Đề thi học kỳ II môn: Vật lý 6

Đề thi học kỳ II môn: Vật lý 6

I. Trắc nghiệm (5đ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Trong quá trình sôi thì nhiệt độ của chất lỏng:

A. tăng.

B. giảm.

C. không thay đổi.

D. có khi tăng có khi giảm.[
]

Sự đông đặc là :

A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

C. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

[
]

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn: Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ 6
I. Trắc nghiệm (5đ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây: 
Trong quá trình sôi thì nhiệt độ của chất lỏng:
A. tăng.
B. giảm.
C. không thay đổi.
D. có khi tăng có khi giảm.[]
Sự đông đặc là :
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
C. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
[]
Khi so sánh nhiệt độ nóng chảy với nhiệt độ đông đặc của một chất ta nói:
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
[]
Đặc điểm của sự bay hơi là:
A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng .
B. Xảy ra ở bất kỳ một nhiệt độ nào của chất lỏng.
 C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng .
D. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng.
[]
Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C.
B. Rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 1000C.
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.
D. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.
[]
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ngưng tụ:
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Trời đổ mưa.
C. Mặt gương mờ đi ta khi hà hơi vào nó.
D. Nước trong ao hồ bị cạn dần đi do trời nắng.
[]
So sánh về độ nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí ta nói:
A. Chất khí nở nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn.
B. Chất khí nở ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn.
C. Chất khí nở nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ít hơn chất rắn.
D. Chất khí nở ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở ít hơn chất rắn.
[]
Sự nóng chảy xảy ra trong quá trình:
A. Đốt nến.
B. Đốt đèn dầu.
C. Đổ khuôn đúc tượng đồng.
D. Làm nước đá.
[]
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng và gió.
C. Nhiệt độ, diện tích mặt thoáng của chất lỏng và gió. 
D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
[]
Sự ngưng tụ là sự chuyển một chất từ :
A. thể lỏng sang thể hơi.
B. thể lỏng sang thể rắn.
C. thể rắn sang thể lỏng.
D. thể hơi sang thể lỏng.
[]
Khi rót nước đá lạnh vào ly thủy tinh để một lúc ta thấy có những giọt nước đọng ngoài ly là do:
A. Nước trong ly thấm ra ngoài.
B. Hơi nước trong không khí xung quanh ly bị ngưng tụ và bám trên mặt ly.
C. Nước đá lạnh làm ly thủy tinh co lại nên nước trong ly tràn ra ngoài.
 D. Nước trong ly bốc hơi nên bám bên ngoài mặt ly. 
[]
Trong các phát biểu sau phát biểu nào là sai?
A. Diện tích mặt thoáng chất lỏng càng rộng thì sự bay hơi càng nhanh.
B. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi càng nhanh.
C. Nhiệt độ của hơi càng giảm thì sự ngưng tụ xảy ra càng chậm.
D. Gió càng mạnh thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
[]
Sương mù thường có vào mùa lạnh vì:
A. Hơi nước có trong không khí gặp lạnh dễ bị ngưng tụ hơn.
B. Nước bị bốc hơi nhanh hơn thì ngưng tụ nhanh hơn.
C. Mùa lạnh hơi nước thường nhẹ hơn nên ngưng tụ nhanh hơn.
D. Ban ngày trời nắng gắt hơn nên sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn .
[]
Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì:
A. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.
D. Khối lượng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
[]
Băng phiến có nhiệt độ nóng chảy là :
A. 00C.
B. 800C.
C. 1000C.
D. 350C.
 []
Người ta chọn nhiệt độ của hơi nước dang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ là vì:
A. Nhiệt độ này là xác định và không đổi trong suốt quá trình đang sôi.
B. Nhiệt độ này có thể thay đổi trong suốt quá trình đang sôi.
C. Nhiệt độ này chẵn không có số lẽ nên dễ chia vạch.
 D. Nhiệt độ này ít người sử dụng.
[]
Vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi vì:
A. Hơi nước trong hơi thở của người bị bay hơi.
B. Trong hơi thở của người không có hơi nước.
C. Gương lạnh nên có nhiều bụi bám vào.
D. Hơi nước có trong hơi thở của người gặp lạnh, ngưng tụ và bám trên mặt gươngï.
[]
Khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt là đi vì:
A. Để giảm bớt sự ngưng tụ của hơi nước trên lá cây.
B. Để tăng sự bay hơi nước trong cây giúp cây phát triển nhanh hơn.
C. Để cây dễ hút nước trong không khí hơn.
D. Để giảm bớt sự bay hơi nước có trong cây, làm cây ít bị mất nước hơn.
[]
Để nhanh thu hoạch muối trên ruộng muối, người ta cần: 
A. Trời có nắng.
B. Trời nắng nóng và có gió.
C. Trời có mây và râm.
D. Trời có gió và làm ô ruộng rộng.
[]
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vở hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng vì:
A. Cốc dày nên nở vì nhiệt không đồng đều giữa mặt trong với mặt ngoài của ly.
B. Cốc dày nên không nở vì nhiệt, còn cốc mỏng thì dễ nở vì nhiệt hơn.
C. Cốc dày nên dễ nở vì nhiệt hơn, còn cốc mỏng thì không nở vì nhiệt.
D. Cốc dày nên nước đựng trong cốc nóng lâu hơn làm cốc nở vì nhiệt nhiều hơn.
[]
II. TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1(1.5đ): Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ?
câu 3 (3.5đ): Hãy dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất sau để trả lời các câu hỏi sau:
 0C 
 90
D
 80
B
C
 30
A
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 t (phút)
a. Người ta đang đun nóng chất có tên gọi là gì? (0.5đ) 
b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó ứng với các đoạn AB, BC, CD? (2,5đ)
c. Đoạn BC ứng với quá trình nào? (0,5đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM THI HK II – Năm học 08 -09
 Môn: Vật lý lớp 6 
MỨC ĐỘ KIỂM TRA
Biết
Hiểu 
Vận dụng 
Tổng điểm
LĨNH VỰC KIỂM TRA
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sự nở vì nhiệt của các chất
1
0.25
2
0.5
1
1.5
4
2.25
Nhiệt kế. 
2
0.5
2
0.5
Sự nóng chảy và sự đông đặc
4
1
1
3.5
5
4.5
Sự bay hơi và sự ngưng tụ
4
1
6
1.5
10
2.5
Sự sôi
1
0.25
1
0.25
Tổng điểm
10
2.5
10
2.5
2
5
22
10
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I
I. TRẮC NGHIỆM (5đ): ( mỗi câu đúng 0,25đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
A
A
C
D
B
D
D
D
C
D
C
B
A
A
C
C
B
II. TỰ LUẬN(5đ):
Câu 1: Vì khí trong quả bóng nóng lên, nở ra, thể tích khí tăng lên nên đẩy quả bóng phồng lên. (Đúng mỗi ý gạch chân 0, 5 điểm).
Câu 3: a. Băng phiến 1đ
 b. + AB nhiệt độ tăng dần – thể rắn 0.5x2 = 1đ
 + BC nhiệt không thay đổi – rắn và lỏng 0.25x3 = 0.75đ
 + CD nhiệt độ tiếp tục tăng dần – thể lỏng và hơi 0. 5x3 = 0.75đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HK II VL 609 10.doc