Giáo án Công nghệ 6 (Bản hoàn chỉnh)

Giáo án Công nghệ 6 (Bản hoàn chỉnh)

I/Mục tieu:

_Học sinh hiểu khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình

_Gây hứng thú môn học cho học sinh

II/Chuẩn bị :

Tranh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình

III/ Các hoạt động dạy và học :

1.Ổn định lớp:

2.Giới thiệu bài học: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ KINH TẾ GIA ĐÌNH

*Giáo viên gợi ý học sinh tìm nội dung trong mục I ở sgk kết hợp với ý kiến riêng của các em về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình .

 

doc 72 trang Người đăng vanady Lượt xem 7727Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 (Bản hoàn chỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: NS:
Tiet 1 ND:
 . BÀI MỞ ĐẦU 
I/Mục tieu:
_Học sinh hiểu khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
_Gây hứng thú môn học cho học sinh 
II/Chuẩn bị :
Tranh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình 
III/ Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp:
2.Giới thiệu bài học: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ KINH TẾ GIA ĐÌNH 
*Giáo viên gợi ý học sinh tìm nội dung trong mục I ở sgk kết hợp với ý kiến riêng của các em về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình .
	 Ho¹t ®éng GV-HS
 Néi dung
_Gia đình có vai trò gì trong xã hội? 
_Các em có vai trò gì trong gia đình ?và trong tương lai ?
*Giáo viên nhấn mạnh :các em sẽ làm chủ gia đình tương lai nên phải học tập làm việc tốt để chuẩn bị cho vai trò sau này của mình .
*Nhắc học sinh rằng vì chưa tạo được thu nhập nên các em phải sử dụng đúng đdắn tiền ba mẹ cho(tiết kiệm)
_Ngoài ra giúp đỡ việc nội trợ là các em cũng đã góp phần làm kinh tế gia đình 
1.Vai trò của gia đình :
_Gia đình là nền tảng của xã hội 
_Ở gia đình ,ta được nuôi dạy để trở thành người chủ gia đình tương lai
_Mọi người phải có trách nhiệm với gia đình để góp phần cho hpgđ
2.Kinh tế gia đình :
Để đáp ứng các nhu cầu gia đình ta phải :
_Tạo nguồn thu nhập 
_Sử dụng hiệu quả nguồn thu nhập ấy 
_Biết làm nội trợ gia đình 
 * Dặn dò 
Hãy học kĩ bài học hôm nay
Chuẩn bị bài 1:”Các loại vải may mặc “
 a.Vải mai mặc có nguồn gốc từ đâu
 b.Đặc điểm và tính chất các loại vải may mặc ?
 Rut kinh nghiẹm:
..
Tuần 
Tiết 2 + 3. ND:
 CHƯƠNG I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC 
I/ Mục tiêu :
 _Hoc sinh biết được nguồn gốc các loại sợi thiên nhiên ,hoá học ,sợi pha .
 _Học sinh phân biệt được một số loại vải thông dụng .
II/Chuẩn bị :
_Tranh qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên và hoá học .
_Bộ mẫu các loại vải 
_Nước sạch ,diêm để làm thử nghiệm phân biệt vải .
III/Các hoạt động dạy và học:
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ :
1.Gia đình có vai trò gì trong xã hội ?
2. Mọi người có trách nhiệm thế nào với gia đình mình ?
3.Thế nào là kinh tế gia đình ?Em có làm gia đình không?Cụ thể ?
C.Giới thiệu bài mới : 
Giáo viên nêu mục tiêu bài học ,đặt câu hỏi để học sinh phát biểu để dẫn các em đến kết luận .
 Ho¹t ®éng GV-HS 
 Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu các loại sợi may mặc 
*Cho học sinh quan sát tranh (VSTN)và hỏi :
_Sợi dệt ở đây có nguồn gốc từ đâu ?
Nguồn thực vật (bông đay)
Nguồn động vật (tơ tằm ,lông cừu )
 Giáo viên cho học sinh nêu qui trình sản xuất vải sợi bông ,tơ tằm ,Cho lặp lại và sau đó cho ghi bài bằng cách điền thêm đủ ý .
 Giáo viên cần giải thích chất tự nhiên của loại nguồn gốc này . 
*Cho học sinh quan sát hình 1.2 nêu nguồn gốc sợi hoá học gồm :
_Sợi nhân tạo từ gỗ tre nứa và chất hoá học .
_Sợi tổng hợp từ than đá ,dầu mỏ và chất hoá học.
 Và phải tạo sợi để dệt thành vải.( ghi bài )
*Cho học sinh xem một ít mẫu vải :có ghi thành phần sợi pha và rút ra nguồn gốc :do kết hợp.
 Giáo viêncho học sinh căn vứ vào hình 1.2để điện vào BT nhỏ trên đầu trang 8 (sửa tại lớp )
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu cách phân biệt vải ( tiết 2 )
*Làm thử nghiệm: Giáo viên thao tác cho học sinh quan sát với cả 3 cách :vò vải ,nhúng nước ,đốt xem tro yêu cầu học sinh sờ tro sau khi quan sát và phát biểu to từng tính chất mỗi loại vải qua từng cách TN. Và cho hs tóm tắt sau khi nhắc lại nhiều lần.
*Gv cho hs làm việc theo nhóm:
-Điền nội dung vào bảng 1.
-Đọc thành phần sơi.
I.Nguồn gốc và tính chất vải may mặc 
Có 3 nguồn gốc: 
1.Vải sợi thiên nhiên
_Có từ bông ,tơ tằm ,lông cừu 
_Hút ẩm tốt (mát )nhưng không bền ,nhăn
2. Vải sợi hoá học: 
a.vải sợi nhân tạo :
_Mát, ít nhăn.
b.vải sợi tổng hợp:
_Từ.ø than đá ,dầu mỏ tạo sợi
_Không hút ẩm,bền ,ít nhăn.
3.Vải sợi pha :
_Kết hợp từ 2 hay nhiều loại trên.
_Có ưu điểm của sợi thành phần(mát ,bền ,đẹp,không nhăn)
II.Phân biệt vải trên thử nghiệm 
1.Vò vải :
_Vải thiên nhiên nhăn
 _Vải hoá học không nhăn
2.Nhúng nước:
_Vải thiên nhiên :Hút ẩm tốt 
_Vải hoá học :Không hút ẩm 
3.Đốt vải :
_Vải thiên nhiên :Tro tan.
_Vải hoá học :tro vón cục
 D.Củng cố :Các em hãy đọc lại phần ghi nhớ 
 _Hãy trả lời các câu hỏi cuối bài (trang 10)
 E.Dặn dò :
 1.Hãy đọc kĩ bài (xem lại bài tập nhỏ ở đaầu trang 8)
 2.Chuẩn bị bài 2:Lựa chọn trang phục (trang 10)
 _Tại sao ta phải lựa chọn trang phục ?
 _Ta có những nguyên tắc nào để lựa chon trang phục ?
 Rút kinh nghiệm:
Tuần 2+ 3 NS:
Tiết 4 + 5. ND:
 BÀI 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC
I/Mục tiêu :
_Học sinh biết chức năng và cách lựa chọn trang phục 
_Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bản thân và gia đình _đạt yêu cầu thẩm mỹ .
II/Chuẩn bị :
_Tranh ảnh về các loại trang phục ,vải có hoa văn màu sắc khác .
_Một số mẫu vật áo quần ,trang phục đi kèm .
III/Các hoạt động dạy học: 
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ: 
_Vì sao ta ít sử dụng lụa nilon vào mùa hè (polyeter)?
_Làm sao phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoa học .
C.Giới thiệu bài mới : LỰA CHỌN TRANG PHỤC
 Mặc là nhu cầu thiết yếu của con người ,và nếu ta biết cách chọn vải may mặc ,ta sẽ có những trang phục đẹp lại vừa tiết kiệm cho gia đình .Vậy trang phục là gì ?Chức năng ra sao?
 Ho¹t ®éng GV-HS 
 Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu trang phục và chức năng của nó .
*Giáo viên nêu khái niệm trang phục ,cho học sinh xem tranh và đồng thời nhắc lại nhiều lần khái niệm ấy .
*Sau đó cho học sinh quan sát hình 1.4 sgk và yêu cầu :
_Em hãy kể một số trang phục mà em biết công dụng của nó .Học sinh có thể kể các loại trang phục như :áo dài ,sơ mi ,quần âu ,áo đầm ,tranh phục công nhân ,áo lạnh ,áo lót
_Vậy ta có thể phân loại trang phục thành mấy loại ?
 Cho học sinh suy nghĩ để xếp loại trang phục ,giáo viên cho phát biểu va cho ghi bảng,giáo viên bổ sung ,rồi cho ghi bài.
*Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời dẫn đến chức năng của trang phục.
_Tại sao màu lạnh ta phải mặc trang phục dầy ?
_Hiện nay khi ra đường ,ta hay mang găng tay ,hay bịt mặt ,tại sao?
_Ta có thể mặc áo dài ,đội nón kết ?hay mặc quần áo jine đội nón lá ?
_Giáo viên gợi ý để học sinh thấy rằng áo quần và vật dụng đi kèm cần hợp nhau để làm đẹp cho ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chọn trang phục. 
*Giáo viên đặt vấn đề về sự đa dạng của vóc dáng cơ thể và sự cần thiết phải chọn vải ,kiểu phù hợp. *cho học sinh đọc bảng 2 sgk về màu sắc ,hoa văn chất liệu vải cảm giác ra sao cho người mặc. Cho quan sát hình 1.5 sgk
*Cho học sinh xem tranh mẫu ,gợi ý 
_Tai sao ta cần chọn vải ,kiểu may theo lứa tuổi
_Sự đồng bộ của trang phụcï là gì ? Cho ta biết điều gì ?
I.TRANG PHỤC VÀ CHỨC NĂNG
1.trang phục là gì ?
 Trang phục bao gồm các loại quần áo và giầy mũ ,túi xách đi kèm ,trong đó áo quần là quan trọng nhất .
2.Các loại trang phục :
 Ta có thể phân loại trang phục theo:
_Thời tiết :Trang phục mùa nóng lạnh 
_Công dụng :Trang lhục lót ,đồng phục ,trang phục lao động 
_Lứa tuổi :trang phục trẻ em người lớn 
_Giới tính:Trang phục nam ,nữ 
3.Chức năng của trang phục:
_Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.
_Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động .
II/Lựa chọn trang phục: 
*Để có trang phục đẹp ta phải :
_Chọn vải ,kiểu may hợp vóc dáng cơ thể .
_Chọn vải ,kiểu may phù hợp với lứa tuổi .
_Tạo sự đồng bộ cho trang phục .
*Ngoài ra không chạy theo những kiểu mốt cầu kỳ ,vượt khả năng kinh tế gia đình .
 D. Củng cố :
 1.Trang phục có chức năng gì ?
 2.Theo em ,mặc đẹp là do kiểu mốt và đắc tiền ,đúng hay sai và tại sao?
 3.Màu sắc hoa văn có ảnh hưởng gì đến dáng vẻ con người ?
 E.Dặn dò :
 1.Em hãy đọc kĩ bài này và đọc phần có thể em chưa biết .
 2.Chuẩn bị bài 3”Thực hành lựa chọn trang phục “
Rút kinh nghiệm:
Tuần 3. NS:
Tiết 6.	 ND:
 BÀI 3 : THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC 
I/Mục tiêu bài học :
_Học sinh nắm vững hơn những kiến thức đã học về lựa chọn trang phục 
_Học sinh biết chọn vải ,kiểu may phù hợp với bản thân,d0ạt yêu cầu thẩm mĩ và biết chọn vật liệu đi kèm tạo đồng bộ cho trang phục .
II/Chuẩn bị :
_Mẫu vật tranh ảnh liên quan .
III/Các hoạt động dạy học: 
A.Ổn định lớp: 
B.Kiểm tra bài cũ :
_Màu sắc hoa văn ảnh hưởng thế nào đến dáng người mặc ?Ví dụ ?
_Em hãy kể một số trang phục và công dụng của nó .
C.Giảng bài mới : THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC 
Giáo viên giới thiệu bài mới ,nêu yêu cầu thực hành và các hoạt động cần thiết .Sau đó kiểm tra kiến thức học sinh đã học có liên quan đến bài thực hành bằng cách cho ghi bảng thành qui trình lựa chọn trang phục và yêu cầu học sinh ghi vấn tắt vào tập .
 Ho¹t ®éng GV-HS 
 Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1:Làm việc cá nhân .
_Giáo viên lựa hai học sinh làm mẫu với những đặc điểm ,vóc dáng khác nhau ,yêu cầu các em còn lại ghi vào vở bài tập những nhận xét cá nhân về cách lựa chọn trang phục phù hợp với học sinh làm mẫu .
HOẠT ĐỘNG 2:Thảo luận nhóm .
*Giáo viên theo giỏi và đánh giá về:
_Tinh thần làm việc 
_Nội dung đạt được 
*Giáo vên nêu yêu cầu vận dụng tại gia đình và thu bài viết của học sinh để chấm điểm .
*Qui trình lựa chọn trang phục 
_Xác định đặc điểm vóc dáng người mặc 
_Xác định kiểu y phục định may
_Lựa chọn vải phù hợp 
_Chọn vật dụng đi kẻm phù hợp 
*Hoạt động nhóm 
_Họ ...  theo quy trình công nghệ sgk.
2.Gv thao tác mẫu cho hs xem
-Lưu ý hs giữ vệ sinh và ATLĐ.
3.Hs thực hành theo sự hướng dẫn của Gv.
4.Gv theo dõi hs thực hành, uốn nắn và nhắc nhở.
-Hoa huệ trắng phải dùng đoạn hành trắng.
-Huệ tây phải dùng ớt đỏ tỉa nhọn cánh.
-Hoa đồng tiền không tỉa nhọn nhưng phải cắt ngắn ruột tạo nhị hoa.
HOẠT ĐỘNG 2: (Tiết 2)
 Như phần 1 Gv thao tác mẫu cho hs.
-Hs triển khai các bước thực hiện theo sự hướng dẫn của Gv.
-Gv theo dõi hs thực hành và uốn nắn sai sót.
-Hs trình bày mẫu hoàn chỉnh theo sáng tạo, có thể chấm điểm.
*Yêu cầu hs dọn dẹp vệ sinh nơi thực hành.
I.Tỉa hoa từ hành ớt.
1.Tỉa hoa huệ trắng từ hành lá:
¥ Hoa: từ đoạn trắng của thân hành.
¥ Cành lá: Từ đoạn xanh của thân hành.
2.Tỉa huệ tây,cúc đồng tiền từ quả ớt:
¥ Huệ tây: Từ ½ đuôi quả ớt.
¥ Cúc đồng tiền: Từ ½ đầu đến cả cuống quả ớt.
3.Yêu cầu:
-Huệ trắng: Có màu trắng, lá xanh cuống cong, mềm mãi tự nhiên.
-Huệ tây + đồng tiền: Đỏ tươi cánh hoa uốn nở ra ngoài, đẹp.
II.Tỉa hoa từ dưa leo, cà chua:
1.Tỉa hoa từ dưa leo:
-Tỉa 3 lá: Cắt mỏng 3 lát dưa dính nhau của cạnh xiên quả dưa, cuốn lá giữa.
-Tỉa bó lúa: Cắt như trên nhưng là 5 lá, cuộn lá thứ 2 và thứ 4.
2.Tỉa hoa hồng từ cà chua:
-Lạng phần vỏ cà chua từ cuống đến quanh quả để có dãi dài.
-Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuống là đế.
	D.Tổng kết bài thực hành:
Gv kiểm tra các bài đem nộp, chấm điểm một số sản phẩm.
Nhận xét, rút kinh nghiệm về sự chuẩn bị, thực hành, vệ sinh, trật tự.
E.Dặn dò:
Các em xem lại bài 21, 22. 23 để chuẩn bị ôn tập.
Làm các bài tập trong đề cương ôn HKII.
Tiết 61:
ÔN TẬP CHƯƠNG III
Tiết 62+63: ChươngIV: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH.
 Bài 25: THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH.
 @@@@@
I.Mục tiêu bài học:
Hs biết được thu nhập của gia đình là gì. Biết các loại thu nhập của gia đình.
Hs biết làm gì để tăng thu nhập giúp đở gia đình.
II.Chuẩn bị:
Nghiên cứu sgk, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội, về kinh tế gia đình (VAC – thủ công dịch vụ )
III.Các hoạt động dạy học:
	A.Oån định lớp:
	B.Kiểm tra bài cũ:
Gv yêu cầu hs trình bày – đọc các bài tập trong đề cương ôn tập.
Gv cho sửa chữa hoặc bổ sung những sai sót.
C.Giảng bài mới:
 Để cho mọi sinh hoạt trong xã hội được trôi chảy, thuận tiện, ta cần
phải có việc làm và thu nhập cho gia đình. Vậy thu nhập gia đình là gì ? Nó quan hệ thế nào đến chúng ta ?
 Ho¹t ®éng gv- hs 
 Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1:
-Gv cho hs xem hình đầu chương IV sgk và hỏi.
+Ai tạo thu nhập gia đình em ?
-Hs trả lời theo thực tế. Gv góm ý và hướng dẫn các em đến kết luận bằng cách điền vào chổ trống sau đó gợi ý cho hs tìm hiểu các nguồn thu nhập bằng tiền và giải thích thêm:
+Thu nhập bằng tiền là khoảng thu của những gia đình là CHV – CN hoặc làm kinh tế dịch vụ.
-Tương tự trên Gv cho hs tự điền thêm vào các khoảng trống những nguồn thu bằng hiện vật và giải thích thêm:
+Thu nhập bằng sản phẩm do các hoạt động kinh tế hoặc nông nghiệp, nghề thủ công tạo ra.
HOẠT ĐỘNG 2:
-Gv giới thiệu các loại hộ gia đỉnh VN và ở địa phương, gợi ý cho hs xác định và điền vào bài tập sgk.
-Gv nói về tầm quan trọng của việc tăng thu nhập gia đình: đó là điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống mọi người. Chính vì vậy ta phải tham gia vào việc ấy.
-Với lứa tuổi hs, Gv cũng cần gợi ý để các em ý thức việc giúp đỡ gia đình tuỳ khả năng của mình.
I.Thu nhập gia đình:
TNGĐ là:
-Tổng các khoảng thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật.
-Do các thành viên trong gia đình tạo ra.
II.Các nguồn thu nhập gia đình:
1.Nguồn thu nhập bằng tiền:
-Tiền lương, thưởng, quỹ phúc lợi, hưu.
-Lãi bán hàng, lãi tiết kiệm 
-Tiền bán sản phẩm, tiền công, tiền cho thuê 
2.Nguồn thu nhập bằng hiện vật:
-Từ ruộng rẫy, vườn cây trái 
-Từ ao chuồng sông biển 
Từ sản phẩm thủ công, mỹ nghệ 
III.Thu nhập của các loại hộ gia đình VN.
1.Thu nhập gia đình công nhân viên chức: Lương, tiết kiệm, trợ cấp.
2.Thu nhập gia đình sản xuất: Sản phẩm hiện vật.
3.Thu nhập gia đình buôn bán, dịch vụ: Lãi, tiền công.
IV.Biện pháp tăng thu nhập gia đình:
-Mọi người đều phải tích cực tham gia đóng góp vào thu nhập gia đình như:
+Làm thêm nghề phụ, ngoài giờ.
+HS giúp đỡ gia đình theo khả năng của mình.
	D.Cũng cố:
Cho hs đọc phần ghi nhớ và hỏi:
Thu nhập gia đình là gì ? Có những loại thu nhập nào ?
Thu nhập gia đình ở thành phố và nông thôn có khác không ?
E.Dặn dò:
học kỹ bài này.
Chuẩn bị bài 26: THU CHI GIA ĐÌNH.
Ngày soạn: 23/04/09	Tiết 64+65
Ngày giảng: 25/07/09
Bài 26: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH.
I.Mục tiêu bài học:
Hs biết được thế nào là chi tiêu trong gia đình.
Hs biết các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
Hs ý thức và giúp đỡ gia đình, biết tiết kiệm trong chi tiêu.
II.Chuẩn bị:
Nghiên cứu sgk, tài liệu tham khảo.
Các hình về thu chi trong gia đình-hình 4.3 sgk.
III.Các hoạt động dạy học:
	A.Oån định lớp:
	B.Kiểm tra bài cũ:
Thu nhập gia đình là gì ? Từ những nguồn nào ?
Hãy cho biết sự khác nhau giữa các hộ gia đình thành phố và nông thôn? 
Là hs, em làm gì giúp tăng thu nhập cho gia đình ?
C.Bài mới :
 Hằng ngày chúng ta đều phải làm việc để:
Tạo ra của cải vật chất cho xã hội .
Tiêu dùng các loại của cải vật chất ấy để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày. Muốn được vậy ta cần phải chi một số khoản tiền phù hợp.
 Ho¹t ®éng gv- hs 
 Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1: (Tiết 1)
-Gv cho hs quan sát tranh, hình minh hoạ và kể tên những hành động hằng ngày của gia đình. Sau đó cùng nhau xác định rõ chi tiêu của gia đình là gì. Cho hs lập lại.
-Gv gợi ý để hs liệt kê các loại chi tiêu, ghi bảng và sắp xếp theo hai loại:
+Nhu cầu vật chất ( ăn, mặc, ở, đi lại).
+Nhu cầu tinh thần ( học tập, giải trí).
-Sau đó đi đến kết luận.
+Chi tiêu vật chất tuỳ số người trong gia đình.
+Chi cho tinh thần tuỳ đời sống kinh tế cao nhu cầu văn hoá cũng tăng theo.
HOẠT ĐỘNG 2: 
-Gv đặt vấn đề:
+Mức chi của gia đình nông thôn và gia đình thành phố ?
-Gv cho hs đánh dấu vào bảng 5 và làm kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3:
-Thông qua ví dụ thu chi ở trên, gv hướng dẫn hs nhận xét và đưa ra các biện pháp cân đối chi tiêu đồng thời nêu rõ ý nghĩa của việc làm này.
-Đáp ứng nhu cầu cần thiết, không lãng phí.
-Tích luỹ à việc đột xuất à phát triển gia đình.
I.Thu chi trong gia đình là gì ?
 Chi tiêu gia đình là các chi phí để đáp ứng:
-Nhu cầu vật chất và tinh thần trong gia đình.
-Từ nguồn thu có được.
II.Các khoản chi tiêu trong gia đình:
1.Chi cho nhu cầu vật chất: Aên mặc, ở, đi lại, bảo vệ sức khoẻ.
2.Chi cho nhu cầu tinh thần: Học tập, giải trí, thăm viếng, tham quan 
III.Chi tiêu của các loại hộ gia đình VN:
1.Gia đình nông thôn: Sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
2.Gia đình thành phố: Thu nhập chủ yếu bằng tiền nên mọi sinh hoạt đều phải chi trả bằng tiền.
IV.Cân đối thu chi trong gia đình: Là
-Đảm bảo tổng thu > tổng chi.
-Để dành tích luỹ cho gia đình.
1.Chi tiêu hợp lí : Thu > chi.
2.Biện pháp cân đối thu chi:
-Chi theo kế hoạch: “ Rất cần – cần – tích luỹ “.
	D.Cũng cố:
Chi tiêu trong gia đình là gì ?
Hãy kể các khoản chi trong gia đình ?
Mức chi tiêu ở thành phố có khác ở nông thôn không ?
Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình ?
E.Dặn dò:
Học kỹ bài này.
Chuẩn bị bài 27 Thực hành tình huống thu chi trong gia đình.
V Rút kinh nghiệm
.
Tiết 66+67:
Bài 27: Thực hành: CÂN ĐỐI THU CHI.
 -------@@@--------
I.Mục tiêu bài học:
Hs năm vững kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình. Xác định được mức thu chi của gia đình.
Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
II.Chuẩn bị:
Nghiên cứu kỹ các bài thu nhập và chi tiêu trong gia đình.
Lưu ý các ví dụ trong phần cân đối thu chi.
Lên kế hoạch phân nhóm thực hành.
III.Các hoạt động dạy học:
	A.Oån định lớp:
	B.Kiểm tra bài cũ:
Thu nhập gia đình gồm những loại nào ?
Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào ?
Gia đình ở thành phố chi tiêu thế nào ?
Gia đình nông thôn chi tiêu ra sao ?
C.Tổ chức thực hành:
 Gv phổ biến kế hoạch thực hành: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ
( 2 hoặc 4 em / nhóm ) ngồi theo khu vực. Sau đó giới thiệu bài với mục đích: Xác định mức thu chi gia đình ở thành phố trong 1 tháng ( 1 năm đối với gia đình ở nông thôn ) tiến hành cân đối thu chi theo đầu bài đã cho.
 Ho¹t ®éng gv- hs 
 Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1: Phân nhóm
-Gv yêu cầu những hs thuộc gia đình nông thôn ngồi thành nhóm và các em thuộc gia đình thành phố thành những nhóm khác.
-Sau đó phân công thích hợp hoàn cảnh nhóm.
-Từng nhóm lập phương án cân đối thu chi theo sgk.
-Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. Sau đó Gv đánh giá sự tính toán của các nhóm.
I.Tổ chức thực hành ( tiêt1 )
1.Phân công:
-Nhóm gia đình nông thôn xác định thu chi gia đình trong 1 năm.
-Nhóm gia đình thành phố xác định thu chi gia đình trong 1 tháng.
2.Thực hiện theo quy trình:
a.Xác định: Tổng thu nhập gia đình ở thành phố bằng cách cộng thu nhập các thành viên trong gia đình.
-Xác định tổng thu nhập ở nông thôn gồm tiền bán các hiện vật và sản phẩm khác.
b.Xác định mức thu chi ở nông thôn – thành phố.
c.Cân đối thu chi gia đình nông thôn – thành phố.
II.Đánh giá bài thực hành:
1.Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
2.Gv đánh giá sự thực hành của hs
Tiết 68:
ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Tài liệu đính kèm:

  • docGACN 6 da chinh.doc