ, quả và yêu cầu mỹ thuật của món ăn mà vận dụng hình thức tỉa hoa phù hợp.
Giáo dục hs an toàn trong khi sử dụng dao, kéo
GV yêu cầu HS đọc phần 2.a)Tỉa hoa huệ tây.
Nêu cách chọn nguyên liệu?
Các bước tiến hành?
GV thao tác mẫu.
GV yêu cầu HS đọc phần 2.b)Tỉa hoa đồng tiền.
Nêu cách chọn nguyên liệu?
Các bước tiến hành?
GV thao tác mẫu.
Gv giáo dục bảo vệ môi trường : Tránh lãng phí nguyên liệu, Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành, giữ sạch sẽ sản phẩm tỉa hoa để trang trí trên món ăn
GV yêu cầu HS đọc phần 3 SGK.
GV vừa hướng dẫn vừa thao tác mẫu:
* Tỉa một lá:
* Tỉa ba lá:cắt lát mỏng theo cạnh xiên và cắt dính nhau 3 lát một-xếp xòe 3 lát hoặc cuộn lát giữa lại.
* Tỉa cành lá:
* Tỉa bó lúa: tương tự như tỉa cành lá nhưng miếng dưa để tỉa được cắt thành hình tam giác cân có đỉnh cong.
Giới thiệu chung
Nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa
Hình thức tỉa hoa
Thực hiện mầu
2.Tỉa hoa từ quả ớt
Tỉa hoa huệ tây
Tỉa hoa đồng tiền
Tỉa hoa từ quả dưa chuột
 4./ Củng cố( 3 phút)
Rút kinh nghiệm về chuẩn bị, thao tác thực hành, sản phẩm thực hiện, vệ sinh 
 5./ Dặn dò	(1 phút)
Về nhà đọc trước các bài đã học trong chương III
KINH NGHIỆM 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 64 - Bài : Ôn tập CHƯƠNG III
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1.Kiến thức: Biết ăn uống phù hợp với từng đối tượng.
Sử dụng các loại thực phẩm đảm bảo an toàn, hiểu biết chức năng dinh dưỡng của thực phẩm.
Biết vận dụng phương pháp chế biến để xây dựng thực đơn.
Biết tổ chức bữa ăn hợp lí và nắm vững quy trình tổ chức bữa ăn.
2.Kĩ năng: Thực hiện được những bữa ăn hợp lí, chế biến được một số bữa ăn đơn giản, xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày.
3. Thái độ : Hiểu được vai trò của ăn uống hợp lí và thực hiệ ăn uống hợp lí.
	II./ Chuẩn bị: Các bài học trong chương III
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .	(1 phút)
	2./ Kiểm tra bài cũ:	
	3./ Bài mới.
Tg 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
40
Phút
Hoạt động 1Hướng dẫn hs ôn tập
Hs hoạt động theo nhóm và tiến hành tìm hiểu nội dung cảu bài.
Trình bày kết quả thảo luận.
Nhận xét cho các nhóm.
Lắng nghe để khắc sâu kiến thức
Gv cho từng nhóm hs thảo luận về những nội dung của các bài. Mỗi nhóm 1 bài, sau đó yêu cầu từng nhóm trình bày nội dung tìm hiểu được.
Gv yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Gv chốt lại những ý chính để hs nắm.
Về kiến thức
Về kĩ năng
 4./ Củng cố( 3 phút)
Nhắc lại những nội dung chính của chương III
 5./ Dặn dò	(1 phút)
Xem trước bài 25 Thu nhập của gia đình

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong III.docx