1. MỤC TIÊU:
2.TRỌNG TÂM:
2. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tranh minh họa (nếu có), nội dung bài giảng.
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung: những âu lo của người da đỏ về đất đai, môi trường
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào?
Đất đai, cây lá hạt sương tiếng côn trùng những bông hoa vũng nước dòng nhựa chảy trong cây cối.
Gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên.
Yêu quý và tôn trọng đất đai, môi trường.
Câu hỏi 2:
? Bộ tộc người da đỏ của thủ lĩnh Xi – át – tơn sinh sống ở châu lục nào?
A. Châu Âu. C. Châu Mĩ.
B. Châu Phi. D. Châu Á.
Câu hỏi 3:
Thái độ ứng xử của người da đỏ đối vơi thiên nhiên là gì? (3đ)
A. Mông muội. C. Lạc hậu.
B. Đáng trân trọng. D. Không hợp thời đại.
Nhận xét, chấm điểm.
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ Bài 30 - Tiết:125 Tuần dạy: 33 1. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1.1.Kiến thức: - Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: Bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên môi trường. - Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đới với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận. 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên , yêu quê hương, đất nước. - Tích hợp giáo dục môi trường. - GD kĩ năng sống cho HS. 2.TRỌNG TÂM: - Những điền thiêng liêng trong kí ức người da đỏ. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Tranh minh họa (nếu có), nội dung bài giảng. 3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên? Hơn một thế kỉ qua, cầu Long biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng của Hà Nộivẫn mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ của Hà Nội mà của cả nước. Câu hỏi 2: Em có suy nghĩ của em đối với việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa lịch sử cầu Long Biên cũng như những di sản khác trên đất nước? óHS trình bày. óGiáo dục tư tưởng, giáo dục kĩ năng sống cho HS. Câu hỏi 3: Bài học hôm naycó nhan đề gì? Nội dung văn bản nói về vấn đề gì? Bài: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, Nội dung: đặt ra vấn đề có ý nghĩa cho toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. óGV nhận xét, ghi điểm. 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học á Giới thiệu bài: Để giúp các em thấy được cái hay của một bức thư có nội dung liên quan đến việc bảo vệ mội trường, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung của văn bản” Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích. GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc. GV nhận xét, sửa sai. Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? Lưu ý một số từ ngữ khó SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích VB. Bức thư chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? 3 phần: - Từ đầu tiếng nói của cha ông chúng tôi: Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ. - Tiếp đến “đều có sự ràng buộc”: Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi người da trắng. - Còn lại: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai. Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào? Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là “những điều thiêng liêng” ? Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quý không thể tách rời với sự sống của người da đỏ (là máu của tổ tiên là chị, là em, là gia đình). - Những thứ đó không thể mất, cần được tôn trọng và giữ gìn. Những điều thiêng liêng đó phản ánh cách sống nào của người da đỏ? óGDHS tình yêu quê hương, yêu và có ý thức bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn này, tác giả sử dụng chủ yếu là biện pháp tu từ nào? Biểu hiện cụ thể ở những lời văn nào? Nhân hoá: Những bông hoa, con suối, tiếng thì thầm của dòng nước Tác dụng của nhân hoá trong những lời văn đó? Sự vật hiện lên gần gũi thân thiết với con người bộc lộ cảm nghỉ sâu xa của tác giả với thiên nhiên, môi trường sống. Giáo dục HS ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường sống. I. Đọc – Tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Chú thích: Chú thích (*) SGK/138. II. Phân tích văn bản: 1. Những điều liêng liêng trong kí ức người da đỏ: - Đất đai cây là hạt sương tiếng côn trùng những bông hoa vũng nước dòng nhựa chảy trong cây cối à Gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên. - Yêu quý và tôn trọng đất đai môi trường. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào? l Đất đai, cây lá hạt sương tiếng côn trùng những bông hoa vũng nước dòng nhựa chảy trong cây cối. à Gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên. Yêu quý và tôn trọng đất đai, môi trường. Câu 2: ? Bộ tộc người da đỏ của thủ lĩnh Xi – át – tơn sinh sống ở châu lục nào? A. Châu Âu. C. Châu Mĩ. B. Châu Phi. D. Châu Á. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: -Đối với bài học ở tiết học này: ü Đọc lại VB, tóm tắt lại nội dung bức thư, học bài, làm các bài tập trong vở bài tập. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: ü Soạn bài “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (tt) : Tìm hiểu về những âu lo về đất đai, môi trường thiên nhiên của người da đỏ. ü Soạn bài “Ôn tập về dấu câu”. Tìm hiểu về công dụng của dấu câu. 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng ĐDDH: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (tt) Bài 30 - Tiết 126 Tuần dạy:33 1. MỤC TIÊU: 2.TRỌNG TÂM: 2. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Tranh minh họa (nếu có), nội dung bài giảng. 3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung: những âu lo của người da đỏ về đất đai, môi trường 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào? l Đất đai, cây lá hạt sương tiếng côn trùng những bông hoa vũng nước dòng nhựa chảy trong cây cối. à Gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên. Yêu quý và tôn trọng đất đai, môi trường. Câu hỏi 2: ? Bộ tộc người da đỏ của thủ lĩnh Xi – át – tơn sinh sống ở châu lục nào? A. Châu Âu. C. Châu Mĩ. B. Châu Phi. D. Châu Á. Câu hỏi 3: Thái độ ứng xử của người da đỏ đối vơi thiên nhiên là gì? (3đ) A. Mông muội. C. Lạc hậu. B. Đáng trân trọng. D. Không hợp thời đại. ó Nhận xét, chấm điểm. 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học áGiới thiệu bài: Để giúp các em tiếp tục thấy được những âu lo của người da đỏ về môi trường cũng như nắm nội dung của văn bản, tiết này cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em phân tích văn bản : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (tiếp theo). Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng? Những lo âu đó đã được thủ lĩnh da đỏ bày tỏ như thế nào trên các phương diện: Đạo đức, cách cư xử của người da trắng với đất đai, môi trường. Về đạo đức: Mảnh đất này không phải anh em của họ mà là kẻ thù của họ, mồ mả của họ họ còn quên. Về cư xử với đất đai môi trường: Họ lấy từ trong lòng đất những gì họ cần, họ cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như những vật mua được bán đi, lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai để lại đằng sau những bãi hoang mạc, họ hít thở không khí nhưng chẳng để ý gì đến bầu không khí mà họ hít thở, cả ngàn con trâu rừng bị người da trắng bắn mỗi khi tàu chạy qua. Những lo âu đó đã phản ánh sự đối lập nào giữa cách sống của người da trắng với cách sống của người da đỏ? Cách sống vật chất thưc dụng >< cách sống tôn trọng giá trị tinh thần. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra? So sánh, đối lập giữa hai cách sống khác biệt của người da trắng, người da đỏ, giữa ngài và chúng tôi. Nhân hoá: Lòng thèm khát Con ngựa sắt Điệp từ ngữ: Ngài phải nhớ tôi là kẻ hoang dã, người da trắng, người da đỏ. Nghệ thuật ấy có những tác dụng gì? Những lo âu về đất đai môi trường, thiên nhiên bị xâm hại cho em hiểu gì về cách sống của người da đỏ? GD HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống như người da đỏ. Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối bức thư của thủ lĩnh da đỏ? Em hiểu thế nào về câu nói “đất là mẹ”? Đất là nơi sinh sản ra muôn loài là nguồn sống của muôn loài. Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình. Con người cần phải sống hoà hợp với con người đất đai và phải biết cách bảo vệ nó. Em nhận thấy giọng điệu trong đoạn thư này có gì khác trước? Giọng vừa thống thiết, vừa đanh thép hùng hồn (người phải dạy, phải bảo, phải kính trọng đất đai). Tại sao người viết thay đổi giọng điệu như thế? Nhằm khẳng định sự cần tiết phải bảo vệ đất đaimôi trường sống, dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai và môi trường. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. Theo em, Bức thư quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người? Nghệ thuật nổi bật nhất của văn bản này là gì? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. óGV söû duïng kyõ thuaät ñoäng naõo, neâu caâu hoûi thaûo luaän tröôùc lôùp veà coát truyeän: Tại sao Bức thư cách đây hơn một thế kỉ nhưng vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường, thiên nhiên? HS phaùt bieåu, ñoùng goùp yù kieán. Lieät keâ taát caû yù kieán, ghi leân baûng. óPhaân loaïi yù kieán, löïc choïn ra yù kieán chính xaùc. óGV nhaän xeùt, laøm saùng toû yù chöa roõ raøng, choát yù. Nó đề cập đến một vấn đề chung cho mọi thời đại, đó là vấn đề: quan hệ giữa con người với môi trường, thiên nhiên. Nó được viết bằng sự am hiểu bằng trái tim tình yêu mãnh liệt dành cho đất đai, môi trường, thiên nhiên. Nó được trình bày trong một lời văn đầy tính nghệ thuật (giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ). GD HSý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường sống. GD kĩ năng sống: làm chủ, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. 2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên: - Đất đai, môi trường, thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá. - Nghệ thuật: so sánh, đối lập, nhân hoá, điệp từ ngữ. à Bộc lộ những âu lo của người da đỏ về khi đất đai của họ thuộc về người da trắng. à Tôn trọng sự hoà hợp với thiên nhiên, yêu quý và đầy ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên như mạng sống của mình. 3. Kiến nghị của người da đỏ: - Phải biết kính trong đất đai. - Hãy khuyên bảo chúng: Đất là mẹ. - Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. III. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK/140. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Trình bày một phút về những giá trị của bức thư? lCon người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. Câu 2: Về nghệ thuật, văn bản có nét gì đặc sắc? lGiọng văn đầy sức truyền cảm, sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú, đa dạng Câu 3: Bức thư đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của ngưới da trắng thời đó? A. Tàn sát những người da đỏ. B. Huỷ hoại nền văn hóa của người da đỏ. C. Thờ ơ, tàn nhẫn với thiên nhiên, môi trường sống. D. Xâm lược các dân tộc khác. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: -Đối với bài học ở tiết học này: ü Nhớ những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc của VB. üHọc bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK 140. ü Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. ü Sưu tầm những bài viết có chủ đề bảo vệ môi trường. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: ü Soạn bài “Động Phong Nha”. Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung chính của văn bản. ü Ôn lại nội dung, nghệ thuật của toàn bộ các văn bản đã học, chuẩn bị thi HKII. ü Soạn bài “Ôn tập về dấu câu”. Tìm hiểu về công dụng của dấu câu. 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng ĐDDH: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN) Bài 30 - Tiết 127 Tuần: 33 1. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1.1.Kiến thức: - Hiểu được công dụng của ba loại dấu kết câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. - Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗivề dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác. - Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu. 1.2.Kĩ năng: - Lựa chọn và sử dụng đúng: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong khi viết. - Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận. 2.TRỌNG TÂM: - Công dụng của các dấu câu: chấm, chấm hỏi, chấm than. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ. 3.2.HS: Xem trước các ví dụ. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Hãy phát hiện lỗi cho câu sau: Trải qua bao thế kỉ với biết bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của chúng ta. A. Thiếu CN. B. Thiếu cả CN, VN. C. Thiếu VN. D. Sai về nghĩa. Câu hỏi 2: Bài học hôm nay ôn tập về các dấu câu nào? Em đã chuẩn bị những gì? l Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Chuẩn bị: đọc các ví dụ, hiểu công dụng của các loại dấu câu óGV nhận xét, ghi điểm. 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học áGiới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về dấu câu, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em “Ôn tập về dấu câu”. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về công dụng của dấu câu. GV treo bảng phụ, ghi VD SGK. Đặt các dấu chấm (.), chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy. HS thảo luận nhóm, trình bày. GV nhận xét, sửa chữa. Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt ? a. Câu 2 và câu 4 đều là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đó là một cách dùng đặc biệt của dấu chấm. b. Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của một từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Đây là cách dùng đặc biệt của các dấu câu này. Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. GD HS ý thức sử dụng dấu câu phù hợp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cho HS làm theo nhóm trong 4’. Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn. Nhận xét bài làm của các nhóm. Cho HS làm bài trong vở bài tập. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. Đoạn đối thoại dười dậy có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng? Vì sao? Cho HS làm bài trong vở bài tập. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp trong 3 câu trên? Cho HS làm bài trong vở bài tập. GV đọc cho HS viết đoạn tư “đối với đồng bào tôi” đến “kí ức cuả những người da đỏ”. Chấm một số bài. ó GD HS ý thức viết đúng chính tả. I. Công dụng: VD: a. Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b. Con có nhận ra con không? c. Cá ơi giúp tôi với! Thương tôi với! d. Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. à Dấu chấm dùng đặt cuối câu trần thuật. Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu NV. Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. * Ghi nhớ: SGK/150 II. Chữa một số lỗi thường gặp: 1.a. Dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy dùng dấu chấm ở đây là đúng. b. Dùng dấu chấm không hợp lí, dùng dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy hợp lí. 2.a. Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1, 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi. b. Câu 3 là câu trần thuật nên đặt dấu chan cuối câu này là không đúng. III. Luyện tập: Bài 1: Đặt dấu chấm: sông Lương. đen xám. đã đến. tỏa khói. trắng xóa. Bài 2: Chữa lỗi: Chưa?: sai, câu trần thuật. Như vậy?: câu trần thuật. Bài 3: Đặt dấu câu: Động Phong Nha đúng là” đệ nhất kì quan” ở nước ta! Bài 4: Chính tả: Bài viết : “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập: Hãy đặt các dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặc đơn? A. Bé đi học về (.) B. A! Bé đã đi học về (.) C. Bé đi học về chưa (?) D. Bé đi học về rồi à (!) 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: -Đối với bài học ở tiết học này: ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 150. ü Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. ü Tìm các ví dụ sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: ü Soạn bài “Ôn tập về dấu câu” (dấu phẩy) : Tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy. ü Soạn bài “Động Phong Nha”: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung chính của văn bản. ü Ôn lại nội dung, nghệ thuật của toàn bộ các văn bản đã học, chuẩn bị thi HKII. ü Soạn bài “Ôn tập về dấu câu”: Tìm hiểu về công dụng của dấu câu. 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng ĐDDH: Bài 30 - Tiết 128 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY) Tuần dạy: 33 1.MỤC TIÊU: Giúp HS : 1.1. Kiến thức: - Nắm được công dụng của dấu phẩy. - Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết. - Có ý thức cao trong việc dùng dấu phẩy. 1.2. Kĩ năng: - Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy. - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt mục đích giao tiếp. 1.3. Thái độ: - Giáp dục HS tính chính xác cẩn thận. 2.TRỌNG TÂM: - Công dụng của dấu phẩy. 3. CHUẨN BỊ: a.GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I. b.HS: Tìm hiểu về các dấu câu. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học áGiới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về dấu câu, tiết này, chúng ta sẽ ôn về dấu phẩy. áHoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy. óGV treo bảng phụ, ghi VD SGK. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp? Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên? Nêu công dụng của dấu phẩy? ó HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. ó Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. ó GD HS ý thức sử dụng dấu phẩy phù hợp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp. Dưới đây là những câu ghép lại từ một số tác phẩm văn học nhưng thiếu hoàn toàn các dấu phẩy. Em hãy đặt các dấu phẩy vào đúng chỗ của nó? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. ó Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong những câu trên. Giải thích tại sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí ấy? l Dấu phẩy thứ nhất: dùng giữa thành phần phụ trạng ngữ với CN-VN. l Dầu phẩy thứ hai: dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu - cùng là vị ngữ. óCho HS làm bài trong vở bài tập. óGọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. Với mỗi vị trí bỏ trống dưới đây em hãy điền thêm một CN thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh. a/ xe máy, xe đạp b/ hỏa cúc, hoa huệ. c/ vườn xoài, vườn nhãn. ó Chia làm 4 nhóm, làm trong 4’. Thêm VN thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh. a/ thu mình trên cây, rụt cổ lại. b/ đến thăm trường, thầy cô giáo cũ. c/ thẳng xòe cánh quạt. d/ xanh biếc hiền hòa. Nhận xét bài làm của các nhóm. óCho HS làm bài trong vở bài tập. ó Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4. Cách dùng dấu phẩy của tác giả ở câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu văn? Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì? Dấu phẩy nhằm mục địch tu từ: ngắt câu thành những khúc, đoạn câu đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi, nhẫn nãi của chiếc cối xay. ó Cho HS làm bài trong vở bài tập. I. Công dụng: VD : a. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ. b. Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ. c. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. à Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: - Giữa các thành phụ của câu với CN và VN. - Giữa các từ ngữ có dùng chức vụ trong câu. - Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế của câu ghép. á Ghi nhớ: SGK/158. II. Chữa một số lỗi thường gặp: a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen Đàn đàn lũ lũ bay về, lượn lên lượn xuống, chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được. b. Trên những ngọn cây già cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua nhau lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàn lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én. III. Luyện tập: Bài 1: Từ xưa đến nay, Thánh gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh dân tộc VN ta. Bài 2: Bài 3: Bài tập 4: 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ó GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập : Em đánh giá thế nào về việc đặt dấu phẩy trước từ và trong câu dưới đây? Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhĩ? A. Sai, vì từ và đã thay cho dấu phẩy. B. Đúng, để người đọc không hiểu sai là: tôi cũng ở trên mái trường. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: -Đối với bài học ở tiết học này: ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ – SGK – 158. ü Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. ü Tìm các ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt mục đích giao tiếp. ü Tìm các VD sử dụng dấu phẩy sai chức năng và chữa lại cho đúng. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: ü Soạn bài “Tổng kết TV”. Ôn lại các nội dung về tiếng Việt đã học. ü Soạn bài “Động Phong Nha”: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung chính của văn bản. ü Ôn lại nội dung, nghệ thuật của toàn bộ các văn bản đã học, chuẩn bị thi HKII.
Tài liệu đính kèm: