Giáo án Công nghệ 6 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Công nghệ 6 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I/ MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức: - Hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

 - Biết được mục tiêu và nội dung chương trình SGK Công nghệ 6.

 2- Kĩ năng: - Tiếp thu được các kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.

 3- Thái độ: - Say mê, hứng thú với môn học.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình – gợi mở – hỏi đáp

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 SGK – giáo án – bảng phụ

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1- Ổn định tổ chức: (2)

 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3- Bài mới:

 

doc 183 trang Người đăng vanady Lượt xem 2330Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. bài mở đầu
Ngày soạn:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
 6
I/ mục tiêu:
 1- Kiến thức: - Hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
 - Biết được mục tiêu và nội dung chương trình SGK Công nghệ 6.
 2- Kĩ năng: - Tiếp thu được các kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.
 3- Thái độ: - Say mê, hứng thú với môn học.
II/ phương pháp:
 Thuyết trình – gợi mở – hỏi đáp
III/ Đồ dùng dạy học:
 SGK – giáo án – bảng phụ
IV/ tiến trình dạy học:
 1- ổn định tổ chức: (2’)
 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
15’
23’
HS đọc phần I SGK – 3
? Em cho biết gia đình có vai trò như thế nào đối với xã hội?
? Mỗi thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm gì?
? Trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm, em cho biết đó là những công việc gì?
GV giới thiệu chương trình môn học
Chương I: May mặc trong gia đình
Chương II: Trang trí nhà ở
Chương III: Nấu ăn trong gia đình
Chương IV: Thu, chi trong gia đình
GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK - 4
I/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
 Gia đình là nền tảng của XH, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai.
 Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình phải làm tốt công việc của mình để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc.
- Tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền và hiện vật.
- Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu hợp lí.
- Làm các công việc nội trợ trong gia đình.
II/ Mục tiêu chương trình Công nghệ 6 – phân môn KTGĐ
 1/ Mục tiêu môn học
 a/ Về kiến thức:
- Biết được một số kiến thức cơ bản phổ thông về các lĩnh vực liên quan đến đời sống, đến những nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, mặc, ở và thu chi trong gia đình.
- Biết được qui trình công nghệ để tạo nên một số sản phẩm đơn giản.
 b/ Về kĩ năng:
 Biết vận dụng một số kiến thức đã học vào các hoạt động hàng ngày của gia đình.
 c/ Về thái độ:
- Có lòng say mê môn học
- Tạo thói quen lao động có kế hoạch
- Có ý thức tham gia lao động trong gia đình.
 2/ Nội dung chương trình
 Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về một số loại vải thường dùng trong may mặc.
 Trang bị cho HS biết vai trò, vị trí của ngôi nhà.
 Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về ăn uống.
 Cung cấp cho HS những hiểu biết về các nguồn thu nhập của gia đình.
III/ Phương pháp học tập
(5’) 4 -Củng cố: GV nhắc lại mục tiêu bài học
 5- Dặn dò: Đọc trước và chuẩn bị bài sau
V/ rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Tiết 2. Bài 1. các loại vải thường dùng trong may mặc
Ngày soạn:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
 6
I/ mục tiêu:
 1- Kiến thức: -Biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất và tính chất của các loại vải.
 2- Kĩ năng: - Phân biệt được một số loại vải thông thường.
 3- Thái độ: - Ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
II/ phương pháp:
 Trực quan – gợi mở – hỏi đáp
III/ Đồ dùng dạy học:
 SGK – giáo án – trảnh ảnh – bộ mẫu vải
IV/ tiến trình dạy học:
 1- ổn định tổ chức: (1’)
 2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình?
 3- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
18’
16’
HS đọc thông tin trong SGK – 6
? Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu?
GV: treo sơ đồ qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên.
? Qua quan sát tranh, em hãy cho biết tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải?
? Dựa vào H1.1a SGK – 6. Hãy nêu tóm tắt qui trình sản xuất vải sợi bông?
GV giải thích thêm: từ cây bông ra hoa kết trái cho quả bông, quả bông sau khi thu hoạch được rũ sạch hạt, loại bỏ các chất bẩn đánh tơi để tạo sơ bông kéo thành sợi dệt và qua quá trình dệt tạo thành vải sợi bông.
? Dựa vào H1.1b SGK – 6. Hãy nêu tóm tắt qui trình sản xuất vải sợi tơ tằm?
GV giải thích: từ con tằm cho kén tằm và từ kén tằm cho sợi tơ tằm, sau một quá trình ươm tơ, người ta đem kén tằm nấu trong nước sôi làm cho keo tơ trở nên mềm ra dễ dàng rút thành sợi, sợi tơ rút ra từ kén còn ướt được chập lại thành sợi tơ mộc, từ sợi tơ dệt được vải tơ tằm.
HS đọc thông tin trong SGK – 7
? Vải sợi thiên nhiên có tính chất như thế nào?
HS đọc thông tin trong SGK – 7
? Vải sợi hoá học có nguồn gốc từ đâu?
? Vải sợi hoá học được chia làm mấy loại?
? Hai loại vải này được lấy từ đâu?
GV treo sơ đồ lên bảng
? Nêu qui trình sản xuất vải sợi hoá học?
 HS trả lời theo SGK
HS làm bài tập SGK – 8
? Hãy nêu tính chất của vải sợi hoá học?
? Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc?
I/ Nguồn gốc, tính chất của các loại vải
 1/ Vải sợi thiên nhiên
 a/ Nguồn gốc
- Động vật: kén tằm, lông cừu, dê, lạc đà, vịt...
- Thực vật: sợi bông, lanh, đay, gai...
- Cây trồng: Cây bông
- Vật nuôi: Con tằm
 kéo sợi
Cây bông - quả bông – xơ bông – 
 dệt
sợi dệt - vải sợi bông
 ươm tơ
Con tằm – kéo sợi - sợi tơ tằm –
kéo sợi dệt
 sợi dệt - vải tơ tằm.
 b/ Tính chất
-Vải sợi bông: Dễ hút nước, thoáng mát, chịu nhiệt tốt, khi đốt tro ít, dễ vỡ, màu trắng.
 Nhược điểm: dễ bị co, nhàu.
-Vải tơ tằm: mềm, bóng mịn, nhẹ, xốp, cách nhiệt tốt, mặc thoáng mát, khi đốt cháy chậm, mùi khét như sừng cháy, tro đen, vón cục, dễ vỡ.
-Vải len, dạ: nhẹ, xốp, độ bền cao, giữ nhiệt tốt, ít co giãn, ít hít nước.
 2/ Vải sợi hoá học
 a/ Nguồn gốc
 Vải sợi hoá học được dệt từ các loại sợi do con người tạo ra từ một số chát hoá học lấy từ gỗ, tre nứa, than đá, dầu mỏ...
 Chia làm 2 loại:
-Vải sợi nhân tạo
-Vải sợi tổng hợp
+ Vải sợi nhân tạo lấy từ chất xenlulô của gỗ, tre, nứa
+ Vải sợi tổng hợp được lấy từ một số chất hoá học lấy từ than đá, dầu mỏ.
- Vải sợi nhân tạo; vải sợi tổng hợp
- Sợi visco, axetat; gỗ, tre, nứa
- Sợi nolon, polyeste; dầu mỏ, than đá
 b/ Tính chất
-Vải sợi nhân tạo có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát
-Vải sợi tổng hợp có độ hút ẩm thấp nên mặc bí vì ít thấm mồ hôi.
 Vải sợi hoá học phong phú, đa dạng, bền đẹp, giặt mau khô, ít nhàu, giá thành rẻ...
(5’) 4 –Củng cố:
 ? Nêu nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
 5 –Dặn dò:
 Học bài cũ và chuẩn bị phần tiếp theo.
V/ rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Bài 1 
 các loại vải thường dùng trong may mặc (tT)
Ngày soạn:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
 6
I/ mục tiêu:
 1- Kiến thức: -Biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất và tính chất của các loại vải.
 2- Kĩ năng: - Phân biệt được một số loại vải thông thường.
 3- Thái độ: - Ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
II/ phương pháp:
 Trực quan – gợi mở – hỏi đáp
III/ Đồ dùng dạy học:
 SGK – giáo án – trảnh ảnh – bộ mẫu vải
IV/ tiến trình dạy học:
 1- ổn định tổ chức: (1’)
 2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
 3- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
10’
24’
GV cho HS xem mẫu vải có thành phần sợi pha
? Vải sợi pha có nguồn gốc từ đâu?
? Vải sợi pha có tính chất như thế nào?
VD: + Cotton + polyeste: hút ẩm nhanh, thoáng mát, không nhàu, giặt chóng khô, bền, đẹp.
 + polyeste + len: bóng, đẹp, mặc ấm, giữ nhiệt tốt, ít bị côn trùng cắn thủng, dễ giặt.
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1 SGK?
GV: làm mẫu
HS: tiến hành vò vải, nhúng nước, đốt vải
HS: Thử nghiệm vò vải và đốt vải để phân biệt các mẫu vải hiện có: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
GV hướng dẫn HS đọc thành phần sợi vải trên các ví dụ H1.3 SGK
3/ Vải sợi pha
 a/ Nguồn gốc
 Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha, sợi pha thường đươch sản xuất bằng cách kết hợp 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt.
 b/ Tính chất
 Vải sợi pha thường có ưu điểm của các loại sợi thành phần.
II/ Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
 1/ Điền tính chất của một số loại vải
 2/ Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
 3/ Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo, quần
(5’) 4 –Củng cố: GV nêu câu hỏi củng cố bài
 Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 5 –Dặn dò: -Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
 -Đọc trước và chuẩn bị bài sau.
V/ rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4. Bài 2. lựa chọn trang phục
Ngày soạn:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
 6
I/ mục tiêu:
 1- Kiến thức: - Biết được khái niệm trang phục và các loại trang phục.
 - Hiểu được chức năng của trang phục.
 2- Kĩ năng: - Biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình.
 3- Thái độ: - Có ý thức bảo quản và giữ gìn trang phục sạch sẽ.
II/ phương pháp:
 Trực quan – thảo luận – hỏi đáp
III/ Đồ dùng dạy học:
 SGK – giáo án – tranh ảnh
IV/ tiến trình dạy học:
 1- ổn định tổ chức: (1’)
 2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Nêu nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha? Cho ví dụ minh hoạ?
 3- Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần khắc sâu
22’
12’
HS đọc thông tin trong SGK
? Em cho biết trang phục bao gồm những gì?
HS quan sát H1.4 SGK
? Em cho biết H1.4a là trang phục dành cho lứa tuổi nào?
? Trang phục đó sử dụng chất liệu vải gì?
Kết luận: Trang phục trẻ em màu sắc tươi sáng, rực rỡ phù hợp với độ tuổi mẫu giáo, được may với chất liệu vải dệt kim, vải sợi bông thấm mồ hôi.
? Em cho biết H1.4b là trang phục dành cho lĩnh vực nào?
? Trang phục đó được may với chất liệu vải gì?
Kết luận: Trang phục thể thao, đây là trang phục của bộ môn thể dục nghệ thuật được may với chất liệ vải co giãn tốt, may bó sát người, màu sắc phong phú để tôn thêm vẻ tươi trẻ, khoẻ đẹp của người vận động viên.
? Em có thể kể tên một số bộ trang phục của các môn thể thao mà em biết?
? H1.4c là trang phục dành cho đối tượng nào?
? Trang phục này may với chất liệu vải gì? màu sắc như thế nào?
? Em có thể kể thêm trang phục của một số ngành nghề mà em biết?
? Qua các ví dụ trên, trang phục đư ... iêu hợp lí
 Chi tiêu hợp lí là phải:
- Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình (mức độ thoả mãn có thể tăng dần theo mức độ và khả năng thu nhập)
- Có phần tích luỹ
 2/ Biện pháp cân đối thu chi
 a/ Chi tiêu theo kế hoạch
 Chi tiêu theo kế hoạch là lập phương án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định, cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu.
 b/ Tích luỹ (tiết kiệm)
- Tiết kiệm chi tiêu hàng ngày
- Các thành viên trong gia đình đều phải có ý thức tiết kiệm chi tiêu.
(5’) 4- Củng cố: - GV nêu câu hỏi củng cố bài
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
 5- Dặn dò: - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Chuẩn bị bài sau.
V/ rút kinh nghiệm:
Tiết 68. Bài 27
Thực hành: bài tập tình huống về thu chi trong gia đình
Ngày soạn: 
Giảng ở lớp:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
 6
I. Mục tiêu: 
	- Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh nắm được:
	- Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
	- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
II/ phương pháp:
 Đàm thoại – thực hành
III.Đồ dùng dạy học:
	- Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài
	- Trò: Đọc SGK bài 27, chuẩn bút mực, bút chì
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung ghi bảng
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ thực hành của học sinh.
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1: Tìm hiểu cách xác định thu nhập của gia đình.
GV: Yêu cầu học sinh thực hành với từng nội dung.
GV: Phân công cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố.
+ Nhóm 2.Lập phương án thu, chi cho gia đình ở nông thôn.
+ Nhóm 3: Cân đối thu chi cho gia đình em với mức thu nhập 1 tháng.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
GV: Nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh tính tổng thu nhập của gia đình trong 1 năm.
