Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

2.TRỌNG TÂM:

 -Ý nghĩa truyện: Lòng yêu Tổ quốc xuất phát từ yêu tiếng mẹ đẻ.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV: bảng phụ.

 3.2.HS: Học bài, tìm hiểu nhân vật thầy Ha-men.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2.Kiểm tra miệng:

 GV treo bảng phụ:

Câu 1:

 Em hiểu như thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng”?

 A. Buổi học cuối cùng của một HK

 B. Buổi học cuối cùng của một năm học

 C. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp

 D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.

Câu 2:

 Phân tích diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng?

 - Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: định trốn học nhưng cưỡng lại được ý định ấy và vội vã đến trường.

 - Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học khiến Phrăng ngạc nhiên.

 - Khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng, sửng sờ, tiết nuối, ân hận vàtha thiết muốn được trau dồi học tập tiếng Pháp.

Câu 3:

 Qua chuẩn bị bài mới, em hiểu thầy Ha-men là người như thế nào?

 Yêu nghề, yêu nước.

 

doc 17 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 22 - Tiết 89	
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(An-phông-xơ-đô-đê)
Tuần dạy: 24
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
	- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ I và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
	- HS hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
1.2.Kĩ năng:
- Kể tóm tắt truyện.
	- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
	- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục cho HS lòng yêu nước.
2.TRỌNG TÂM:
	-Nhân vật Phrăng biết được yêu tiếng nói dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước.
3.CHUẨN BỊ:
GV: bảng phụ.
HS: Soạn bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện 6A1:
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào? 
	- Ngoại hình: như 1 pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa.
	- Động tác: Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặc trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chóng bị cong lại, thả sào, rút sào nhanh như cắt.
	à Rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng và tinh thần vượt lên gian khó.
Câu 2:
Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích vượt thác và sông nước Cà Mau là gì? 
	A. Tả cảnh sông nước.
	B. Tả cảnh quan vùng cực Nam của Tổ quốc.
	C. Tả cảnh sông nước miền Trung.
	D. tả sự oai phong mạnh mẽ của con người.
Câu 3:
 Truyện “Buổi học cuối cùng” của tác giả nào, là nhà văn nước nào? Truyện có ý nghĩa gì?
 l Nhà văn An – phông – xơ – Đô - đê ( 1840 – 1897), là nhà văn Pháp.
 - Đề cao lòng yêu nước.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ở bài học “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ.
Câu chuyện cảm động xảy ra như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu!
áHoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc.
GV đọc mẫu, goi HS đọc, nhận xét, sửa sai.	
Cho biết đôi nét về tác giả-tác phẩm?	
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
áHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, địa điểm, thời gian nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một làng ở vùng An-dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở 2 vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là buổi học cuối cùng.
Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
l Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, qua lời của Phrăng – một HS lớp thầy Ha-men, đã dự buổi học cuối cùng rất xúc động ấy. Cách kể như vây tạo ấn tượng về một câu chuyện có thực, biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.
Trong truyện có 2 nhân vật chính là chú bé Phrăng và thấy giáo Ha-men, ngoài ra còn có một số nhân vật phụ chỉ xuất hiện thoáng qua, không được miêu tả kĩ.
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học?
Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
- Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày. Có cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói “Hôm nay là buổi học Pháp văn cuối cùng của các con”.
Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay của nước Đức.
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(An-phông-xơ-đô-đê)
- Việc học tập không còn như trước nữa.
- Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
óGV söû duïng kyõ thuaät ñoäng naõo, neâu caâu hoûi thaûo luaän tröôùc lôùp veà coát truyeän:
“Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?”	
HS phaùt bieåu, ñoùng goùp yù kieán.
Lieät keâ taát caû yù kieán, ghi leân baûng.
óPhaân loaïi yù kieán, löïc choïn ra yù kieán chính xaùc.	óGV nhaän xeùt, laøm saùng toû yù chöa roõ raøng, choát yù.
Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em?
Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải. 
Thái độ đối với tiếng Pháp và với thấy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng?
HS trả lời, Gv nhận xét, chốt ý.
Đọc –hiểu văn bản:
Đọc:
Chú thích: SGK/54
Tìm hiểu văn bản:
Nhân vật Phrăng:
Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: định trốn học nhưng cưỡng lại được ý định ấy và vội vã đến trường.
Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí lớp học khiến Phrăng ngạc nhiên.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức tình cảm của Phrăng.
 + Khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng sững sờ.
 + Cậu thấy tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập của mình.
 + Cậu tha thiết muốn được trao dồi học tập tiếng Pháp nhưng không còn cơ hội.
àHồn nhiên, ham chơi nhưng hiểu được: yêu tiếng nói dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ.
Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
	A. Người kể chuyện vắng mặt.
	B. Nhân vật xưng tôi.
	C. Thầy giáo ha-men.
	D. Cụ già Hô-dê.
An-phông-xơ-đô-đê là nhà văn nước nào?
	A. Đức.	C. Mĩ
	B. Anh.	D. Pháp.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc naøy:
Hoïc thuoäc phaàn baøi hoïc; laøm BT trong VBT.
Keå dieãn caûm laïi caâu chuyeän theo trình töï caùc söï vieäc.
-Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc tieáp theo:
 ü Soạn bài “Buổi học cuối cùng” (tt): Tìm hiểu nhân vật thay Ha-men, ý nghĩa của truyện.
 ü Chuẩn bị: “Nhân hóa”: Xem và trả lời câu hỏi phần I, II: Nhân hóa là gì, có những kiểu nhân hóa nào?
5.RUÙT KINH NGHIEÄM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp:	
Söû duïng ÑDDH:	
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(An-phông-xơ-đô-đê) (tt)
Bài: 22 - Tiết 90	
Tuần dạy: 24
1.MỤC TIÊU: 
2.TRỌNG TÂM:
	-Ý nghĩa truyện: Lòng yêu Tổ quốc xuất phát từ yêu tiếng mẹ đẻ.
3.CHUẨN BỊ:
	3.1.GV: bảng phụ.
	3.2.HS: Học bài, tìm hiểu nhân vật thầy Ha-men.	
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng:
GV treo bảng phụ:
Câu 1:
Em hiểu như thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng”?
	A. Buổi học cuối cùng của một HK
	B. Buổi học cuối cùng của một năm học
	C. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp
 D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.
Câu 2:
 Phân tích diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng? 
	- Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: định trốn học nhưng cưỡng lại được ý định ấy và vội vã đến trường.
	- Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học khiến Phrăng ngạc nhiên.
	- Khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng thấy choáng váng, sửng sờ, tiết nuối, ân hận vàtha thiết muốn được trau dồi học tập tiếng Pháp.
Câu 3:
 Qua chuẩn bị bài mới, em hiểu thầy Ha-men là người như thế nào?
 lYêu nghề, yêu nước.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài “Buổi học cuối cùng” tiếp theo.
áHoạt động 1: Tìm hiểu nhân vật thầy Ha-men:
Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện: trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói về việc học tiếng Pháp, hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.
HS thảo luận nhóm (5’)	
Đại diện nhóm trình bày	 
GV nhận xét, chốt ý.	 
Chi tiết gợi nhiều cảm xúc cho em là chi tiết nào?
Lời nói của thầy về tiếng Pháp, cử chỉ và chữ viết của thầy “Nước Pháp muôn năm”à tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu nước.
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra em cảm nghĩ gì? 
HS trả lời.GV nhận xét.	 
Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy?
Tôi thấy như dễ dàng, như thể trước khi ra đi, tờ mẫu như những lá cờ, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp, như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trướng nhỏ bé.	
- Khi một dân tộc rơi vào vòng nôlệ, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù
à Yêu tiếng nói và chữ viết dân tộcàBiểu hiện rõ rệt và sâu sắc lòng yêu nước.
Trong truyện, thầy Ha-men có nói “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệchốn lao tù”. Em nghĩ như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Đề cao tiếng nói của dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói dân tộc.
GV cho HS phát hiện những điểm đáng chú ý ở một số nhân vật khác như cụ già Hô-de, bác phát thư cũ, các HS nhỏ à thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân với việc học tiếng của dân tộc mình.
Em cảm nhận được từ truyện “Buổi học cuối cùng” những ý nghĩa sâu sắc nào? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong văn bản bài học cuối cùng .
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/55	
áHoạt động 3: Luyện tập.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Cho HS thảo luận theo nhóm, làm bài vào VBT.
Gọi HS đọc BT2, VBT	
GV hướng dẫn HS làm
Hs làm bài tập, GV nhận xét, chốt ý.
Nhân vật thầy Ha-men:
Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu.
Thái độ đối với HS: lời lẽ dịu dàng; nhắc nhở nhưng không trách mắng; nhiệt tình, kiên nhẫn giang bài.
Những lời nói về việc học tiếng Pháp: hãy yêu quý, giữ gìn và trao dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước, vì ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là chìa khoá để mở cửa ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ.
Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to “Nước Pháp muôn năm”.
àYêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.
Ghi nhớ : SGK/55
Luyện tập:
	BT2: VBT
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ:
Câu hỏi 1:
Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong bài học cuối cùng.
	A. Đau ... 
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
Viết chính tả nghe, đọc? 
	- Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chọc chị Cốc thì đâu đến nổi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
	- Tôi đem xác Dế Choắt chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
óGV kiểm tra VBT của HS.
Câu 2:
 Qua chuẩn bị bài mới, em biết gì về nhân hóa?
lLà dùng những từ gọi người, những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ về con vật, cây cối
óGV nhận xét, dẫn vào bài mới.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
á Giới thiệu bài: Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về biện pháp tu từ Nhân hóa.
Hoạt động 1: Khái niệm nhân hoá.	 
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/56	
Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ đó?	
 Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
GV gợi ý: kể tên các sự vật được nhắc đến?	 
Các sự vật ấy gắn cho những hành động gì, của 
ai? Cách gọi tên sự vật có gì khác nhau?
Các sự vật: trời, cây mía, kiến.
Gán cho những hành động của người: mặc áo 
giáp, ra trận, múa gươm, hành quân.
Gọi trời bằng ôngàdùng từ gọi người để gọi 
sự vật.
Cây mía, kiến: gọi tên bình thường.
GV treo bảng phụ, ghi các cách diễn đạt SGK/57
So sánh cách diễn dạt này, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?	 
óGV treo bảng phụ, ghi câu hỏi:
Đọc các câu thơ sau, xác định những sự vật được gán cho những hành động của con người.
	a. Núi cao bởi có đất bồi
	Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
	b. Con đĩa vắc qua mô đất chết
	Và người ngữa mặt ngóng trời cao
	b. mô đất chết
	 ànhân hoá.
a. núi chê, núi ngồi
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
Hoạt động 2: Các kiểu nhân hoá.	
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/57
Trong các câu hỏi ở VD, những sự vật nào được nhân hoá?	
HS thảo luận nhóm	 
Đại diện nhóm trình bày	 
GV nhận xét, sửa sai	
Có mấy kiểu nhân hóa? Kể ra?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
Hoạt động 3: Luyện tập.	
GV treo bảng phụ, giới thiêu bài tập 1.
Cho HS thảo luận trong 3’.
Chỉ ra của phép nhận hóa trong đoạn văn trên?
(Bến cảng)  đông vui; (tàu) mẹ, (tàu) con.
(Xe) anh, (xe) em  tíu tít; (tất cả) đều bận rộn.
Việc sử dụng phép nhận hóa trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Nhận xét bài làm của các nhóm, HS làm bài vào VBT.
GV ghi bài tập 2 trong bảng phụ treo bảng.
Hãy so sánh cách diễn đạt trong hai đoạn văn trên.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
	Đoạn 1
Đoạn 2
đông vui
tàu mẹ, tàu con
xe) anh, xe em 
tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.
bận rộn.
rất nhiều tàu xe
tàu lớn tàu bé
xe to xe nhỏ
nhận hàng về và chở hàng ra
hoạt động liên tục
 Đoạn 1:Sử dụng nhiều phép nhân hóa, nhờ vậy mà sinh động , gợi cảm hơn.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV ghi bài tập 4 trong bảng phụ treo bảng.
Câu hỏi thảo luận trong 3’. 
Cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn văn trích trên được tạo ra bằng cách nào?
Cho HS làm bài trong bảng con. Mỗi nhóm 1 câu.
a/ Núi ơi trò chuyện xưng hô với núi (vật) như xưng hô với người.
Giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b/ (cua, cá) tấp nập; (cò sếu, vạc, le le) cãi cọ om sòm.
Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
Anh (cò), họ.
Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
àLàm cho đoạn văn trở nên sống động hơn.
Nhận xét bài làm của các nhóm. 
HS làm bài vào vở bài tập.
óHướng dẫn và yêu cầu HS làm BT3.
Nhân hoá là gì?
- Cây mía múa gươm.
- Kiến hành quân.
àNhân hoá.
àNhân hoá có tính hình ảnh, làm cho các sự vật, sự việc được miêu tả gần gủi hơn với con người.
* Ghi nhớ: SGK/57
Các kiểu nhân hoá:
a. miệng, tai, mắt, chân, tay.
àdùng từ ngữ vồn gọi người để gọi sự vật.
b. treàdùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất chỉ người để chỉ hành động, tính chất của sự vật.
c. trâuàtrò chuyện, xưng hô với vật như với người.
* Ghi nhớ: SGK/58
Luyện tập:
BT1
(tàu) mẹ, (tàu) con. (Xe) anh, (xe) em ; (tất cả) đều bận rộn.
àLàm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động , nhộn nhịp.
BT2
BT4:
BT3:
-Cách 1 tác giả dùng nhân hóa, chổi rơm trở nên gần gũi với con người, sống động hơn.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ
Câu hỏi:
Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hoá:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
 A. 5 danh từ
	B. 7 danh từ
	C. 6 danh từ
	D. 9 danh từ.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này:
 üHọc bài – nhớ khái niệm nhân hóa.
 üLàm BT5 – viết đoạn văn có sử dung phép nhân hóa.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 üSoạn bài “Ẩn dụ”: Trả lời các câu hỏi SGK
 üĐọc, tìm hiểu trước bài “Phương pháp tả người”
5.RUÙT KINH NGHIEÄM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp:	
Söû duïng ÑDDH:	
Bài 22 - Tiết 92	
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
Tuần dạy: 24
1.MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1.Kiến thức:
	- Nắm đựoc cách tả người và bố cục hình thức của 1 đoạn, 1 bài văn tả người.
	- Cách xây dựng đoạn văn, lời văn trong bài văn tả người.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo thứ tự hợp lí.
	- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
	- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước lớp.
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục tính tự giác học tập.
2.TRỌNG TÂM:
	-Xây dựng đoạn văn, lời văn tả người.
3.CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ.
HS: Xem lại bài văn miêu tả.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chứcvà kiểm diện: Kiểm diện 6A1:
4.2.Kiểm tra miệng: 
Câu hỏi 1:
Muốn tả cảnh em cần phải làm gì ? 
-Xác định được đối tượng miêu tả. 
-Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả tiêu biểu.
-Trình bày những điều mình quan sát được theo trình tự.
Câu hỏi 2:	
 Bố cục bài tả cảnh thường gồm mấy phần ? Nêu cụ thể nội dung của từng phần ? 
 lBố cục: Ba phần : 
MB : Giới thiệu cảnh được tả.
TB : Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo thứ tự.
KB : Phát biểu cảm tưởng.
Câu 3:
 Qua sự chuẩn bị bài mới, em hãy cho biết muốn làm một bài văn tả người, ta cần thực hiện như thế nào?
 l Xác định được đối tượng miêu tả; Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
á Giới thiệu bài: Trong văn miêu tả, đối tượng chính là người và cảnh. Tiết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về “Phương pháp tả người”.
Hoạt động 1: Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.	
HS đọc các đoạn văn SGK.
GV nhận xét, sửa chữa.	
Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?	
HS trả lời,GV nhận xét.	
Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện các nhân vật. 
	Đoạn 1: Như 1 pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn	 	Đoạn 2: Mặt vuông, má hóp, lông mày lổm chổm, đôi mắt gian hùng, mồm toe toét tối om, răng vàng hợ của
	Đoạn 3: Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm
HS trả lời,GV nhận xét.	 
Đoạn văn thứ 3 gần như 1 bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho bài thơ này thì em sẽ đặt là gì?	
HS thảo luận nhóm (3 nhóm, mỗi nhóm 1 câu).	
GV nhận xét, diễn giảng.
	Nhan đề đoạn 3:
	Keo vật thách đấu.
	Quắm – Cản so tài.
	Hội vật đền Đô năm ấy
Muốn tả người, cần phải làm gì? Bố cục bài văn tả người có mấy phần? Nêu cụ thể từng phần?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
áHoạt động 2: Luyện tập.	
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Cho HS thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1 ý của bài
Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽlựa chọn khi miêu tả em bá chừng 4 - 5 tuổi ? Nhóm 1- 2
Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chót, cười toe toét, mũi tẹt, răng sún, nói ngọng, tai vểnh và to.
Khuôn mặt: tròn. 
Cái miệng: nhỏ.
Tóc: mềm to hay lơ thơ vài sợi. 
Hai bàn tay: mũm mĩm, xinh xinh. 
Đôi chân: ngắn ngủn. 
Nước da: trắng nõn, hồng hào. 
Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu nào để miêu tả cụ già ? Nhóm 3- 4
Da nhăn nheo (hoặc hồng hào); mắt vẫn tinh tường (hay chậm chạp hoặc đùng đục); tóc bạc như mây trắng (hay rung lơ thơ) tiếng trầm (hay thều thào yếu ớt).
Tả cô giáo đang say mê giảng trên lớp, em sẽ lựa chon những chi tiết tiêu biểu nào?
Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng, say sưa,  đôi mắt long lanh niềm vui, chận bước chậm rãi từ trên bục xuống lối đi giữa lớp
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
Cho HS thảo luận tìm dàn ý 5’.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi học sinh trình bày
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Giáo dục HS lập dàn ý trước khi làm bài.
I. Phương pháp viết 1 đoạn văn, bài văn tả người:
1. Đọc các đoạn văn: SGK/59
2. Cách làm bài văn tả người:
a. Đoạn 1: Tả người chèo thuyền vựơt thác – Dượng Hương Thư.
- Đoạn 2: Tả Cai Tứ – một người đàn ông gian hùng.
- Đoạn 3: Tả 2 người trong keo vật.
b. Đoạn 2 khắc hoạ chân dung nhân vật: ít động từ, nhiều tính từ.
- Đoạn 1, 3: Tả người gắn với công việc: nhiều động từ, ít tính từ.
c. Đoạn 3 gồm 3 phần:
- MB: Từ đầu nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về quan cảnh diễn ra keo vật.
- TB: Tiếp theo ngang bụng vậy:
Miêu tả chi tiết keo vật.
- KB: Còn lại: Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
áGhi nhớ: SGK/61
II. Luyện tập:
BT1:
BT2 
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ.
Câu hỏi:
Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ nhất sức mạnh của ông Cản Ngũ trong keo vật?
	A. Ông Cản Ngũ thì xem ra có vẻ lại lờ ngờ chậm chạp.
	B. Hai tay ông lúc nào cũng thấy dang rộng ra để sát xuống mặt đất.
	C. Ông đứng như cây trồng giữa sới.
	(D). Cái chân tựa bằng cây cột sắt, chứ không phải là chân người nữa.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 üHọc bài, làm BT VBT.
 ü Nhớ các bước cơ bản và dàn ý đại cương của bài văn tả người.
 ü Viết một đoạn, một bài văn tả người có sử dụng phép so sánh.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 ü Chuẩn bị bài: “Luyện nói về miêu tả”: Trả lời câu hỏi SGK.
 ü Đọc, tìm hiểu trước bài “Đêm nay Bác không ngủ”: Đọc, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tình cảm của anh đội viên đối với Bác.
5.RUÙT KINH NGHIEÄM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp:	
Söû duïng ÑDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 24.doc