Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009

Câu 1 ( 7 điểm). Trình bày được những ý cơ bản sau :

- Tư thế của Người : Tư thế của Người được nhắc đi nhắc lại trong những lần người lính thức dậy. Thoạt đầu là tư thế lặng yên, trầm ngâm, tóc bạc, Phía sau vẻ trầm ngâm ấy chắc hẳn đang có biết bao suy tư, trăn trở (Không ngủ vì lo nỗi nước nhà - Cảnh khuya). Lần thứ ba, tư thế của Bác vừa có sự lặp lại vừa có sự thay đổi : Bác vẫn ngồi đinh ninh, Chòm râu im phăng phắc, Đó là tư thế của một con người suốt đời lo cho dân cho nước. Nhưng tư thế ấy cũng gợi lên vẻ đẹp của một hiền triết phương Đông – một nét phong cách thường thấy ở Hồ Chí Minh (1 đ).

- Cử chỉ, hành động, lời nói của Người : giản dị, ấm áp. Những chi tiết về hành động dém chăn nhẹ nhàng có sức gợi cảm rất lớn. Đó là sự chăm sóc của một người cha với những đứa con yêu. Chú ý, sự chăm sóc chu đáo ấy, Người dành cho tất cả : Từng người, từng người một. Lời nói trong hai lần cũng khác nhau. Lần thứ nhất Bác chỉ nói vắn tắt để người lính yên lòng : Chú cứ việc ngủ ngon, Ngày mai đi đánh giặc. Lần thứ hai, khi người lính nằng nặc mời Bác ngủ, Bác mới giải thích vì sao Bác không thể ngủ được. Bác thương cho đồng bào chiến sĩ thiếu thốn trong cảnh mưa lạnh : Càng thương càng nóng ruột, Mong trời sáng mau mau (1 đ).

- Nét cao đẹp nhất của Bác là tình thương : Tình thương của Người có hai điểm đáng chú ý :

 + Tình thương luôn gắn với những hành động cụ thể chứ không đơn giản chỉ bằng lời nói (1đ).

 + Tình thương được mở rộng dần : từ tình thương người chiến sĩ đến tình thương dành cho đoàn dân công. Đó là tình yêu lớn của một trái tim vĩ đại (Thơ Tố Hữu : Bác ơi tim Bác mênh mông thế, Ôm cả non sông, mọi kiếp người) (1 đ).

Trong bài thơ này, Minh Huệ nhiều lần nói đến lửa hồng. Hình ảnh ngọn lửa mang hai ý nghĩa : nói về ngọn lửa thực và nói đến trái tim yêu thương của Bác (qua so sánh : Ấm hơn ngọn lửa hồng) (1 đ).

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục và đào tạo đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện 
 tĩnh gia	 Môn Ngữ văn - Lớp 6 Năm học 2008-2009
	 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Thí sinh không phải chép lại đề vào Tờ giấy thi !
Câu 1 ( 7 điểm). 
	Vẻ đẹp của Bác Hồ qua cảm nhận của người chiến sĩ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ văn 6, tập II) được thể hiện ở những khía cạnh nào ?
	Việc lặp lại ba lần câu thơ Đêm nay Bác không ngủ có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào ?
Câu 2 ( 3 điểm). 
	Nhân hoá trong bài ca dao sau nhằm mục đích gì ?
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
 Buồn trông con nhện chăng tơ,
 Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
 Buồn trông chênh chếch sao mai,
 Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ ?
Câu 3 (10 điểm). 
	Một buổi sáng, em đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể với em về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện bất hạnh của cây hoa.
hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2008-2009
Môn Ngữ văn Lớp 6
Câu 1 ( 7 điểm). Trình bày được những ý cơ bản sau :
- Tư thế của Người : Tư thế của Người được nhắc đi nhắc lại trong những lần người lính thức dậy. Thoạt đầu là tư thế lặng yên, trầm ngâm, tóc bạc,Phía sau vẻ trầm ngâm ấy chắc hẳn đang có biết bao suy tư, trăn trở (Không ngủ vì lo nỗi nước nhà - Cảnh khuya). Lần thứ ba, tư thế của Bác vừa có sự lặp lại vừa có sự thay đổi : Bác vẫn ngồi đinh ninh, Chòm râu im phăng phắc, Đó là tư thế của một con người suốt đời lo cho dân cho nước. Nhưng tư thế ấy cũng gợi lên vẻ đẹp của một hiền triết phương Đông – một nét phong cách thường thấy ở Hồ Chí Minh (1 đ).
- Cử chỉ, hành động, lời nói của Người : giản dị, ấm áp. Những chi tiết về hành động dém chăn nhẹ nhàng có sức gợi cảm rất lớn. Đó là sự chăm sóc của một người cha với những đứa con yêu. Chú ý, sự chăm sóc chu đáo ấy, Người dành cho tất cả : Từng người, từng người một. Lời nói trong hai lần cũng khác nhau. Lần thứ nhất Bác chỉ nói vắn tắt để người lính yên lòng : Chú cứ việc ngủ ngon, Ngày mai đi đánh giặc. Lần thứ hai, khi người lính nằng nặc mời Bác ngủ, Bác mới giải thích vì sao Bác không thể ngủ được. Bác thương cho đồng bào chiến sĩ thiếu thốn trong cảnh mưa lạnh : Càng thương càng nóng ruột, Mong trời sáng mau mau (1 đ).
- Nét cao đẹp nhất của Bác là tình thương : Tình thương của Người có hai điểm đáng chú ý :
	+ Tình thương luôn gắn với những hành động cụ thể chứ không đơn giản chỉ bằng lời nói (1đ).
	+ Tình thương được mở rộng dần : từ tình thương người chiến sĩ đến tình thương dành cho đoàn dân công. Đó là tình yêu lớn của một trái tim vĩ đại (Thơ Tố Hữu : Bác ơi tim Bác mênh mông thế, Ôm cả non sông, mọi kiếp người) (1 đ). 
Trong bài thơ này, Minh Huệ nhiều lần nói đến lửa hồng. Hình ảnh ngọn lửa mang hai ý nghĩa : nói về ngọn lửa thực và nói đến trái tim yêu thương của Bác (qua so sánh : ấm hơn ngọn lửa hồng) (1 đ).
Việc lặp lại ba lần câu thơ Đêm nay Bác không ngủ có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Thứ nhất, nhấn mạnh chủ đề tác phẩm : Từ một đêm nay cụ thể, người đọc có thể hình dung có bao nhiêu đêm như thế. Vậy là vì đất nước, nhân dân, đã có bao đêm Người không ngủ được (1 đ). 
Thứ hai, sự lặp lại có khả năng tạo giai điệu, khắc sâu tình cảm của mọi người trước sự hi sinh lớn lao và tình yêu vĩ đại mà Bác đã dành cho tất thảy chúng ta (1 đ).
Câu 2 ( 3 điểm). Trả lời được những ý cơ bản sau :
Nhân hóa trong trường hợp này là để tả tâm trạng bên trong (1 đ), có thể nhằm 2 mục đích:
	+ Làm cho sự vật được miêu tả có hồn hơn, thân thiết với con người hơn (1 đ) ;
	+ Đồng thời nhiều khi cũng là để người viết kín đáo thể hiện tâm trạng con người. Những lời gọi con nhện (Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?), gọi sao (Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ ?) thực chất là nỗi niềm, nỗi buồn nhớ, trông chờ của con người trong đêm tối, khuya khoắt, im ắng (1 đ).
Câu 3 (10 điểm). 
I/ Yêu cầu về hình thức (2 đ)
Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp (0,5 đ).
Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, hấp dẫn; lỗi về chính tả, ngữ pháp không đáng kể (1,5 đ).
II/ Yêu cầu về nội dung (8 đ)
A. Mở bài (1 đ).
+ Một buổi sáng, em đến trường tưới hoa.
+ Em thấy một cây hoa ủ rũ, đến xem cụ thể, nghe hoa kể. 
B. Thân bài (6 đ).
+ Một đêm nó thấy đất bị đào xoáy.
	+ ít hôm sau nó cảm thấy như có kẻ xâm phạm nhà mình.
	+ Rồi bỗng một hôm nó thây đau nhói ở chân.
	+ Vết thương ảnh hưởng đến toàn thân nó.
	+ Em đã giúp cây hoa tìm ra thủ phạm, trừng trị lão sâu.
	+ Em ra sức chăm sóc hoa, nhưng rễ và gốc nó bị xâm hại nặng, nó không qua khỏi.
C. Kết bài (1 đ).
	+ Cây hoa chết, em rất buồn.
	+ Em nghĩ chăm sóc hoa không chỉ chăm tưới mà phải bắt sâu nữa. 
Lưu ý GK: Học sinh có thể kể theo nhiều tình huống khác nhau, giám khảo xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ đáp ứng để quyết định cho điểm, chú ý xem xét những bài làm thực sự có năng khiếu văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG ngu van 6(2).doc