HS: Thực hiện tính tổng thu nhập trong 1 năm dưới sự chỉ bảo của giáo viên.
4.Củng cố.
GV: Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh.
GV: Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
2/
3/
35/
3/
I. Xác định thu nhập của gia đình.
Bước 1: Phân công bài tập thực hành.
Bước 2: Thực hành theo từng nội dung.
Bước 3: Trình bày kết quả.
Bước 4: Nhận xét.
Bài tập tình huống.
a) Gia đình em có 6 người sống ở thành phố. ông nội làm ở cơ quan nhà nước mức lương tháng là 900.000 đồng. Bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350.000 đồng trên một tháng.
- Bố là công nhân ở một nhà máy mức lương tháng là 1.000.000 đồng mẹ là giáo viên mức lương tháng là: 800.000 đồng. Chị gái học THPT và em học lớp 6.Em hãy tính tổng thu nhập trong 1 tháng.
b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại mang ra chợ bán với giá: 2.000đồng /Kg.
Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là. 1.000.000đồng. Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà Xem lại bài thực hành và làm tiếp bài thực hành	
- Đọc và xem trước phần II và III SGK.
V/ rút kinh nghiệm:
Tiết 69
Bài 27: TH bài tập tình huống về thu, 
 chi trong gia đình ( Tiếp )
Ngày soạn: 
Giảng ở lớp:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
 6
I. Mục tiêu: 
	- Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh nắm được:
	- Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
	- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
II/ phương pháp:
 Đàm thoại – thực hành
III.Đồ dùng dạy học:
 - Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài
	- Trò: Đọc SGK bài 27, chuẩn bút mực, bút chì
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung ghi bảng
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1: Tìm hiểu cách xác định chi tiêu của gia đình.
GV: cho học sinh tính toán các khoản thu nhập trong một tháng và một năm của mỗi gia đình rồi dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính các khoản chi tiêu của mỗi gia đình trong một tháng rồi tính ra năm. 
- Như chi cho ăn, mặc...
- Học tập
- Chi cho đi lại
- Chi cho vui trơi, giải trí..
HS: Thực hiện tính các khoản chi dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên.
HĐ2: Tìm hiểu cách cân đối thu, chi.
GV: Hướng dẫn học sinh cách tính cân đối thu, chi theo các ý a,b,c.
HS: Thực hiện dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên.
GV: Nhận xét bài thực hành
4.Củng cố.
GV: Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh.
GV: Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
2/
3/
20/
15/
3/
II. Xác định chi tiêu của gia đình.
- Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình.
- Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí...
- Chi cho việc đi lại: Tau xe, xăng..
- Chi cho vui chơi...
- Chi cho đám hiếu hỉ...
III. Cân đối thu – chi.
Bài tập.
a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập 1 tháng là 2.000.000 đồng ( ở thành phố) và 800.000 đồng ( ở nông thôn) Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100.000đồng. 
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
 - Về nhà học bài và tính toán lại các khoản thu nhập của gia đình.
	 - Đọc và xem trước phần ôn tập để giờ sau thực hành.
V/ rút kinh nghiệm:
Tiết 72 + 73 ôn tập
Ngày soạn: 
Giảng ở lớp:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
 6
I. Mục tiêu: 
	- Kiến thức: Thông qua phần ôn tập, học sinh nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III.
	- Nắm vững kiến thức thu, chi và nấu ăn trong gia đình
	- Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống.
II/ phương pháp:
 Đàm thoại tái hiện – gợi mở – giải quyết vấn đề	
III.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài
	- Trò: Nghiên cứu lại toàn bộ chương III+IV
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung ghi bảng
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Phân công học sinh ôn tập.
Mỗi tổ 4 học sinh được phân 2 câu tương ứng với số thư tự ở chương III và chương IV.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
GV: Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK
HS: Trình bày khái niệm.
GV: Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ phải biết cân đối thu chi.
GV: Nhận xét đánh giá cho điểm từng nhóm.
4. Củng cố.
- Nhận xét đánh giá giờ ôn tập
GV: gợi ý HS trả lời một số câu hỏi 
? Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
? Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em. 
2/
5/
15/
15/
3/
3/
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng.
- Chất đạm
- Chất béo
- Chất khoáng
- Chất xơ
+ Thực phẩm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
II. Thu nhập của gia đình
1. Thu nhập của gia đình.
2. Các hình thức thu nhập
3. Chi tiêu trong gia đình
4. Các khoản chi tiêu trong gia đình
5. Cân đối thu chi trong gia đình 
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà học bài và ôn tập toàn bộ câu hỏi câu hỏi chương III và IV chuẩn bị thi học kỳ II.
V/ rút kinh nghiệm:
Trường THCS Pác Bó đề thi kiểm tra học kì II
 --------------------- Năm học 2009- 2010
 Môn: Công nghệ Lớp 6 Thời gian: 45 phút
Họ và tên:
Lớp:.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
I/ trắc nghiệm: (3 điểm)
 Hãy chọn những từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chỗ trống ở những câu sau đây để được câu trả lời đúng.
Các món ăn Hiện vật Dinh dưỡng Tiền Năng lượng
Không ăn được Cắt thái Bữa ăn thường Đồ uống
a/ Bữa ăn hợp lí cung cấp đầy đủ. Và các chất. Cho cơ thể với tỉ lệ cân đối, thích hợp.
b/ Thực đơn là bảng ghi lại tất cả..sẽ phục vụ trong.hoặc liên hoan, cỗ tiệc.
c/ Sơ chế thực phẩm gồm các công việc: Loại bỏ phần, rửa sạch,.., tẩm ướp gia vị (nếu cần).
d/ Thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố chủ yếu bằng.., còn thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu bằng..
 Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
1/ Các thực phẩm thuộc nhóm thức ăn giàu chất béo:
 A- Thịt lợn nạc, cá, ốc, mỡ lợn B- Thịt bò, mỡ, bơ, vừng
 C- Lạc, vừng, ốc, cá D- Mỡ lợn, bơ, dầu dừa, dầu mè.
2/ Vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
 A. 50 độ C Ž 80 độ C B. 100 độ C Ž 115 độ C 
 C. 0 độ C Ž37 độ C D. -10 độ C Ž -20 độ C
II/ tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt? Cho ví dụ?
.
.
Câu 2: (3 điểm) Để tổ chức bữa ăn hợp lí cần tuân theo những nguyên tắc nào? Hãy giải thích từng nguyên tắc đó?. 
.
Câu 3: (2 điểm) Mức chi tiêu của gia đình thành phố và nông thôn có khác nhau không? Vì sao? Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình?.
Đáp án chấm
I/ trắc nghiệm: (3 điểm)
 Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm
a-Năng lượng; Dinh dưỡng
b-Các món ăn; Bữa ăn thường
c-Không ăn được; Cắt thái
d-Tiền; Hiện vật
 Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm
1- D 2- B
II/ tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Mỗi phương pháp đúng được 0,5 điểm
a/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước (luộc, nấu, kho).
b/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước (hấp, đồ).
c/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (nướng).
d/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo (rán, rang, xào).
Câu 2: (3 điểm)
a/ Nêu đủ các nguyên tắc tổ chức bữa ăn (1 điểm)
 -Đáp ứng nhu cầu các thành viên trong gia đình.
 -Phù hợp với điều kiện tài chính.
 -Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
 -Thay đổi món ăn, phương pháp chế biến.
b/ Giải thích các nguyên tắc: (2 điểm)
 -Các thành viên trong gia đình có lứa tuổi, nghề nghiệp, thể trạng, công việc khác nhau, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.
 -Tuỳ số tiền được chi để cân nhắc mua thực phẩm đủ chất, đủ lượng.
 -Thực phẩm phải ở cả 4 nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
 -Thay đổi món ăn để tránh nhàm chán, thay đổi phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.
Câu 3: (2 điểm)
 -Mức chi tiêu của các gia đình ở thành phố nhiều hơn so với các gia đình ở nông thôn vì: Các gia đình ở thành phố thu nhập chủ yếu bằng tiền nên họ phải mua hoặc chi trả, còn các gia đình ở nông thôn họ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên mức chi tiêu của họ ít hơn. (1 điểm).
 -Các biện pháp cân đối thu chi: (1 điểm)
 + Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu.
 + Chỉ chi tiêu khi thật sự cần thiết.
 + Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập.
 + Phải có tích luỹ để dành cho các công việc đột xuất.

Tài liệu đính kèm:

  • doccn 6 1112 chuan KTKN.doc