ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN THI : NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN : 150 Phút ( Không kể thời gian phát đề )
GVBM : Nguyễn Hùng Cường Em
---o0o---
Câu 1 : (2 điểm)
Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ?
Câu 2 : (1 điểm)
Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Câu 3 : (3 điểm)
Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Câu 4 : (14 điểm)
Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. (STK của Hoàng Đức Huy trang 108)
PHÒNG GD & ĐT HỒNG NGỰ TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI HẬU A ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN THI : NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN : 150 Phút ( Không kể thời gian phát đề ) GVBM : Nguyễn Hùng Cường Em ---o0o--- Câu 1 : (2 điểm) Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ? Câu 2 : (1 điểm) Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai. Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. Câu 3 : (3 điểm) Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường. Câu 4 : (14 điểm) Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. (STK của Hoàng Đức Huy trang 108) HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Đề bài gồm 4 câu : câu 1 và câu 2 kiểm tra kiến thức văn học và thực hành bài tập tiếng Việt; câu 3 là bài Nghị luận xã hội; câu 4 là bài Nghị luận văn học. Câu 1và 2 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt. Những học sinh diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới đạt điểm tối đa. Câu 3 và câu 4 kiểm tra sự hiểu biết về các vấn đề xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận.- Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng,sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 : Chép chính xác hai câu cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cho biết phẩm chất của người lính lái xe qua hai câu thơ ấy. (2đ) Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước : 0,5 Chỉ cần trong xe có một trái tim. 0,5 Phẩm chất của người lính lái xe: yêu nước; có ý chí, quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, vì Tổ quốc. Lưu ý: HS chỉ cần trả lời 1 trong 2 ý trên. (1đ) Câu 2 Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai. 1 Thành phần gọi – đáp : Bầu ơi 0,5 Lời gọi – đáp hướng đến : cộng đồng (đồng bào, mọi người, người đọc). 0,5 Câu 3 Trình bày suy nghĩ về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.3 a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. - Thể hiện mình là làm cho người khác thấy được những đặc điểm của bản thân qua những hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm - Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Học sinh thể hiện mình để gây sự chú ý, để khẳng định bản thân hoặc để được tôn trọng, yêu thương - Ở môi trường học đường, học sinh có nhiều cách thể hiện bản thân: + Có cách thể hiện tích cực, đúng đắn (chăm chỉ học tập, có ý thức kỉ luật, tích cực tham gia các phong trào, yêu thương và quan tâm bạn bè) + Có cách thể hiện tiêu cực, sai trái (đánh nhau, nói năng thiếu văn hóa, ăn mặc không phù hợp, làm ngược lại những điều tốt đẹp mà thầy cô khuyên bảo). - Khẳng định những cách thể hiện bản thân tích cực. Lên án,phê phán những cách thể hiện bản thân sai trái, tiêu cực. - Đề ra cách thể hiện tích cực của bản thân. Lưu ý: HS có thể bàn luận về cách thể hiện bản thân của riêng mình trong toàn bài, giám khảo dựa vào kĩ năng làm bài và nội dung bài làm HS để đánh giá mức điểm. Câu 4 : YÊU CẦU : -Học sinh có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, lập luận, miêu tả nội tâm trong quá trình làm bài. -Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả ) DÀN BÀI Mở bài : Giới thiệu Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện. Kết bài : Nêu suy nghĩ BIỂU ĐIỂM -Điểm 12 -14 : Đúng yêu cầu đề, bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, sai không quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. -Điểm 8 – 11: Đúng yêu cầu đề, bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, dùng từ đặt câu tương đối, sai không quá 5 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ , đặt câu. -Điểm 5 - 7 : Có hiểu yêu cầu đề, bố cục chưa rõ ràng, dùng từ đặt câu còn rườm rà, sai không quá 7 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. -Điểm 2 - 4 : Lời văn chưa rõ, lập luận, miêu tả chưa sâu, sơ sài. -Điểm 0 – 1 : Bỏ giấy trắng, lạc đề, quá sơ sài. PHÒNG GD & ĐT HỒNG NGỰ TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI HẬU A ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN THI : NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN : 150 Phút ( Không kể thời gian phát đề ) GVBM : Nguyễn Thị Thanh Nga ---o0o--- Câu 1 (4 điểm): Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều-Ngữ văn 9 tập 1), Nguyễn Du viết: “Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” 1. Tìm những tính từ có trong câu thơ trên. Sức biểu cảm của tính từ đó trong việc gợi tả màu sắc và sức sống của mùa xuân? 2. Trong dòng đầu, có bản chép: “Cỏ non xanh rợn chân trời”, em thích bản nào hơn? Tại sao? Câu 2 (2 điểm): Từ đoạn thơ: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội, Những phố dài xao xác hơi may. Người ra đi đầu không ngoảnh lại, Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. (“Đất nước” - 1948, Nguyễn Đình Thi) Và: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (“Đồng chí” - 1948, Chính Hữu) Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ trên về tình cảm với quê hương và trách nhiệm với đất nước của những người lính ngay trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp? Câu 3 (4 điểm): Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng ½ trang giấy) giới thiệu cho mọi người biết về một trong các nội dung sau: - Một tác phẩm văn học được học trong nhà trường hoặc em được biết. - Một công trình mới được xây dựng ở quê em. - Một cuốn sách viết về tác hại của sự biến đổi môi trường và khí hậu đầu thế kỷ XXI. - Một chương trình tivi hay đối với lứa tuổi học sinh. - Một người mà em ngưỡng mộ (Yêu cầu đặt tiêu đề cho văn bản) Câu 4 (10 điểm): Về “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì. Phần truyền kì vừa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vừa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm.” Từ hiểu biết của em về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ------------------------------------------------- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN HỒNG NGỰ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: NGỮ VĂN ------------ Câu 1 (4 điểm): 1. HS chỉ ra các tính từ: xanh, trắng: (1 điểm) HS chỉ ra sức biểu cảm của tính từ: “Xanh” gợi sắc màu dịu mát, tràn đầy sức sống, làm gam màu nền, chủ đạo cho bức tranh xuân; Trên nền xanh ấy, điểm xuyết một vài bông lê trắng, màu trắng trở nên nổi bật, làm điểm nhấn cho bức tranh. Do vậy, thảm cỏ xanh trải rộng tới chân trời song vẫn không buồn tẻ, đơn điệu mà ngược lại, gieo vào lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc sự khoáng đạt, tươi mới, trong trẻo, tinh khiết và sức sống mạnh mẽ của mùa xuân (2 điểm) 2. HS nên lí giải bản dùng trong SGK lớp 9 hợp lí hơn. Cần chỉ ra được sự khác nhau trong sắc thái ý nghĩa của “xanh tận” và “xanh rợn”. Cùng là từ bổ nghĩa cho “xanh”, nhưng chữ “rợn” thiên về màu sắc cụ thể (xanh ra sao, như thế nào), nên dễ gợi cảm giác màu xanh thiếu sức sống, không hợp với bức tranh xuân. Chữ “tận” thiên về địa điểm (xanh tới đâu, đến đâu), gợi cảm giác màu xanh tràn khắp không gian, hợp hơn với nội dung 4 câu đầu. (1 điểm) (HS có thể lí giải khác hơn nhưng lập luận chắc chắn và thuyết phục vẫn cho điểm tối đa) Câu 2 (2 điểm): HS trình bầy ngắn gọn điểm giống nhau trong cảm xúc của các tác giả về tình cảm người lính trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Cả hai đoạn thơ đều nói lên sự chia tay đầy quyến luyến, bịn rịn, tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình và sự quyết chí ra đi vì lí tưởng, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm với non sông đất nước. Nét độc đáo ở cả 2 đoạn thơ là, biểu hiện bên ngoài và sự dấu kín tình cảm bên trong. Hành động được biểu hiện ra bên ngoài đầy quyết tâm, “đầu không ngoảnh lại” hay gian nhà “mặc kệ gió lung lay”. Nhưng vẫn cảm nhận được “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” và thấu hiểu được “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Đó là những đoạn thơ đầy tâm trạng, có sức biểu đạt chân thực và sâu sắc tình yêu quê hương quyện trong tình yêu đất nước của những người lính trong buổi đầu cuộc kháng chiến. Câu 3 (4 điểm): - Tiêu đề và nội dung văn bản có tính thống nhất (0,5 điểm) - không đặt tiêu đề hoặc tiêu đề không khớp với nội dung không cho điểm. - Đảm bảo yêu cầu văn bản thuyết minh về 1 nội dung mà HS tùy chọn (sáng rõ, cô đúc, nổi bật đối tượng, có sức truyền cảm): (3,5 điểm) - không cho tối đa (3,5 điểm) đối với những bài viết dài quá yêu cầu nhưng không nổi bật Câu 4 (10 điểm): * Yêu cầu về kĩ năng: - HS thể hiện đảm bảo yêu cầu văn nghị luận chứng minh kết hợp với phân tích tác phẩm văn học. (0,5 điểm) - Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng, ít sai về chính tả, dùng từ, đặt câu; diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc, logic, chặt chẽ... (1,5 điểm). * Yêu cầu về kiến thức: A. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, giới thiệu nhận định. (1,0 điểm) B. Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn truyện - HS có thể lồng vào quá trình chứng minh, phân tích diến biến, chỉ cần đảm bảo yêu cầu, đọc bài văn người đọc thấy nổi bật diễn biến cốt truyện (0,5 điểm) - HS nêu và phân tích phần hiện thực của câu chuyện, biết đánh giá, khái quát lên ý nghĩa của phần này (3 điểm). Gợi ý: Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ Nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. + Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. + Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Từ cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ Nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. + Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. + Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ Nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiến nhuốc nhơ”. Khi thì cách xử thế, khi thông qua lời nói, hành động, thái độ... hình ảnh Vũ Nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ Nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay từng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ Nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ Nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy. - HS nêu và phân tích phần truyền kì trong câu chuyện, đánh giá giá trị nghệ thuật của phần sáng tạo rất riêng và mang màu sắc truyền kỳ này của Nguyễn Dữ (2,5 điểm). Gợi ý: Vũ Nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. + Hình ảnh Vũ Nương trở về lúc ẩn, lúc hiện thấp thoáng giữa dòng sông: Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa, ý nghĩa tố cáo hiện thực càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tử. Vũ Nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là hiện thân của cái Đẹp! C. Kết bài: Khẳng định giá trị độc đáo của tác phẩm; nên liên hệ tới hình ảnh người phụ nữ trong thời đại ngày nay (1 điểm) (HS có thể chứng minh trên 2 ý cơ bản bằng lí lẽ và cách lập luận phân tích khác với định hướng trên, miễn đảm bảo yêu cầu có dẫn chứng cụ thể làm toát lên được hình ảnh, số phận của nhân vật, bài viết có trọng tâm và nổi bật, giám khảo cho điểm tối đa). ------------------------------------------------ Viết bài văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động. (STK của Hoàng Đức Huy trang 90) Hết ĐÁP ÁN YÊU CẦU : -Học sinh có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các yếu tố lập luận (tổng, phân hợp) trong quá trình làm bài. -Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả ) DÀN BÀI Mở bài : Nêu vấn đề : - Giới thiệu hoàn cảnh. -Nêu vấn đề. Thân bài : Phát triển vấn đề : -Lời giải thích 1. - Lời giải thích 2. - Lời giải thích 3. - Nêu bằng chứng 1. - Nêu bằng chứng 2 Kết bài : Kết thúc vấn đề : đánh giá nhận xét. BIỂU ĐIỂM -Điểm 17 -20 : Đúng yêu cầu đề, bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, sai không quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. -Điểm 11 – 16: Đúng yêu cầu đề, bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, dùng từ đặt câu tương đối, sai không quá 5 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ , đặt câu. -Điểm 7 - 10 : Có hiểu yêu cầu đề, bố cục chưa rõ ràng, dùng từ đặt câu còn rườm rà, sai không quá 7 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. -Điểm 2 - 6 : Lời văn chưa rõ, lập luận, miêu tả chưa sâu, sơ sài. -Điểm 0 – 1 : Bỏ giấy trắng, lạc đề, quá sơ sài. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...
Tài liệu đính kèm: