Đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm môn Ngữ văn

Đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm môn Ngữ văn

I. Lí do chọn đề tài .

Trong nội dung kiến thức Ngữ văn đợc đa vào dạy học ở bậc THCS

thì mảng văn học nớc ngoài, nhất là thơ Đờng, luôn là mảng kiến thức

khá hóc búa với cả ngời dạy lẫn ngời học. Bởi các tác phẩm thơ Đờng

đợc đa vào chơng trình hầu hết là tác phẩm của những cây đại thụ trong

thơ ca. ý tứ sâu xa, nghệ thuật tinh tế ., đọc bài thơ cảm thấy nó sâu sắc

và thi vị nhng để hiểu kỹ, phân tích cặn kẽ và cảm nhận thấu suốt cái thần

của bài thơ quả là điều khó khăn.

Tác phẩm “Phong Kiều dạ bạc” (Đêm đồ thuyền ở Phong Kiều) của

tác giả Trơng Kế đợc biên soạn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 nh một tliệu bổ sung về mảng thơ Đờng để ngời dạy và ngời học đọc thêm, tự

tìm hiểu thêm. Không có câu hỏi hớng dẫn học, không có t liệu để tham

khảo ., lâu nay chúng tôi vẫn đọc nó nh để biết thêm một bài thơ Đờng

vịnh cảnh. Và dờng nh cũng chỉ dừng lại ở đó nếu năm học 2006-2007

không có sự bổ sung thay đổi về chơng trình SGK ngữ văn 7. Từ chỗ chỉ

là t liệu, nay ban biên soạn chỉnh đổi yêu cầu, “Đêm đỗ thuyền ở Phong

Kiều” trở thành một văn bản cần tìm hiểu ở lớp dới hình thức “tự học có

hớng dẫn”. Yêu cầu mới đã đợc ban hành, còn tài liệu hớng dẫn đọc -

hiểu văn bản thì cha công bố . vậy là một yêu cầu đã đặt ra cho ngời

giảng dạy: Phải tự tìm tòi, định hớng một phơng pháp giúp học sinh đọc

hiểu văn bản.

Thiết nghĩ, nhiệm vụ này không đơn giản, nhất là với những giáo

viên vùng nông thôn, tài liệu và phơng tiện bổ trợ dạy học còn nhiều hạn

chế nh chúng tôi. Thực tế cho thấy, khi dạy bài này một số giáo viên vờ

quên yêu cầu bổ sung về chơng trình, một số khác lại dạy - học văn bản

qua loa đại khái cho xong nhiệm vụ. Nếu dạy học văn bản này có hiệu quả

xem ra còn không ít vớng mắc.

 

pdf 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
A. Phần mở đầu 
I. Lí do chọn đề tài . 
Trong nội dung kiến thức Ngữ văn được đưa vào dạy học ở bậc THCS 
thì mảng văn học nước ngoài, nhất là thơ Đường, luôn là mảng kiến thức 
khá hóc búa với cả người dạy lẫn người học. Bởi các tác phẩm thơ Đường 
được đưa vào chương trình hầu hết là tác phẩm của những cây đại thụ trong 
thơ ca. ý tứ sâu xa, nghệ thuật tinh tế., đọc bài thơ cảm thấy nó sâu sắc 
và thi vị nhưng để hiểu kỹ, phân tích cặn kẽ và cảm nhận thấu suốt cái thần 
của bài thơ quả là điều khó khăn. 
Tác phẩm “Phong Kiều dạ bạc” (Đêm đồ thuyền ở Phong Kiều) của 
tác giả Trương Kế được biên soạn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 như một tư 
liệu bổ sung về mảng thơ Đường để người dạy và người học đọc thêm, tự 
tìm hiểu thêm. Không có câu hỏi hướng dẫn học, không có tư liệu để tham 
khảo., lâu nay chúng tôi vẫn đọc nó như để biết thêm một bài thơ Đường 
vịnh cảnh. Và dường như cũng chỉ dừng lại ở đó nếu năm học 2006-2007 
không có sự bổ sung thay đổi về chương trình SGK ngữ văn 7. Từ chỗ chỉ 
là tư liệu, nay ban biên soạn chỉnh đổi yêu cầu, “Đêm đỗ thuyền ở Phong 
Kiều” trở thành một văn bản cần tìm hiểu ở lớp dưới hình thức “tự học có 
hướng dẫn”. Yêu cầu mới đã được ban hành, còn tài liệu hướng dẫn đọc -
hiểu văn bản thì chưa công bố .. vậy là một yêu cầu đã đặt ra cho người 
giảng dạy: Phải tự tìm tòi, định hướng một phương pháp giúp học sinh đọc 
hiểu văn bản. 
Thiết nghĩ, nhiệm vụ này không đơn giản, nhất là với những giáo 
viên vùng nông thôn, tài liệu và phương tiện bổ trợ dạy học còn nhiều hạn 
chế như chúng tôi. Thực tế cho thấy, khi dạy bài này một số giáo viên vờ 
quên yêu cầu bổ sung về chương trình, một số khác lại dạy - học văn bản 
qua loa đại khái cho xong nhiệm vụ. Nếu dạy học văn bản này có hiệu quả 
xem ra còn không ít vướng mắc. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 2 
Để khắc phục tình trạng ấy, tôi đã cố gắng tìm tòi, thể nghiệm một 
phương pháp hướng dẫn đọc - hiểu tác phẩm này, và bước đầu đã thấy có 
hiệu quả khả quan. Trong đề tài này tôi muốn giới thiệu phương pháp mà 
tôi đã sử dụng để hướng dẫn để học sinh đọc hiểu văn bản “Đêm đỗ thuyền 
ở Phong Kiều” đối với đồng nghiệp như một tài liệu để đồng nghiệp tham 
khảo. Đồng thời tôi rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của các bạn 
để tôi có thể thực hiện, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản này một cách 
hiệu quả nhất, giúp các em có thể cảm thụ văn bản một cách sáng tạo nhất. 
II. ý nghĩa của đề tài. 
Với những lý do đã trình bày trên, đề tài mà tôi nghiên cứu không 
nằm ngoài ý nghĩa là định hướng một phương pháp hướng dẫn học sinh đọc 
- hiểu văn bản theo hướng tích cực tích hợp, khắc phục tình trạng dạy qua 
loa hoặc lảng tránh bài dạy như thực tế hiện nay ở một số giáo viên. 
III. Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài. 
1. Nhìn nhận lịch sử vấn đề. 
2. Đề xuất phương pháp hướng dẫn đọc – hiểu văn bản qua hệ thống 
câu hỏi hướng dẫn, hoạt động của thầy, hoạt dộng của trò và hiệu quả cần 
đạt về các kiến thức cụ thể: tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nghệ thuật 
