Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 9 - Cụm THCS Đại Đồng

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 9 - Cụm THCS Đại Đồng

I. TRẮC NGHIỆM

Học sinh lựa chọn phương án đúng rồi ghi ra bài làm.

1. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào

A. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ

B. Phương châm về lượng D. Phương châm cách thức\

2. Trong "Chuyện người con gái nam xương" Chi tiết chiếc bóng xuất hiện qua lời nói của nhân vật nào?

A. Trương sinh C. Mẹ Trương Sinh

B. Vũ nương D. Bé Đản

3. "Đó là một tay ghi ta cừ phách"

Phương thức chuyển nghĩa từ "Tay" trong câu văn trên là:

A. Phương thức ẩn dụ

B. Phương thức hoán dụ

C. Cả A, B đều sai.

4. Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) Thường được dẫn bằng cách nào?

A. Gián tiếp B. Trực tiếp

5. Truyện Kiều của Nguyễn Du có bao nhiêu câu thơ lục bát?

A. 2354 câu thơ C. 3254 câu thơ

B. 2082 câu thơ D. 3524 câu thơ

6.Cụm từ "Nghề riêng" trong câu thơ "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương" nói về tài nào của Thuý Kiều?

A. Tài chơi cờ; C. Tài làm thơ;

B. Tài đánh đàn; D. Tài vẽ;

7. Từ "ăn" trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa gốc; B. Nghĩa chuyển;

8. Cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích liên quan đến tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào?

A. Không có mối quan hệ nào cả.

B. Đối lập với tâm trạng của Kiều.

C. Góp phần thể hiện tâm trạng của Kiều.

9. Cảnh ở lầu Ngưng Bích được chủ yếu miêu tả qua con mắt của ai?

A. Nguyễn Du; C. Tú Bà;

B. Thuý Kiều; D. Các nhân vật khác;

10. Nói "Một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng nào trong từ vựng?

A. Hiện tượng đồng âm của từ;

B. Hiện tượng đồng nghĩa của từ;

C. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ;

D. Hiện tượng trái nghĩa của từ;

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 9 - Cụm THCS Đại Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG
 CỤM THCS ĐẠI ĐỒNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 MÔN VĂN
I. TRẮC NGHIỆM
Học sinh lựa chọn phương án đúng rồi ghi ra bài làm.
1. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào
A. Phương châm về chất	C. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về lượng	D. Phương châm cách thức\
2. Trong "Chuyện người con gái nam xương" Chi tiết chiếc bóng xuất hiện qua lời nói của nhân vật nào?
A. Trương sinh	C. Mẹ Trương Sinh
B. Vũ nương	D. Bé Đản
3. "Đó là một tay ghi ta cừ phách" 
Phương thức chuyển nghĩa từ "Tay" trong câu văn trên là:
A. Phương thức ẩn dụ
B. Phương thức hoán dụ
C. Cả A, B đều sai.
4. Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) Thường được dẫn bằng cách nào?
A. Gián tiếp	B. Trực tiếp	
5. Truyện Kiều của Nguyễn Du có bao nhiêu câu thơ lục bát?
A. 2354 câu thơ	C. 3254 câu thơ
B. 2082 câu thơ	D. 3524 câu thơ
6.Cụm từ "Nghề riêng" trong câu thơ "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương" nói về tài nào của Thuý Kiều?
A. Tài chơi cờ;	C. Tài làm thơ;
B. Tài đánh đàn;	D. Tài vẽ;
7. Từ "ăn" trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc;	B. Nghĩa chuyển;
8. Cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích liên quan đến tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào?
A. Không có mối quan hệ nào cả.
B. Đối lập với tâm trạng của Kiều.
C. Góp phần thể hiện tâm trạng của Kiều.
9. Cảnh ở lầu Ngưng Bích được chủ yếu miêu tả qua con mắt của ai?
A. Nguyễn Du;	C. Tú Bà;
B. Thuý Kiều;	D. Các nhân vật khác;
10. Nói "Một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng nào trong từ vựng?
A. Hiện tượng đồng âm của từ;
B. Hiện tượng đồng nghĩa của từ;
C. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ;
D. Hiện tượng trái nghĩa của từ;
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật bé Đản đã không chịu nhận Trương Sinh là bố. Nó đã nói gì với Trương Sinh. Câu nói đó của đứa trẻ vừa nghe như thật, nhưng cũng có những chi tiết thật vô lý mà Trương Sinh không nhận ra. Hãy chỉ rõ cái hay của chi tiết này đối với sự phát triển của câu chuyện.
Câu 2: (4 điểm)
Nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ, có người cho rằng: "Giữa nhân cách và số phận của họ là một nghich lý".
Dựa vào một số tác phẩm văn học cổ đã học và đọc thêm, hãy phát biểu ý kiến của em về nhận xét trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Môn văn
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi đáp án đúng cho 0-3 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
B
B
C
B
B
C
B
C
II. Tự luận : (7 điểm)
 Câu 1 : (3 điểm)
Kiến thức :
Câu nói của đứa trẻ :"Ơ hay!thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít"
- "Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả".
Cái nghe như thật và cái vô lý trong câu nói của con trẻ :
+ Nghe như thật : Lời nói đó thể hiện thái độ phản ứng của con trẻ, nó rất ngạc nhiên và không chấp nhận vì trong đầu óc non nớt của nó đã có một người cha và người đó không phải là Trương Sinh- lời con trẻ thường chân thật nên dễ tin.
+ " Có một...đến" Người đàn ông đó đó đã gắn bó thân thiết với mẹ, rất say mê mẹ , Vì tối nào cũng đến nhà.
+ Điều vô lý : " Cha tôi....nín thin thít
 " Đêm nào cũng đến....bế Đản cả" 
Người cha gì mà chỉ lặng thinh suốt thời gian dài không hề nói. Dù có say mê mẹ đến mấy cũng không hành động theo mẹ hệt như một cái máy. Nếu Trương Sinh biết suy xét thì sẽ nhận ra điều vô lý ấy.
c) Học sinh đánh giá, bình luận được cái hay của tình tiết trên đối với sự phát triển của câu chuyện :
Câu nói của con trẻ như một câu đố thử thách trí tuệ trương Sinh
Câu đố sắm vai trò thắt nút câu chuyện đẩy kịch tính của câu chuyện lên cao trào. Câu nói hồn nhiên của con trẻ như một thứ ngòi nổ khiến quả bom ghen tuông trong lòng Trương Sinh bùng nổ. Vũ Nương bị đẩy vào tình thế bị oan mà không rõ nguyên nhân.
- Câu nói góp phần bộc lộ tính cách nhân vật : Đứa con ngây thơ, hồn nhiên ; người cha đa nghi, ghen tuông, hồ đồ, thiếu suy nghĩ, dễ tin vào những điều vô lý.
- Câu nói ngây thơ của con trẻ đã vô tình trở thành nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của người mẹ.
 Điều đó góp phần làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm: Số phận mong manh của người phụ nữ trong một xã hội phong kiến đầy rẫy sự bất công oan trái và bạc bẽo.
Kĩ năng :
- Viết thành văn bản, bố cục rõ ràng, biết nêu và phân tích các ý thành hệ thống .
- Biết dựng đoạn, đạt câu, dùng từ, chính tả đúng.
3. Biểu điểm :
Phát hiện và phân tích đầy đủ các ý trên, trình bày rõ ràng (3 điểm)
Phân tích các ý a, b, nhưng chỉ mới nêu chưa, phân tích cụ thể, chi tiết và thật rõ ràng (2 điểm)
Phân tích ý a và b còn chung chung, còn sai sót (1 điểm) 
Câu 2 (4 điểm)
1. Kiến thức:
a) Giải thích : nghịch lý là gì ?
- Nghịch lý là đi ngược lại với đạo lý thông thường của cuộc sống mà mọi người tự giác noi theo. Trái ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của một dân tộc.
- Nghịch lý giữa nhân cách và số phận của người phụ nữ được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ chính là sự mâu thuẫn, bế tắc giữa việc : trong xã hội phong kiến thối nát, bất công ấy dù người phụ nữ có đạo đức, có nhân cách tốt đẹp, có nhan sắc tài hoa nhưng số phận cuộc đời lại đầy đau thương, bất hạnh.
b) Phân tích ; chứng minh được sự biểu hiện của nghịch lý đó.
Học sinh biết sử dụng một số dẫn chứng tiêu biểu về số phận của một số nhân vật : Vũ Nương, Thuý Kiều, Đạm Tiên, Kiều Nguyệt Nga để phân tích làm rõ:
- Họ là những người biết khao khát và trân trọng tình yêu hạnh phúc nhưng lại không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình, không bảo vệ được hạnh phúc của mình.
- Có phẩm chất tốt đẹp – nhưng vẫn chịu nỗi oan trái (...),không thể minh oan cho mình
- Có tài sắc, phẩm hạnh nhưng vẫn phải sống một cuộc sống bất hạnh, bị xúc phạm nhân phẩm, bị đoạ đày trong đau khổ tủi nhục.
 Người phụ nữ là nạn nhân của những lễ giáo hà khắc, những hủ tục lạc hậu của xã hội phong kiến .
c) Bình luận được về sự nghịch lý ấy .
- Nguyên nhân sâu xa của nghịch lý ấy là do chế độ phong kiến thối nát, bất công với những lễ giáo hà khắc trói buộc, đoạ đày người phụ nữ : tư tưởng trọng nam khinh nữ, nam quyền độc đoán.
- Do những thế lực thống trị hắc ám trong xã hội
- Do sức mạnh của đồng tiền trong tay những kẻ bất nhân được xã hội chở che.
- Nghịch lý ấy đã được các nhà văn, nhà thơ nhân đạo phản ánh một cách sâu sắc trong các tác phẩm của mình. Họ đã đứng về phía những người phụ nữ, những con người bị áp bức, đoạ đày để lên án, tố cáo xã hội phong kiến, để đòi quyền sống, quyền được bảo vệ cho phụ nữ.
- Trong các tác phẩm văn học hiện đại người phụ nữ có phải chịu nghịch lý này không ?
Các nhà văn đã giải quyết bằng cách nào ? ...
2. Kĩ năng :
- Viết đúng phương thức : nghị luận : học sinh biết kết hợp các yếu tố giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận đẻ làm rõ yêu cầu đề.
- Bố cục rõ ràng, văn phong mạch lạc trôi chảy- dùng từ đặt câu đúng.
3. Biểu điểm :
- Đạt các yêu cầu về kiến thức- kĩ năng : 4 điểm
- Đạt 2/3 yêu cầu về kiến thức- kĩ năng : 3 điểm
- Đạt 1/2 yêu cầu về kiến thức- kĩ năng : 2 điểm
- Diễn đạt các ý còn chung chung, sơ sài : 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docd_ thiHSG môn Ng_ van 9.doc