Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Cấp tỉnh môn: Ngữ Văn

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Cấp tỉnh môn: Ngữ Văn

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9- CẤP TỈNH

 MÔN: NGỮ VĂN

 Thời gian làm bài: 150phút (không kể thời gian chép đề)

Câu 1 (2điểm):

 Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật trong đoạn thơ sau:

 “ Em đã sống bởi vì em đã thắng!

 Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng,

 Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa,

 Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa.”

 ( Người con gái Việt Nam- Tố Hữu)

Câu2 (2điểm):

 Ca dao có câu:

 Hỡi cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

 Trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết:

 Long lanh đáy nước in trời

 Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

 Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ trên.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Cấp tỉnh môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9- CẤP TỈNH
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (2điểm):
 Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
 “ Em đã sống bởi vì em đã thắng!
 Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng, 
 Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa,
 Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa...”
 ( Người con gái Việt Nam- Tố Hữu)
Câu2 (2điểm):
 Ca dao có câu:
 Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
 Trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết:
 Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. 
 Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ trên.
Câu 3 (6điểm):
 Nhà thơ Tố Hữu Viết:
 “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
 Em hiểu ý thơ trên như thế nào?Qua một số tác phẩm văn học hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.
 Câu 4 (10 điểm)
 Ánh trăng của Nguyễn Duy - một bài thơ có giá trị thức tỉnh mọi người.
 Hãy chứng minh.
 ......................................................................
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG – VÒNG TỈNH
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2điểm): Học sinh vận dụng được kiến thức về những biện pháp tu từ để phân tích nét nghệ thuật của đoạn thơ:
Chỉ ra đoạn thơ sử dụng các biện pháp tu từ sau:(1điểm)
 + Điệp từ: em
 + Hoán dụ: Cả nước (lấy cái chứa đựng chỉ cái bị chứa đựng)
 + So sánh: Hát – như tiếng mẹ ngày xưa
Phân tích được tác dụng các biện pháp tu từ (1điểm)
 Đoạn thơ thể hiện tình cảm của nhân dân cả nước với người con gái Việt Nam anh hùng. Đó là tình cảm yêu mến, thiết tha và rất đỗi tự hào của nhân dân với con người đã vượt qua những đòn tra tấn dã man, chiến thắng kẻ thù về với nhân dân. Mọi người đã dành cho em những tiếng hát dịu dàng chứa chan tình mẹ, thaams đẫm chất dân ca quê hương, nơi đocs dòng sông Thu Bồn nuôi nhân vật “ em” khôn lớn và đón em về giữa lòng quê hương.
Câu 2 (2điểm): Học sinh đáp ứng được yêu cầu sau:
Đây là cặp lục bát thuộc loại tuyệt bút trong việc tả cảnh thiên nhiên và biểu hiện tình cảm con người.
Cặp lục bát của người nghệ sĩ dân gianchỉ bằng mấy nét chấm phá đã làm hiện lên vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của cảnh tát nước đêm trăng. Mấy chữ múc ánh trăng vàng khiến cả không gian, thời gian, nhân vật, công việc tát nước thấm đẫm trăng vàng. Bài ca lao động hoà quyện vào bài ca giao duyên, tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê...(1điểm)
Cặp lục bát trong truyện Kiều của Nguyễn Du vẽ bức tranh thu kì thú, mơ màng thần tiên. nước thu trong lặng phản chiếu trời mây,sương khói núi non và nắng vàng thu. Câu thơ tĩnh mà động. Hàm ẩn trong đó cả tâm trạng khấp khởi vui sướng của Thúc Sinh khi được trở lại Lâm Tri với tThuý Kiều vì tưởng mình đã lừa được Hoạn Thư. (1điểm)
 Câu 3 (6điểm):
 Học sinh trình bày theo những yêu cầu sau:
 - Giới thiệu chung về con người Việt Nam Sau cách mạng tháng tám. Họ hiện lên với nhiều phẩm chất.Một trong những phẩm chất là lý tưởng cống hiến -> trích dẫn câu thơ.(0,5điểm)
 - Giải thích ý nghĩa của câu thơ: Thể hiện một quan niệm sống đẹp...(0,5điểm) 
 - Chứng minh qua một số tác phẩm tiêu biểu:(5điểm)
 + Những con người đều có lýtưởng sống đẹp,có tình yêu quê hương đất nước trong sáng, có niểm tin vào Đảng,vào bác và cuộc sống: Trên mặt trận chiến đấu lý tưởng cao đẹp nhất là họ giữ gìn độc lập tự do.(VD: các tác phẩm thời chống pháp, chống Mĩ); Trên mặt trận lao động ho đóc lòng,dốc sức xây dựng đất nước, xây dựng XHCN(VD các tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa); Trong cuộc sống hàng ngày họ có tình yêu trong sáng và cao đẹp( bếp lửa, làng, Mùa xuân nho nhỏ)
 + Những con người biểu hiện “sống là cho” một cách cao đẹp: những chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến đều hi sinh tình cảm riêng cho tình yêu đất nước(VDmột số tác phẩm: Đồng chí, chiếc lược ngà, bài thơ về tiểu đội xe không kính, bếp lửa,khúc hát ru...những ngôi sao xa sôi); trên lĩnh vực xây dựng đất nước và cuộc sống hàng ngày họ làm việc với tinh thần lạc quan, âm thầm cống hiến(VD Đoàn thuyền đánh cá,Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ). 
 + Với sự cống hiến như vậy: Sự nghiệp kháng chiến đã thành công, đất nước được xây dựng tươi đẹp như ngày hôm nay. Họ không đòi hỏi tổ quốc đã cho họ những gì mà tự hỏi ta đã làm cho đất nước.Vói họ được cống hiến là niềm vui, là hạnh phúc bởi trong sự cống hiến ấy họ cũng đã “nhận cho riêng mình” dù là nhỏ bé.
Câu 4 (10điểm) 
 * Y êu cầu về kiến thức:
 - Giới thiệu tác giả, bài thơ và ý nghĩa bài thơ (1 đi ểm)
 - Biết cách chứng minh để làm sáng tỏ nhận định về giá trị của bài thơ ánh trăng: giá trị thức tỉnh mọi người (8 đi ểm)
 + Bài thơ là câu chuyện nhỏ tâm tình. Từ câu chuyện riêng của một cá nhân bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng gian lao, tình nghĩa.
 + Bài thơ không chỉ là chuyện cá nhân mà còn là chuyện cả một thế hệ: thế hệ đã từng trải qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân tình nghĩa, giờ được sống trong hoà bình, được tiếp xúc với nhiều phương tiện hiện đại,hồi tưởng về quá khứ.
 + Quá khứ đ ược thể hiện từ “hồi nhỏ”, “ hồi chiến tranh”...gian khổ , khó khăn đấy nhưng ngày ấy “vầng trăng thành tri k ỉ”, thân quen, gần gũi với con người... 
 + Khi hoà bình, được sống trong những phương tiện hiện đại, c ó “ánh điện, cửa g ương” vầng trăng bỗng trở nên xa lạ “ như người dưng qua đường”. Đó là thái độ sống thờ ơ, lạnh nh ạt.., 
 + Để đến khi trong một đêm mất điện, bật tung cánh cửa của căn phòng, ánh trăng xưa lại hiện ra để con người có dịp trở về quá khứ
Trong rưng rưng cảm động “ như là đồng là bể, như là sông là rừng”Hình ảnh vầng trăng “cứ tròn vành vạnh”, “ im phăng phắc” nhưng cũng đủ làm cho tác giả giật mình: đó là sự nhắc nhở quá khứ vẫn vẹn nguyên, đẹp đẽ chẳng thể phai mờ.Con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên luôn tròn đầy,bất diệt. Nguyễn Duy đã mượn cái giật mình để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người.
Bài thơ đặt ra vấn đề về thái độ đối với quá khứ, đối với người đã khuất, với chính mình, gợi lên cảm xúc và đạo lí truyền thống của dân tộc ‘uống nước nhớ nguồn”
 * Y êu cầu về k ĩ năng:
 - Biết vận dụng một bài văn chứng minh, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng,mạch lạc.
 * Biểu điểm;
 - Điểm 9-10: bài viết đạt tất cả các yêu cầu trên
 - Điểm 7-8 : bài viết đạt tất cả các yêu cầu trên, kĩ năng làm bài chưa thật tốt.
 - Điểm 5-6: bài viết đạt 1/2 yêu cầu của đề 
 - Điểm 3-4: Bài viết thiếu nội dung yêu cầu của đề, sai sót nhiều
 - Điểm 1-2 : Bài viết lạc đề.
 ....................................................................................
 H ết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 6.doc