biểu hiện, nội dung cảm xúc được thể hiện trong tác phẩm 
B. Phần nội dung. 
Phần 1: lịch sử vấn đề. 
Hầu hết các tác phẩm văn học được đưa vào chương trình Ngữ văn 
hiện nay đã được nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm, phân 
tích, cảm nhận và định hướng dạy học khá cụ thể. Nhiều tác phẩm còn có 
nhiều hướng khai thác phong phú, mang những đặc sắc và cảm quan riêng. 
Thế nhưng “Phong Kiều dạ bạc” (Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều) của 
Trương Kế, dù là một tác phẩm “vĩnh thuỳ bất hủ” nhưng các tài liệu đề cập 
đến hướng khai thác và cảm thụ tác phẩm là rất ít. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 3 
- Sách giáo khoa Ngữ văn 7 do Nguyễn Khắc Phi chủ biên là tài liệu 
chính thức để giáo viên làm căn cứ dạy học hiện nay, nhưng chưa thấy định 
hướng dạy tác phẩm này. 
- Cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS của giáo sư Nguyễn Văn 
Đường và thạc sỹ Hoàng Dân là tài liệu được lưu hành rộng rãi mà nhiều 
giáo viên sử dụng hoặc tham khảo cũng chưa đề cập đến tác phẩm “Đêm đỗ 
thuyền ở Phong Kiều”. 
- Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập1, NXB GD có gợi ý thưởng thức tác 
phẩm, Tôi xin trích trọn vẹn như sau: 
“+Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều 
nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong 
đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều. 
+ Nếu K.D đã rất tài hoa và hết sức sáng tạo trong việc dịch hai câu 
thơ đầu, thì có thể nói không thành công trong việc dịch hai câu thơ sau, khi 
biến chủ thể trữ tình vốn là tiêng chuông thành chủ thể là chiếc thuyền của 
lữ khách. Trương Kế đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của 
thơ Đường là “dùng động để tả tĩnh” và “mượn âm thanh để truyền hình 
ảnh”. Câu thơ dịch của K.D đã làm nhoà mất sự ngân vang lan toả của 
tiêng chuông trong đêm yên tĩnh”. 
- Cuốn “Bình giảng thơ Đường” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hải do 
NXB GD ấn hành, có bình giảng về bài thơ theo hướng: 
+ Giới thiệu giá trị của tác phẩm trong nền thơ ca 
+ Phân tích đặc điểm hình ảnh, cảnh vật ở hai câu thơ đầu. 
+ Đối chiếu bản dịch thơ và nguyên tác ở hai câu sau và cảm nhận 
của người viết về hai câu thơ sau . 
* ý kiến trao đổi . 
- Hai tài liệu dành cho giáo viên tham khảo và sủ dụng vào việc dạy 
hiên nay đều chua hề có gợi ý hay hướng dẫn nào cho việc đọc - hiểu tác 
phẩm “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 4 
- Có thể nói gợi ý thưởng thức ở sách giáo khoa Ngữ Văn 7 là cơ sở 
chủ yếu để giáo viên và học sinh lấy làm căn cứ đọc hiểu tác phẩm nhưng 
phần gợi ý còn quá sơ lược và chung chung, chưa đi vào khám phá tác phẩm 
một cách cụ thể qua hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, -> các thủ pháp nghệ 
thuật ..để qua đó cảm nhận thần ý bài thơ . 
- Bài bình giảng của tác giả Nguyễn Thị Bích Hải, đã có những khám 
phá ,cảm nhận khá sâu sắc về tác phẩm nhưng dù sao vẫn còn mang tính 
chủ quan ,và đặc biệt là không đưa ra định hướng để hướng dẫn học sinh 
học. Hơn nữa rất ít giáo viên có trong tay cuốn sách này 
Phần 2 : 
Đề xuất phương pháp 
hưỡng dẫn đọc - hiểu tác phẩm 
* Những căn cứ làm cơ sở : 
Căn cứ để tôi đưa ra phương pháp của mình là dựa vào đăc trưng cuả 
việc giảng dạy tác phẩm văn chương trữ tình nói chung và dạy thơ Đường 
nói riêng 
- Thứ nhất ,TPNT là loại hình sáng tạo độc đáo. Mỗi tác phẩm là một 
đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Được thai nghén từ tâm hồn, cảm xúc 
và năng lực cá nhân ,nên mỗi “đứa con “ là một dấu ấn riêng trong phong 
cách sáng tác của họ .Khi khai thác cảm thụ người học phải tìm ra được vẻ 
đẹp riêng biệt làm nên giá trị của tác phẩm và tạo nên phong cách nhà thơ. 
- Thứ hai, phân tích thơ bao giờ cũng có đặc trưng là khám phá vẻ 
đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, cấu tứ, các thủ pháp nghệ thuật 
- Thứ ba, phân tích và cảm thụ thơ Đường cần gắn liền giữa phần 
phiên âm và bản dịch thơ 
- Thứ tư, yêu cầu về tính tích cực và tích hợp phải được xem xét một 
cách nghiêm túc, toàn diện. 
Dựa trên những cơ sở ấy, phương pháp mà tôi thực hiện sẽ theo định 
hướng sau: 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 5 
- Tìm hiểu đặc điểm của hình ảnh, cảnh vật ở bến Phong Kiều với 
những điểm quen thuộc về thi pháp và những sáng tạo mới mẻ của Trương 
Kế (ngôn từ, giọng điệu) 
- Tìm hiểu ý tứ xuất thần, độc đáo ở hai câu thơ sau, thấy được hạn 
chế của bản dịch so với nguyên tác. 
Qua đó học sinh hiểu bài thơ theo những đặc trưng về thi pháp thơ 
Đường và những sáng tạo mới mẻ của một tâm hồn thơ dân dã, mộc mạc, 
gắn bó sâu nặng với thiên nhiên, đất nước. 
* Thiết kế bài giảng: 
I- Mục đích yêu cầu. 
Giúp học sinh cảm nhận đựơc: 
- Đặc trưng thi pháp thơ Đường được vận dụng trong bài thơ và 
những sáng tạo về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ. 
Cảm nhận đựơc phong cảnh bến Phong Kiều: thân thuộc, yên bình và 
nặng tình người vịnh cảnh. 
Cảm nhận được hồn thơ bình dị, mà không kém phần sâu sắc của 
Trương Kế. 
- Tích hợp với tiếng việt ở từ Hán Việt, với tập làm văn phần phát 
biểu cảm nghĩ. 
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ Đường. 
II- Chuẩn bị. 
+ Giáo viên: SGK, giáo án tự thiết kế, một số câu hỏi hướng dẫn học 
sinh chuẩn bị bài. 
+ Học sinh: Đọc, tìm hiểu bài thơ. 
Trả lời câu hỏi hướng dẫn. 
Câu hỏi 1: Đối chiếu bản dịch thơ với phần phiên âm và nhận xét. 
Câu hỏi 2: Không gian cảnh vật được gợi tả như thế nào qua hai câu 
 thơ đầu. 
Câu hỏi 3: Nhận xét về ngôn từ, giọng điệu. 
Câu hỏi 4: Cảm nhận về âm thanh tiếng chuông chùa qua hai câu cuối 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 6 
III- Các hoạt động tiến hành. 
* Giáo viên giới thiệu bài: chúng ta đã biết đến một thác núi Lư 
huyền ảo, kỳ vĩ và tráng lệ qua “Vọng Lư sơn bộc bố”. Hôm nay chúng ta 
sẽ đến với miền quê thôn dã Phong Kiều qua một tác phẩm bất hủ của 
Trương Kế: “Phong Kiều dạ bạc”. 
HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung cần đạt 
GV gọi học sinh đọc 
Gọi học sinh khác nhận 
xét cách đọc 
GV đọc một lựơt. 
? Nêu hiểu biết của em về 
tác giả Trương Kế và tác 
phẩm “PKDB” ? 
? Đối chiếu giữ phiên âm 
và bản dịch thơ, nêu hiểu 
biết của em về thể thơ 
được vận dụng? 
- Nhan đề bài thơ gợi ra 
đặc điểm gì của không 
gian, thời gian? 
HS Đọc văn bản (3 phần: 
phiên âm, dịch nghĩa, dịch 
thơ. 
HS khác nhận xét, nêu 
cách đọc, đọc văn bản: 
- Ngắt nhịp 4/3(phiên âm) 
nhịp 2/4 và 2/2/4 (dịch 
thơ). 
- Giọng đọc chậm rãi. 
HS nghe câu hỏi nêu đôi 
nét về tác giả và vị trí tác 
phẩm 
HS quan sát, nhận xét về 
thể thơ 
- Nghe câu hỏi, suy nghĩ, 
phát biểu: 
1. Đọc văn bản – Tìm hiểu 
chung. 
a. Đọc 
b. Tìm hiểu chung 
- Tác giả: Trương Kế là nhà 
thơ Trung Quốc thời Đường 
nổi tiếng về thơ vịnh cảnh 
- Tác phẩm : 
+ Là bài thơ nổi tiếng nhất 
của ông, được đánh giá là 
“vĩnh thuỳ bất hủ”. 
+ Thể thơ: nguyên tác được 
viết theo thể thất ngôn tứ 
tuyệt; bản dịch chuyển sang 
thể lục bát. 
2. Đọc - hiểu chi tiết. 
- Nhan đề của bài thơ gợi ra 
một đêm khuya thanh vắng, 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 7 
- Chủ thể trữ tình là ai, ở 
trong hoàn cảnh nào? 
- Cảnh bến Phong Kiều 
hiện lên qua những hình 
ảnh nào ở câu thơ thứ 
nhất ? 
(GV dùng máy chiếu, 
chiếu đậm câu thơ) 
- Tác giả sử dụng nghệ 
thuật gì ? phân tích hiệu 
quả. 
GV lưu ý với học sinh: 
lấy động tả tĩnh là thi 
pháp rất đặc trưng của thơ 
Đường tả cảnh, khi tìm 
hiểu các em cần chú ý 
phân tích cái hay của bút 
pháp nghệ thuật này 
- Cảnh vật hiện lên qua sự 
cảm nhận của những giác 
quan nào ? 
- Câu thơ thứ nhất gợi ra 
không gian, cảnh vật như 
thế nào ? 
- GV chốt ý 
Nghe câu hỏi, suy nghĩ 
độc lập, phát biểu: 
Những hình ảnh: Trăng xế, 
quạ kêu, sương đầy trời. 
- Suy nghĩ độc lập, phát 
biểu 
- Suy nghĩ độc lập, trả lời. 
- Học sinh trao đổi, nêu ý 
kiến. 
chủ thể trữ tình là một lữ 
khách dừng chân nghỉ lại 
bến Phong Kiều, cảm nhận 
về phong cảnh đêm ở đây. 
 * Hai câu thơ đầu : 
- Câu khai: 
Trăng tà, quạ kêu, sương 
- Hình ảnh quen thuộc đặc 
sắc. 
- Gợi tả bằng nghệ thuật liệt 
kê, lấy động tả tĩnh. 
Tác giả cảm nhận không 
gian cảnh vật bằng mắt nhìn 
tai nghe. 
- Cảnh vật hiện lên vừa cụ 
thể, vừa khái quát, mang 
đặc trưng về cảnh đêm ở 
miền sông nước: thanh 
vắng, tĩnh lặng. Cái “động” 
là tiếng quạ kêu càng làm 
nổi bật cái “tĩnh” của đêm 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 8 
- Khung cảnh của phong 
kiều tiếp tục hiện lên như 
thế nào ở câu thơ thứ hai? 
- Cảm nhận của em về 
cảnh ấy? (cảnh hiện lên 
bằng bút pháp gì? cách 
cảm nhận có gì khác ) 
 - Câu hỏi thảo luận: Có ý 
kiến cho rằng hai câu thơ 
đầu K.D đã dịch rất 
chuẩn, tra đổi và làm rõ 
điều đó 
- Cảm nhận của em về 
cảnh Phong Kiều qua hai 
câu thơ đầu ? 
- Giáo viên bình: Bằng 
bút pháp mượn sáng nói 
tối, hình ảnh “lửa chài” đã 
làm chiếu lên một đốm 
sáng nhưng đó thứ ánh 
sáng nhỏ lẻ, yếu ớt, càng 
làm gợi tả không gian mịt 
mù lạnh lẽo của đêm 
khuya. 
- HS nêu: 
- HS phát biểu. 
- Trao đổi thảo luận 
Đại diện phát biểu: 
bản dịch thơ đã chuyển ý 
thơ qua “sầu miền” thành 
“vương giấc hồ”. Đó là 
một cách diễn đạt uyển 
chuyển và không kém 
phần ý vị 
- HS trao đổi, nêu suy nghĩ 
- HS Lắng nghe 
khuya thanh vắng. 
- Câu thừa: lùm cây 
+ Hình ảnh lửa chài 
 Sầu vương 
 giấc hồ 
-> Bút pháp “mượn sáng nói 
tối”, 
-> Tác giả cảm nhận cảnh 
vật không chỉ bằng mắt, tai, 
mà bằng cả tâm hồn. 
=> Khung cảnh thiên nhiên 
với màu sắc ảm đạm, âm 
thanh lạc lõng, sầu não 
gợi nỗi buồn man mác. Là 
lý do “sầu vương giấc hồ” 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 9 
- Câu hỏi thảo luận: Có ý 
kiến cho rằng bức tranh 
cảnh vật ở 2 câu thơ đầu 
mang tính chất ám thị, 
suy nghĩ và phát biểu về 
nội dung ám thị qua cảnh. 
GV chuyển ý. 
Dùng máy chỉếu hai câu 
thơ cuối (phiên âm – dịch 
thơ) 
- Xác định chủ thể và đối 
tượng trong hai câu thơ? 
- Bản dịch thơ đã chuyển 
tải được thần tứ của câu 
thơ nguyên tắc chưa? 
HS trao đổi,phát biểu 
- HS đọc hai câu thơ 
Quan sát máy chiếu, trao 
đổi thảo luận đưa ra nhận 
xét: 
=> Bức tranh thiên nhiên 
cuối thời Đường: Một xã 
ám thị thực trạng xã hội hội 
không còn thịnh trị mà 
đang mang trong mình 
những dấu hiệu của sự suy 
vong. 
* Hai câu thơ cuối. 
 (Câu chuyển và câu hợp) 
Bản dịch thơ đã giữ được ý 
nhưng chưa tải được cái 
thần của câu thơ. Theo ý tác 
giả, tiếng chuông là chủ thể 
tìm đến khách còn bản dịch, 
tiếng chuông trở thành đối 
tượng của việc nghe. 
GV kể gai thoại để học sinh thấy rõ cái khó của người dịch : 
Chuyện kể rằng, sau khi Trương Kế viết được hai câu thơ đầu thì bí, 
ông cảm thấy khó viết tiếp vì hai câu thơ đầu rất hay rồi nên khó thêm được 
hai câu thơ sau hay hơn 
Trong lúc đó, tại chùa Hàn Sơn, hoà thượng chủ trì cũng đang thao 
thức làm thơ. Mới được hai câu thì thấy chú tiểu đi đến, hỏi ra mới biết chú 
tiểu cũng mới làm được hai câu thơ, đến trình cho sư phụ xem. Hoà thượng 
đọc xong, chắp tay hoan hỉ: 
- Tạ ơn Phật Tổ, con đã làm được hai câu thơ mà ta muốn tìm. Hai 
câu thơ của con cùng với hai câu thơ của ta vừa vặn thành một bài thơ. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 10
Rồi hoà thượng bảo chú tiểu ra thỉnh chuông, thắp hương tạ ơn Phật 
tổ. Tiếng chuông ngân lên vọng đến thuyền khách, thi hứng xuất thần, hai 
câu thơ sau của Trương Kế đã ra đời. 
? Hai câu thơ đã sử dụng 
biện pháp nghệ thuật gì 
đặc sắc 
? Hiệu quả của các biện 
pháp nghệ thuật ấy. 
- Giáo viên chốt ý, ghi 
bảng 
GV đưa câu hỏi thảo 
luận: có ý kiến cho rằng, 
hình ảnh chuông chùa 
Hàn Sơn “đáo khách 
thuyền” đã gợi ra không 
biết bao nhiêu ý tứ sâu 
xa. Hãy trao đổi và nêu 
rõ 
Giáo viên cung cấp 
thông tin: Cô Tô thành, 
là nơi Ngô Vương Phủ 
Sai vui thú với Tây Thi 
mà dẫn đến mất nước. 
Còn tình hình thực tại 
HS trao đổi,phát biểu 
- Ghi vở 
HS tiếp tục thảo luận phát biểu 
Tiếng chuông như một dấu hiệu 
của sự cảnh tỉnh, một sợi dây liên 
hệ giữa cổ nhân và kim nhân, 
giữa quá khứ và hiện tại, đem 
đến một nhận thức mang tầm thời 
đại, tầm lịch sử: Đó là mối băn 
khoăn trăn trở về sự thịnh - suy, 
tồn tại hay sụp đổ của triều đại 
đương thời . 
(Nếu học sinh không nhận thức 
Nghệ thuật lấy động 
tả tĩnh, biện pháp tu 
từ nhân hoá  
-> Tô đậm sự tĩnh 
mịch của cảnh 
-> Tạo nên mối gắn 
bó đồng cảm sâu xa 
giữa người và cảnh. 
 Là biểu hiện 
của một tâm hồn gắn 
bó thiết tha sâu nặng 
với thiên nhiên với 
quê hương đất nước 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 11
của Nhà Đường: Đường 
Minh Hoàng quá sủng ái 
Dương Quý Phi gây nên 
bao rắc rối trong Triều 
đình. 
GV chốt: Với những 
cảm nhận dù còn mơ hồ 
nhưng có cơ sở ấy cho ta 
hiểu hơn về một Trương 
Kế có trách nhiệm và 
tâm huyết với cuộc 
đời,với vận mệnh đất 
nước. 
được vấn đề, giáo viên có thể 
thuyết giảng ý này) 
 Nỗi băn khoăn 
trăn trở về sự thịnh - 
suy của đất nước 
- Khái quát toàn bài, em 
thấy nhà thơ đã sử dụng 
những phiên pháp nghệ 
thuật gì đặc sắc? 
? Từ đó em thâý phân 
tích và cảm thụ thơ 
Đường cần chú ý những 
đặc trưng gì? 
Giáo viên chốt về đặc 
trưng thi pháp thơ 
Đường và những sáng 
tạo của Trương Kế 
- Bài thơ hiện lên cảnh 
HS trao đổi, khái quát nghệ thuật 
đã phân tích. 
Nêu ý kiến 
Suy nghĩ trả lời. 
- Học sinh tiếp tục trao đổi, nêu ý 
3. Tổng kết 
* Nghệ thuật: 
Lấy động tả tĩnh, 
mượn sáng nói tối, 
mượn âm thanh 
truyền hình ảnh. 
- Hình ảnh phong 
phú tiêu biểu. 
- Ngôn ngữ bình dị 
- Nghệ thuật liệt kê 
nhân hoá được sử 
dụng hiệu quả. 
- Giọng điệu man 
mác, da diết. 
* Nội dung: 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 12
đêm Phong Kiều như thế 
nào? cho thấy điều gì về 
tâm hồn của chủ thể trữ 
tình 
Yêu cầu học sinh lên 
bảng, đem tranh đã vẽ, 
nêu cảm nhận về cảnh 
và tình gợi ra qua bài 
thơ 
GV dặn dò: Học thuộc 
bài thơ phần dịch thơ và 
phần phiên âm, nắm 
đươc những đặc sắc về 
nghệ thuật và nội dung ý 
nghĩa của bài thơ 
kiến 
Đem tranh đã vẽ, quan sát, cảm 
nhận. 
Bài thơ ngắn nhưng ý 
thơ sâu sắc. 
- Gợi lên cảnh Phong 
Kiều về đêm tĩnh 
lặng, thanh bình, yên 
ả. 
- Thể hiện một hồn 
thơ mộc mạc, gắn bó 
thiết tha sâu nặng với 
thiên nhiên đất nước, 
có trách nhiệm cao 
với tương lai đất 
nước. 
4. Luyện tập. 
Trình bày cảm nhận 
về bài thơ 
Phần 3: Kết luận. 
1. Kết quả: 
Phương pháp đọc- hiểu tác phẩm theo định hướng trên tôi đã thể 
nghiệm qua việc dạy học ở lớp 7D trường THSC Thanh Thịnh năm học 
2006 – 2007 và ở lớp 7A năm học 2007 – 2008 ; được đồng nghiệp cùng 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 13
trường thể nghiệm; và được kiểm nghiệm bằng việc thiết kế giáo án trong 
kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2007. 
 Với việc dạy học ở lớp 7, đa số học sinh có hứng thú học tập cao, có 
cảm nhận khá tốt về nội dung ý nghĩa và thi pháp biểu hiên qua sự hướng 
dẫn của giáo viên 
- Đồng nghiệp tán thành theo định hướng bài dạy. 
- Giáo án tôi thiết kế theo định hướng trên được xếp loại khá trong kỳ 
thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh . 
2. Kết luận 
Sau những cố gắng tìm tòi tôi đã đúc kết và đưa ra định hướng dạy – 
học tác phẩm “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”. Chắc chắn phương pháp mà 
tôi tiến hành sẽ có ý nghĩa nhất định để khắc phục tình trạng thiếu định 
hướng dạy - học tác phẩm này. Tuy nhiên phương pháp của tôi cơ bản còn 
mang tính chủ quan, chưa được kiểm nghiệm nhiều nên chắc chắn còn 
nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm và góp ý của đồng nghiệp 
để bản thân tôi nói riêng, giáo viên dạy Ngữ văn nói chung có thể dạy văn 
bản này đạt hiệu quả cao nhất, giúp học sinh hiểu sâu sắc tác phẩm “ Phong 
Kiều dạ bạc” nói riêng và biết cách cảm nhận thơ Đường tả cảnh nói chung. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Thanh Chương, ngày 25 tháng 5 năm 2008 
 Người viết: 
 Nguyễn Thị Thu 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe xuat mot so phuong phap huong dan hoc sinh doc hieu tac pham.pdf