Đề thi hết học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 7 (bổ túc)

Đề thi hết học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 7 (bổ túc)

 I Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Đọc kỹ văn bản và khoanh tròn vào câu trả lời đúng

 QUA ĐÈO NGANG

 Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

 Cỏ cây chen lá, đá chen hoa . Thương nhà mỏi miệng cái gia gia , Lom khom dưới núi tiều vài chú Dừng chân đứng lại trời, non nước

 Lác đác bên sông chợ mấy nhà . Một mảnh tình riêng, ta với ta.

 ( Ngữ văn 7 tập 1)

1.Văn bản "Qua đèo ngang" được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? . . a tự sự và miêu tả b.Tự sự và biểu cảm c. Miêu tả và biểu cảm d. Biểu cảm và thuyết minh

2 .Văn bản "Qua đèo ngang" được viết bằng thể thơ nào ?

 a. Thất ngôn tứ tuyệt b. Song thất lục bát c. Thất ngôn bát cú d. Lục bát

3. Văn bản "Qua đèo ngang" có mấy quan hệ từ ?

 a. Không có b. Một c. Hai d. Ba

4. Nghệ thuật nổi bật được dùng trong câu 3-4 của văn bản là :

 a. Đảo ngữ b. So sánh c. Điệp ngữ d. Chơi chữ

5. Cảnh Đèo Ngang trong văn bản được miêu tả trong thời điểm nào ?

 a. Đêm khuya b. Chiều tà c. Bình minh d. Rạng đông

 6. Nghệ thuật nổi bật được dùng trong câu 5-6 của văn bản là :

 a. Nhân hóa b. So sánh c. Điệp ngữ d. Chơi chữ

7. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua văn bản trên là tâm trạng như thế nào ?

 a. Say mê trước cảnh đẹp của quê hương đất nước.

 b. Ngậm ngùi trước cảnh đổi thay của quê hương

 c. Buồn thương da diết khi phải xa quê.

 d. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

 

doc 23 trang Người đăng thu10 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi hết học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 7 (bổ túc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Hồng Phong	 THI HẾT HỌC KỲ I
Họ và tên:............................ 	 Môn : Ngữ Văn lớp 7 Bổ túc
Lớp:7 Bổ túc	 Thời gian: 90 phút(KKPĐ)
Điểm
Lời phê của thầy giáo
 I Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Đọc kỹ văn bản và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
	QUA ĐÈO NGANG 
 Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
 Cỏ cây chen lá, đá chen hoa . Thương nhà mỏi miệng cái gia gia , Lom khom dưới núi tiều vài chú Dừng chân đứng lại trời, non nước
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà . Một mảnh tình riêng, ta với ta. 
 ( Ngữ văn 7 tập 1) 
1.Văn bản "Qua đèo ngang" được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? . . a tự sự và miêu tả b.Tự sự và biểu cảm c. Miêu tả và biểu cảm d. Biểu cảm và thuyết minh 
2 .Văn bản "Qua đèo ngang" được viết bằng thể thơ nào ?
 a. Thất ngôn tứ tuyệt b. Song thất lục bát c. Thất ngôn bát cú d. Lục bát 
3. Văn bản "Qua đèo ngang" có mấy quan hệ từ ?
 a. Không có b. Một c. Hai d. Ba
4. Nghệ thuật nổi bật được dùng trong câu 3-4 của văn bản là :
 a. Đảo ngữ b. So sánh c. Điệp ngữ d. Chơi chữ 
5. Cảnh Đèo Ngang trong văn bản được miêu tả trong thời điểm nào ? 
 a. Đêm khuya b. Chiều tà c. Bình minh d. Rạng đông
 6. Nghệ thuật nổi bật được dùng trong câu 5-6 của văn bản là :
 a. Nhân hóa b. So sánh c. Điệp ngữ d. Chơi chữ 
7. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua văn bản trên là tâm trạng như thế nào ?
 a. Say mê trước cảnh đẹp của quê hương đất nước.
 b. Ngậm ngùi trước cảnh đổi thay của quê hương
 c. Buồn thương da diết khi phải xa quê. 
 d. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
 8. "Ta với ta" trong văn bản trên là mấy người ?
 a. Một người b. Hai người c. Nhiều người 
 II Tự luận : ( 6 điểm )
 câu 1: ( 2 điểm ) Chép hai bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình
 câu 2: ( 4 điểm ) Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh,chị... )
	 Lưu ý: Học sinh làm phần tự luận vào tờ giấy riêng
Trường THCS Lê Hồng Phong	 THI HẾT HỌC KỲ II
Họ và tên:............................ 	 Môn : Ngữ Văn lớp 9 Bổ túc
Lớp:9 Bổ túc	 Thời gian: 90 phút(KKPĐ)
Điểm
Lời phê của thầy giáo
 I Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Đọc kỹ đoạn văn sau và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
 ...." Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. Ừ cũng phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy loá cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.
 Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đã đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia năng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay tr
ước cửa sổ nhà mình." 
 ( Trích" Bến quê"- sách Ngữ văn 9 ) 
1. Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời gian sáng tác truyện ngắn " Bến quê"? 
a. Nguyên Hồng, trước 1945	b. Nguyễn Thành Long, trước 1975
c. Nguyễn Minh Châu,trước 1975 d. Nguyễn Minh Châu,sau 1975
2. Truyện " Bến quê" được kể băng ngôi thứ mấy? 
a. Ngôi thứ nhất b. Ngôi thứ hai c. Ngôi thứ ba
3. Phần trích trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Biểu cảm b. Lập luận c. Miêu tả d. Tự sự
4. Phần trích trên có hai đoạn văn liên kết với nhau bằng biện pháp chính nào?
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép liên tưởng
5.Ý nào sau đây nêu đúng tình huống chính của truyện " Bến quê"? a.Nhĩ bị ốm nặng, mọi người phải chăm sóc nên anh luôn day dứt về điều đó.
 b. Nhĩ bị ốm, muốn con thay mình sang bên kia sông thăm lại nơi trước kia anh đã nhiều lần sang chơi
c. Nhĩ bị ốm nặng, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, anh khao khát được một lần đặt chân lên bờ bên kia sông Hồng.
d. Nhĩ bị ốm, anh mong khỏi bệnh để đi thăm những nơi trước đây anh đã dự định mà chưa đi được
6.Nhận định nào sau đây đúng về nhân vật Nhĩ ?
a. Là người đi nhiều, biết nhiều nhưng lại có tình cảm hời hợt với quê hương.
b. Là người suốt đời sống trong đau khổ dằn vặt.
c. Là người suốt đời chỉ mong muốn những điều bé nhỏ, bình thường mà không đạt được.
d. Là người biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống quê hương.
7. Phần gạch chân trong câu văn:"Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt." là thành phần gì?. 
a. Thành phần tình thái. b.Thành phần gọi đáp c.Thành phần phụ chú .d.Thành phần cảm thán
8. Câu văn:. "Hẳn có lẽ vì sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn." có mấy cum động từ
a. Hai b. Ba c.Bốn d. Năm
 II TỰ LUẬN: ( 6 điểm )
 câu 1: (2 điểm ) Chép đầy đủ, chính xác bốn khổ thơ cuối bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy
 câu 2:(4 điểm ) Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ :Đồng chí của Chính Hữu
 Lưu ý: Học sinh làm phần tự luận vào tờ giấy riêng
Trường THCS Lê Hồng Phong	 THI HẾT HỌC KỲ I
Họ và tên:............................ 	 Môn : Ngữ Văn lớp 9 Bổ túc
Lớp:9 Bổ túc	 Thời gian: 90 phút(KKPĐ)
Điểm
Lời phê của thầy giáo
 I Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Đọc kỹ đoạn văn sau và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
 ......"Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con,nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
 -Thôi Ba đi nghe con -Anh sáu khe khẽ nói.
 Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bổng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bổng kêu thét lên:
 -Ba.....a...a....ba
 Tiếng kêu của nó như tiếng xé,xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong lòng bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó,nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc,nó chạy thốc lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên."
 (Trích "Chiếc lược ngà"-Nguyễn Quang Sáng)
1. "Chiếc lược ngà"được viết cùng thể loại với văn bản nào?
a. Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ 	b. Hoàng lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái
c. Làng- Kim Lân d. Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà
2. Tác phẩm"Chiếc lược ngà"được viết trong thời kỳ nào?
a. Trước cách mạng Tháng Tám c.Trong kháng chiến chống Pháp
b. Trong kháng chiến chống Mĩ d.Sau kháng chiến chống Mĩ
3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai ?	
a. Người kể chuyện dấu mình c. Mẹ bé thu
b. Bác ba d. Bé Thu
4. Nội dung chính của đoạn trích trên là?
a. Kể về lỗi lầm của bé Thu c. Sự xúc động của anh sáu khi nhìn thấy con 
b.Kể về sự hối lỗi của bé Thu d. Kể về tình yêu sâu sắc,mãnh liệt của bé Thu đối với cha
5. Trong đoạn trích trên có mấy lời dẫn trực tiếp?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn
6. Trong câu văn " Tiếng kêu của nó như tiếng xé,xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa."Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
a. So sánh- Nói quá- Điệp ngữ c.So sánh- Nhân hóa - Điệp ngữ
b. So sánh- Ân dụ - Điệp ngữ d.So sánh- Hoán dụ - Điệp ngữ 
7.Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a. Mênh mông b.Xôn xao c. Lăn lộn d. Lạ lùng
8. Câu văn"Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao" miêu tả phương diện nào của nhân vật?
a. Miêu tả đôi mắt của nhân vật .b Miêu tả ngoại hình của nhân vật 
c. Miêu tả nội tâm trực tiếp. d. Miêu tả nội tâm gián tiếp
 II TỰ LUẬN: ( 6 điểm )
 câu 1:( 2 điểm )Chép đầy đủ, chính xác bài thơ "Sang thu " của nhà thơ Hữu Thỉnh
 câu 2:(4 điểm ) Tưởng tượng mình gặp người lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật em hãy kể về cuộc gặp gỡ đó ( có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
 Lưu ý: Học sinh làm phần tự luận vào tờ giấy riêng
GIÁO ÁN TỰ CHỌN NGỮ VĂN 6.
CHỦ ĐỀ BÁM SÁT .
Tiết 1,2,3,4: VĂN BẢN TỰ SỰ 
 I. Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS nắm :- khái niệm về văn bản tự sự. 
 - đặc điểm của văn bản tự sự.
 II. Lên lớp:
 1.ôn định tổ chức.
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 3. Bài mới :
 A. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ
 I. KHÁI NIỆM.
 Tự sự (kể chuyện ) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
 Thông thường người kể hay gửi gắm trong câu chuyện của mình một vấn đề mà cuộc sống đặt ra.Qua câu chuyện kể, người kể có thể kể một cách khách quan như người thư kí trung thành của thời đại, nhưng người ta cũng có thể một cách chủ quan, nhấn mạnh tới việc này,bỏ qua việc kia, có thể như người đứng ngoài sự việc, mà cũng có thể kể như người trong cuộc, kể những suy nghĩ , tình cảm ,cẩm xúc của mình.Do đó, văn kể chuyện thường mang đậm phong cách của tác giả.
 II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN TỰ SỰ.
 1. Cốt truyện:
 Cốt truyện là cái sườn của câu chuyện, là hệ thống của các sự việc, sự kiện,biến cố do nhân vật mà có, để tạo thành một bộ phận quan trọng nhất trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự. Có thể coi đây là một trong những nét đặc trưng để phân biệt văn tự sự với các phương thức biểu đạt khác . Tuỳ thuộc vào độ ngắn dài khác nhau của tác phẩm mà cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, nhiều tình tiết hoặc ít tình tiết. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì cốt truyện ở văn bản tự sự cũng phải đảm bảo một chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên nhân, có diễn biến , có mở đầu và có điểm kết thúc. Đặc biệt là cốt truyện phải có một ý nghĩa nhất định. Có được cốt truyện hấp dẫn sẽ tạo nên sự thành công của tác phẩm và ngược lại. 
 Cốt truyện được tạo ra bởi một loạt chất liệu cơ bản.Đó là sự việc và diễn biến . Sự việc và diễn biến là các sự kiện, tình tiết, nhân vật có quan hệ với nhau tạo nên sự phất triển liên tục từ khi bắt đầu câu chuyện cho đến kết thúc câu chuyện.Khi xây dựng câu chuyện, có thể dựa vào những diễn biến có thực, dựa vào các nhân vật có thực nhưng cũng có thể sử dụng trí tưởng tượng để nhào nặn, sắp xếp ... ất hiện:
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
 Câu hát của người xưa cứ ngân trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Nhưng tranh hoạ đồ giờ đây không chỉ có non xanh nước biếc như xưa, chúng tôi mải mê ngắm nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi rói bên cạnh rặng tre non và những nhà máy mới cứ mọc lên trên đất nước chúng ta như những giấc mơ kì diệu.
 ( Hoài Thanh- Thanh Tịnh-Phong cảnh quê Bác)
Ví dụ 3: Phát biểu cảm nghĩ:
 Thời thơ ấu . Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim em lại thổn thức.Bao kỉ niệm êm đềm về thời thơ ấu , nhưng chỉ có rừng thông xanh là em yêu quý nhất. Đã bao lần em xao xuyến về cái tên ấy. Ôi, rừng thông xanh của em.
 Mỗi bài văn miêu tả cho thấy một cách mở bài khác nhau. Nhưng tất cả các cách mở bài đều cần bảo đảm yêu cầu; dẫn vào bài làm một cách ngắn gọn, tạo sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe.
2. Viết phần thân bài: 
 Là phần chính của văn bản nên phần này gồm nhiều đoạn văn và chứa nhiều ý nghĩa quan trọng nhất. Phần này tập trung vào miêu tả những nét nổi bật, riêng biệt của đối tượng. Các ý phải được sắp xếp hợp lí để đối tượng miêu tả hiện lên rõ nét, sinh động.
 Điều quan trọng ở phần thân bài là phải biết cách trình bày các ý thành những đoạn văn. Mỗi đoạn văn nên tập trung làm rõ ý miêu tả. Có thể đó là một ý về không gian, một ý về thời gian, hoặc một đặc điểm nào đó của đối tượng được tách riêng ra để miêu tả. Không nên nhập các ý trong phần thân bài thành một hoặc hai đoạn văn.
 Trong phần thân bài, có thể chia đoạn văn theo trình tự thời gian, không gian, hoặc theo đặc điểm của đối tượng miêu tả.
2.1.Chia đoạn theo trình tự thời gian: là kiểu chia đoạn vào các khoảng thời gian khác nhau. Trong một ngày thì có sáng, trưa, chiều, tối; trong một mùa thì có xuân, hạ, thu, đông; trong một quá trình thì có bắt đầu, diễn biến, kết thúc; theo một chu kì thì có còn nhỏ, trưởng thành, về già,...
Ví dụ ( trang 128) Một ngày ở Đê Ba.
2.2. Miêu tả theo trình tự không gian: đòi hỏi người làm bài quan sát đối tượng ở nhiều góc độ và nhiều hướng khác nhau: từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên...
Ví dụ: Hai chiếc máy bừa sơn đỏ, lấm lem bùn đất, lắp bánh lồng kềnh càng, đang nối đuôi nhau chạy những vòng cuối cùng trên khu đất ruộng nước. Sóng dào dạt xô bờ, cuốn theo những đám bọt vàng sánh như riêu cua. Một đàn chim sáo, én, dẽ giun chao lượn sát mặt ruộng, rối rít tranh mồi, kêu rẹc, rẹc.
 Quanh bờ, khoảng ba bốn chục người, già, trẻ, gái, trai, trong đó có nhiều người chủ hộ nhận ruộng khoán sản phẩm cuối cùng với hợp tác xã, đang chăm chú theo dõi đường bừa của máy.
 ( Đỗ Vĩnh Bảo)
2.3. Miêu tả theo đặc điểm của đối tượng được miêu tả: Mỗi đặc điểm tính chất được tách ra thành một đặc điểm độc lập để miêu tả trong một đoạn văn độc lập.
Ví dụ: Ôi, cái tên bé Sóc sao mà dễ thương thế. Mà cả con người bé cũng dễ thương làm sao. Bé có đôi mắt đen nháy, luôn mở to như muốn dò hỏi mọi người xung quanh. Trông kìa, khi bé chớp mắt, hàng mi dài nổi lên, ánh mắt ngây thơ. Cái miệng bé chúm chím, khi nói, khi cười. Bé đã nói được thành câu, tuy còn là câu ngắn nhưng nghe rất rõ tiếng. Khuôn mặt bé bầu bĩnh như vành trăng tròn có hai lúm đồng tiền, khi cười nói thì lúm rõ sâu.
 ( Dẫn theo Nguyễn Quốc Siêu)
3. Viết phần kết bài:
 Phần kết bài trong văn miêu tả làm nhiệm vụ khép lại nội dung và phát biểu cẩm nghĩ của người viết. Tuỳ theo đối tượng miêu tả, tuỳ theo nội dung triển khai trong phần thân bài, phần kết bài văn miêu tả cũng có nhiều kiểu khác nhau. Nhưng dù kết luận theo kiểu nào thì cũng cần đảm bảo yêu cầu sau: Bộc lộ cảm xúc trực tiếp, hoặc bộc lộ cảm xúc gián tiếp ( qua một chi tiết miêu tả cảnh vật giàu ý nghĩa khái quát...) của người viết.
 Ví dụ 1: Kết thúc bài Một ngày ở Đê Ba, tác giả Đình Chung đã bộc lộ cảm xúc gián tiếp của mình thông qua hình ảnh: Buổi tối ở làng thật vui. Lớp thánh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ- rưng dìu dặt vang lên. 
 Ví dụ 2: Kết thúc bài Phong cảnh quê Bác, tác giả Hoài Thanh- Thanh Tịnh đã cảm nhận về cuộc sống quê Bác: Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
 Ví dụ 3: Kết bài có khi lại là một nhận xét ngắn gọn nhưng bộc lộ được tình cảm của người viết đối với đối tượng miêu tả: Bé Sóc thật đáng yêu làm sao.
4.Viết thành bài văn
 Bài văn hoàn chỉnh thường bao gồm phần mở bài, thân bài và kết bài với nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. Khi làm bài văn miêu tả, các em cần đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ về các ý giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận( hình dáng bên ngoài của một con người) hoặc tả những đối tượng có quan hệ với nhau trong một cảnh... ( tả một người để lại cho mình nhiều ấn tượng,...). Sự liên hệ của các câu về mặt ngôn ngữ là nhờ các biện pháp liên kết, phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng... Đoạn nào không đảm bảo các yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn, thiếu mạch lạc, văn bản sẽ không có sự liên kết. Một bài văn hay là một bài văn giữa các phần , các đoạn trong văn bản phải hướng tới một chủ đề, liên kết với nhau về mặt hình thức.
 Ví dụ:
 Hằng năm, cứ mùa xuân đến , tiết trời ấm áp thì đồng bào Ê-đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.
 Hàng trăm con voi đồ sộ như những tảng đá xám nục nịch kéo đến. Mặt trời chưa mọc, bà con trong các buôn nườm nượp đổ ra. Kẻ khua chiêng, người thổi tù và. Các chi mặc những chiếc váy thêu rực rỡ đeo vòng bạc.
 Trường đua voi là một con đường rộng, phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang nơi xuất phát. Trên lưng mỗi con ngồi hai chàng “man gát”. Người ngồi phía trên cổ, có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh và họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất trong các cuộc săn trâu bò rừng.
 Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì chậm chạp thường ngày biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng “ man-gát” phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển chú voi của mình về đến đích trước đều ghìm đà, huơ vòi chào, khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ , khen ngợi chúng.
 Ngày trước, hội đua voi có khi kéo dài đến hai ba ngày. Đó là một dịp vui chơi và trổ tài huấn luyện, điều khiển voi của Tây Nguyên thượng võ.
 ( Lê Tấn- Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên)
 Bài viết ngắn gọn, sinh động, lột tả được những nét đặc sắc của hội đua voi ở Tây Nguyên. Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài viết được liên kết chặt chẽ với nhau theo trình tự diễn biến của hôi thi.
 + Phần mở bài: giới thiệu hội đua voi.
 + Phần thân bài: gồm ba đoạn văn, đoạn một tả cảnh đàn voi và người xem trên đường đến hội. Đoạn hai tả cảnh trường đua voi trước giờ xuất phát. Đoạn ba tả cảnh đua voi.
 + Phần kết bài: nói lên ý nghĩa của hội đua voi.
 Các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau theo một chủ đề Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
5. Ngôn ngữ miêu tả trong bài.
 Việc lựa chọn ngôn ngữ trong bài văn miêu tả là yêu cầu quan trọng, vì ngôn ngữ góp phần làm cho bài văn tả cảnh sinh động, giàu hình ảnh, có sức hấp dẫn đối với độc giả. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngôn ngữ không đơn giản, đòi hỏi phải đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm tốt yêu cầu này thì trước hết phải có một vốn từ phong phú. Vấn đề tích lũy vốn từ cần được tiến hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức: thông qua giờ học ngữ văn; thông qua giao tiếp hàng ngày, qua sách báo , đọc tài liệu tham khảo đến văn miêu tả. Nhưng có một vốn từ phong phú chưa hẳn đã có một bài viết súc tích, giàu hình ảnh. Điều quan trọng là phải biết lựa chọn từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Khác với một số thể loại làm văn khác, bài văn miêu tả thường sử dụng nhiều động từ, tính từ, dùng nhiều biện pháp tu từ, trong đó đáng chú ý là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
 Nghệ thuật miêu tả không phải chỉ tạo hình ảnh. Nhưng ma thuật của hành văn, sức sống của bài văn miêu tả lại nằm trong hình ảnh. Hình ảnh thật sự làm cho bài văn gây ấn tượng mạnh đối với người đọc, làm cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động. Nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh... tạo nên hình ảnh sinh động. 
 Ví dụ : Biển đẹp
 Buổi sớm nắng sáng.Những cánh buồm nâu trên biển, được nắng chiếu vàng hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
 Lại đến buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ, đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. 
 Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có những quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa ướt đẫm , thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi bồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
 Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền , không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
 Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
 Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
 Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui.
 Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.Trời xanh thắm biển cũng thắm xanh, như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu giận giữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
 Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển , vẻ đẹp của kiêu kì muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
 ( Vũ Tú Nam, Văn miêu tả tuyển chọn )
 Biển đẹp của Vũ Tú Nam là một văn bản giàu hình ảnh, sinh động và hấp dẫn. Tác giả đã rất kì công trong việc vận dụng từ ngữ miêu tả màu nước biển thay đổi theo trạng thái khác nhau của tiết trời: khi gió đông bắc vừa dừng thì biển lặng đỏ đục; khi trời nắng thì biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt hồng, xanh biếc. Khi mưa rào thì biển 

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem traGATVV6.doc