I/ TRẮC NGHIỆM: 4 điểm
Câu 1: Thầy Mạnh Tử trong văn bản “Mẹ hiền dạy con” ( Ngữ văn 6 ) được các nhà nho thời xưa suy tôn là gì:
A. Tân Thánh B. Á Thánh
C. Thiên Thần D. Thiên thơ
Câu 2: Loài cây nào không được miêu tả trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa trong ngữ văn 6.
A. Tre B. Dừa
C. Mía D. ổi
Câu 3: Trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương “ ( Ngữ văn 7) âm thanh của dàn hoà tấu mở đầu đêm ca Huế gồm mấy khúc nhạc.
A. Hai B. Ba
C. Bốn D. Năm
Câu 4: Trong văn bản “Quan âm Thị Kính“ ngữ văn 7 có câu: “Hú vía! Kề cổ mày hay kề cổ ai hở con?”. Đây là câu nói của ai?.
A. Bà Sùng B. Ông Sùng
C. Thiận Sỹ D. Thị Kính
Câu 5: Văn bản “Cô bé bán diêm“ ngữ văn 8 là văn bản:
A. Trích phần giữa văn bản cô bé bán diêm.
B. Trích phần cuối văn bản cô bé bán diêm.
C. Trích gần hết truyện cô bé bán diêm.
D. Là văn bản hoàn chỉnh của truyện cô bé bán diêm.
Câu 6: Bài “Bình ngô Đại Cáo“ của Nguyễn Trãi là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản Tuyên Ngôn Độc lập, được công bố ngày:
A. 16-1-1428 B. 17-1-1428
C. 15-1-1427 D.16-1-1427
Câu 7: Văn bản ”Những Ngôi Sao Xa Xôi” của Lê Minh Khuê “Ngữ văn9” được viết vào năm:
A. 1969 B. 1970
C. 1971 D. 1972
Câu 8: Trong hai khổ cuối bài thơ “Bếp Lửa“ của Bằng Việt ( ngữ văn 9) điệp từ “nhóm” được tác giả dùng mấy lần.
A. Ba B. Bốn
C. Năm D. Sáu
II/ TỰ LUẬN
Câu 1: (4 điểm) Hình ảnh Đất Nước và Con Người Việt Nam qua thơ ca.
Câu2: (2 điểm) Dạy ngữ pháp trong trường THCS nhằm mục đích gì? Hãy trình bày phương pháp hình thành các khái niệm ngữ pháp.
Đề thi giáo viên dạy giỏi MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian 150 phút) I/ TRẮC NGHIỆM: 4 điểm Câu 1: Thầy Mạnh Tử trong văn bản “Mẹ hiền dạy con” ( Ngữ văn 6 ) được các nhà nho thời xưa suy tôn là gì: A. Tân Thánh B. Á Thánh C. Thiên Thần D. Thiên thơ Câu 2: Loài cây nào không được miêu tả trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa trong ngữ văn 6. A. Tre B. Dừa C. Mía D. ổi Câu 3: Trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương “ ( Ngữ văn 7) âm thanh của dàn hoà tấu mở đầu đêm ca Huế gồm mấy khúc nhạc. A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 4: Trong văn bản “Quan âm Thị Kính“ ngữ văn 7 có câu: “Hú vía! Kề cổ mày hay kề cổ ai hở con?”. Đây là câu nói của ai?. A. Bà Sùng B. Ông Sùng C. Thiận Sỹ D. Thị Kính Câu 5: Văn bản “Cô bé bán diêm“ ngữ văn 8 là văn bản: A. Trích phần giữa văn bản cô bé bán diêm. B. Trích phần cuối văn bản cô bé bán diêm. C. Trích gần hết truyện cô bé bán diêm. D. Là văn bản hoàn chỉnh của truyện cô bé bán diêm. Câu 6: Bài “Bình ngô Đại Cáo“ của Nguyễn Trãi là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản Tuyên Ngôn Độc lập, được công bố ngày: A. 16-1-1428 B. 17-1-1428 C. 15-1-1427 D.16-1-1427 Câu 7: Văn bản ”Những Ngôi Sao Xa Xôi” của Lê Minh Khuê “Ngữ văn9” được viết vào năm: A. 1969 B. 1970 C. 1971 D. 1972 Câu 8: Trong hai khổ cuối bài thơ “Bếp Lửa“ của Bằng Việt ( ngữ văn 9) điệp từ “nhóm” được tác giả dùng mấy lần. A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu II/ TỰ LUẬN Câu 1: (4 điểm) Hình ảnh Đất Nước và Con Người Việt Nam qua thơ ca. Câu2: (2 điểm) Dạy ngữ pháp trong trường THCS nhằm mục đích gì? Hãy trình bày phương pháp hình thành các khái niệm ngữ pháp. ĐÁP ÁN I/ Trắc nghiệm: Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: C Câu 8: C II/ Tự luận Câu 1: Kiểu bài: Phân tích chứng minh kết hợp bình luận . Tư liệu: Thơ ca trong chương trình ngữ văn THCS Anh (chị) có thể sử dụng ngoài nguồn sách giáo khoa miễn là phù hợp yêu cầu đề. A/ Nội dung cụ thể : 1/ Về đất nước việt nam. - Một đất nước tươi đẹp: Vẻ đẹp của các vùng miền, vẻ đẹp các mùa: Xuân, hạ, thu, đông. - Một Đất Nước giàu tài nguyên: Đất, rừng, sông, biển, sản vậtgiàu truyền thống lịch sử và văn hoá. 2/ Về con người. - Con người Việt Nam: Yêu lao động, cần cù, sáng tạo; anh hùng, dũng cảm giám hi sinh trong kháng chiến. - Con người Việt Nam: Chung thuỷ, sắt son trong tình yêu, tình bạn, tình gia đình, nghĩa làng xóm. Tinh thần nhân đạo là nét nổi bật trong tình cảm của người Việt Nam. - Con người Việt Nam yêu đời, lạc quan tin tưởng vào tương lai. 3/ Sau khi phân tích hai nội dung trên cần nhấn mạnh niềm tự hào về Đất Nước, con người Việt Nam. Nêu lên những suy nghĩ về trách nhiệm, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp để xây dựng Đất Nước trong quá trình hội nhập. B/ Cách cho điểm: * 4 điểm - Viết đúng phương thức biểu đạt (Phân tích, chứng minh kết hợp bình luận). - Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ. Trình bày mạch lạc, logic. - Dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đúng phạm vi yêu cầu đề. * Các mức điểm khác 3.5; 3; 2.5; 2; 1.5; 1. Tuỳ thực tế bài làm, giám khảo tự chiết điểm cho hợp lý. Câu 2: - Mục đích của việc dạy ngữ pháp ở trường THCS là: (1 điểm) + Cung cấp một cách có hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh vận dụng những đơn vị kiến thức đó sáng tạo vào nghe, đọc, nói, viết. + Kích thích, củng cố và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. + Bồi dưỡng học sinh năng khiếu thẩm mỹ, lòng tự hào, ý thức tự tôn giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. - Phương pháp hình tành các khái niệm ngữ pháp: (1 điểm). Nêu các bước dạy học bài các tri thức lý thuyết. + Bước 1: Giới thiệu bài. Giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được mục đích của bài học, tạo được sự tập trung, gây hứng thú cho học sinh. + Bước 2: Chọn và cho học sinh tìm hiểu và phân tích ngữ liệu. Đây là bước quan trọng để hình thành khái niệm. Giáo viên phải chuẩn bị một số câu hỏi với nhiều cấp độ có câu hỏi trực tiếp nêu vấn đề, câu hỏi dẫn dắt. (Có dẫn chứng) + Bước 3: Trình bày định nghĩa về khái niệm. Để học sinh tự phát biểu. Giáo viên nhận xét bổ sung. + Bước 4: Luyện tập thực hành. Học sinh làm bài tập ngay trong sách giáo khoa. Giáo viên tạo ra một số bài khác phù hợp với nội dung, mục đích của bài thực hành. Thanh chi ngày 20 tháng 10 năm 2007 Người ra đề Nguyễn Thị Hồng Trường THCS Thanh Chi.
Tài liệu đính kèm: