Câu 1: Khi làm muối, muốn thu hoạch nhanh cần những yếu tố nào?
A. Nhiệt độ. B. Gió.
C. Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. D. Nhiệt độ, gió.
Câu 2: Các loài cây trong sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai vì:
A. Để hạn chế bốc hơi nước. B. Để đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá.
C. Vì thiếu nước. D. Vì đất khô cằn.
Câu 3: Nước sôi ở nhiệt độ:
A. 800C B. 900C C. 1000C D. 1100C
Câu 4: Khi đun nóng một khối khí thì:
A. Khối khí co lại. B. Khối khí vừa co lại vừa nở ra.
C. Khối khí ổn định như trước. D. Khối khí nở ra.
Câu 5: Khi đun nóng một chất lỏng thì thể tích của chất lỏng:
A. Tăng lên. B. Giảm xuống.
C. Không thay đổi. D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Vật Lí 6 Thời gian: 45 phút Điểm Giám khảo 1:. Giám khảo 2:.. Số phách Bằng số Bằng chữ Đề 1 I- Trắc nghiệm: (6đ) Câu 1: Khi làm muối, muốn thu hoạch nhanh cần những yếu tố nào? A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. D. Nhiệt độ, gió. Câu 2: Các loài cây trong sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai vì: A. Để hạn chế bốc hơi nước. B. Để đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá. C. Vì thiếu nước. D. Vì đất khô cằn. Câu 3: Nước sôi ở nhiệt độ: A. 800C B. 900C C. 1000C D. 1100C Câu 4: Khi đun nóng một khối khí thì: A. Khối khí co lại. B. Khối khí vừa co lại vừa nở ra. C. Khối khí ổn định như trước. D. Khối khí nở ra. Câu 5: Khi đun nóng một chất lỏng thì thể tích của chất lỏng: A. Tăng lên. B. Giảm xuống. C. Không thay đổi. D. Có thể tăng và cũng có thể giảm. Câu 6: Khi hơ nóng một vật rắn, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Vật rắn sẽ co lại. B. Vật rắn sẽ nở ra. C. Vật rắn sẽ thay đổi hình dạng. D. Vật rắn không biến đổi. Câu 7: Trong các nhiệt kế dưới đây, nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi là: A. Nhiệt kế y tế. B. Nhiệt kế thủy ngân. C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế dầu. Câu 8: Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì? A. Khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn. B. Khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn. C. Khối lượng của không khí nóng lớn hơn. D. Khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn. Câu 9: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông. Câu 10: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là: A. 600C. B. 700C. C. 800C. D. 900C. Câu 11: Nhiệt độ nước đá đang tan là: A. 00C. B. 1000C. C. 400C. D. 50C. Câu 12: Một băng kép được cấu tạo bởi 2 lá kim loại mỏng là thép và đồng, khi bị đốt nóng thì băng kép sẽ: A. Nở dài ra. B. Cong về hướng lá đồng (Lá đồng nằm phía ngoài vòng cung). C. Co ngắn lại. D. Cong về hướng lá thép (Lá thép nằm phía ngoài vòng cung). II- Tự luận: (4đ) Câu 13 : Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ? (2đ) Câu 14 : Tính : (2đ) a, 500C = ? 0F 700C = ? 0F b, 400C = ? K 600C = ? K Bài làm: I- Trắc nghiệm: (6đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án II- Tự luận: (4đ) .. ............................................ Đáp án Vật Lí đề 1: I- Trắc nghiệm:(6đ) Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A C D A B B A C C A B II- Tự luận: (4đ) Câu 13 : (2đ) Ta biết rằng trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành những giọt nước đọng trên các lá cây. Câu 14 : (2đ) a, 500C = 00C + 500C = 320F + (50.1,80F) = 320F + 900F = 1220F. (0,5đ) 700C = 00C + 700C = 320F + (70.1,80F) = 320F + 1260F = 1580F. (0,5đ) b, 400C = 00C + 400C = 273K + (40.1K) = 237K + 40K = 277K. (0,5đ) 600C = 00C + 600C = 273K + (60.1K) = 237K + 60K = 297K. (0,5đ) ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Địa lí 6 Thời gian: 45 phút Điểm Giám khảo 1:. Giám khảo 2:.. Số phách Bằng số Bằng chữ Đề 1 Câu 1: (4 điểm) a. Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? b. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh được hình thành như thế nào? Câu 2:(3điểm) Không khí gồm mấy thành phần? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Thành phần nào là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng? Câu 3: (3 điểm) Trình bày quá trình tạo thành mây mưa và nêu sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất? Bài làm : ............................................ .. ............................................ ĐÁP ÁN (Địa 6 đề 1) Câu 1: - Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. (1đ). - Những nơi tập trung khoáng sản thì gọi là mỏ khoáng sản. b. – Các mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực( quá trinh macma,...).(1đ) - Các mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do ngoại lực( quá trình phong hóa, tích tụ,...).(1đ) Câu 2: - Không khí gồm ba thành phần: (0.5đ) + Khí Nitơ chiếm 78% (0.5đ) + Khí Oxi chiếm 21% (0.5đ) + Hơi nước và các khí khác chiếm 1% (0.5đ) - Lượng hơi hước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa,...(1đ) Câu 3: - Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa.(2đ) - Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo lên cực. Mưa nhiều nhất ở xích đạo, mưa ít nhất ở hai cực bắc và nam.(1đ) - ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Địa lí 6 Thời gian: 45 phút Điểm Giám khảo 1:. Giám khảo 2:.. Số phách Bằng số Bằng chữ Đề 2 Câu 1: (4điểm) Nêu sự hình thành và tính chất của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa? Câu 2: (3điểm) Trinh bày sự thay đổi nhiệt độ của không khí? Câu 3: (3điểm) Thế nào là hệ thống sông? Sông và hồ khác nhau như thế nào? Bài làm : .. ............................................ .. ...................................... ĐÁP ÁN (Địa 6 đề 2) Câu 1: Khối khí nóng: hinh thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.(1đ) Khối khí lạnh: Hinh thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.(1đ) Khối khí đại dương: hình thành trên các vùng biển và đại dương, có độ ẩm lớn.(1đ) Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.(1đ) Câu 2: Vĩ độ đại lí: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.(1đ) Độ cao: Trong tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.(1đ) Vị trí gần hay xa biển: nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.(1đ) Câu 3: Hệ thống sông: Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thông sông.(1đ) – Sông: Là dòng nước chảy thường xuyên hoặc tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.(1đ) Hồ: Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.(1đ) ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Địa lí 7 Thời gian: 45 phút Điểm Giám khảo 1:. Giám khảo 2:.. Số phách Bằng số Bằng chữ Đề 1 Câu 1: (3 điểm) Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? Câu 2: (3 điểm) Cho biết đặc điểm đô thị Bắc Mĩ? Câu 3: (4 điểm) Trình bày hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ? Bài làm : ............................................ .. .................................................. ĐÁP ÁN (Địa 7 đề 1) Câu 1: Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản gồm ba bộ phận: Ở phía tây: Là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e đồ sộ, dài 9000 km, cao trung bình 3000 m – 4000m.(1đ) Ở phía đông: Là sơn nguyên, núi già A-pa-lat.(1đ) Ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri, Mit-xi-xi-pi.(1đ) Câu 2: Tỉ lệ dân đô thị cao,hơn ¾ dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.(1đ) Phần lớn các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.(1đ) Gần đây xuất hiện nhiều thành phố mới ở miền nam và duyên hải Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì.(1đ) Câu 3: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) dược thông qua năm 1993 gồm: Hoa Kì, Ca-na-da, Mê-hi-cô. (1.5đ) Mục đích: Kết hợp thế mạnh của cả ba nước tạo nên thị trương chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. (1đ) Vai trò của Hoa Kì: Chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-da. (1.5đ) ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Địa lí 7 Thời gian: 45 phút Điểm Giám khảo 1:. Giám khảo 2:.. Số phách Bằng số Bằng chữ Đề 2 Câu 1: (3 điểm) Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ? Câu 2: (3 điểm) Trình bày khối thị trường chung Mec-cô-xua? Câu 3: (4 điểm) Nêu đặc điểm các dạng địa hình của Châu Âu? Bài làm : ............................................ ........ .. ...... .. ...... ........ .. ...... .. ...... .. ĐÁP ÁN (Địa 7 đề 2) Câu 1: Nam Mĩ cấu trúc có ba khu vực địa hình: Hệ thống núi trẻ An-đét ở phía tây cao, đồ sộ. (1đ) Đông bằng: chuỗi đồng bằng liên tiếp, lớn nhất là đồng băng A-ma-dôn. (1đ) Phía đông: Các sơn nguyên được hình thành từ lâu đời, các cao nguyên núi lửa. (1đ) Câu 2: Các nước thành viên gồm: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay, Chi-lê, Bô-li-vi-a. (1đ) Muc tiêu: Tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. (1đ) Thành tựu: Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cương trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khôi đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối. (1đ) Câu 3: Châu Âu có ba dạng địa hình chính: Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục. (1đ) Núi già: Nằm ở phía bắc và vùng trung tâm với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.(1đ) Núi trẻ nằm ở phía nam với nhưng đỉnh cao. nhọn, bên cạnh những thung lũng sâu.(1đ) Địa hình chủ yếu là đồng bằng. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh,biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.(1đ)
Tài liệu đính kèm: