Đề tham khảo thi học sinh giỏi môn Địa lý Khối 9 - Năm học 2007-2008

Đề tham khảo thi học sinh giỏi môn Địa lý Khối 9 - Năm học 2007-2008

A. Phần trắc nghiệm: ( 4đ) Chọn ý đúng trong các câu sau.

1, Dân tộc nào sau đây cư trú thành từng Vệt hoặc xen kẽ với dân tộc kinh.

a. Chăm b. Khơ Me c. Hoa d. Chăm – Khơ Me

2, Với số dân là 80,9 triệu người năm 2003, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1% thì mỗi năm dân số sẽ tăng thêm:

a. 80 – 82 Vạn ngừơi c. Hơn 90 vạn người

b. 85 – 90 Vạn người d. Hơn 1 triệu người.

3, So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số năm 1999 có sự khác biệt.

a. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động nhiều hơn

b. Chênh lệch tỉ số nam, nữ ít hơn

c. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn.

d. Cả 3 ý a, b, c,

4, So với thế giới, tỉ lệ dân số trên 10 tuổi biết chữ của nước ta thuộc loại.

 a. Cao b. Trung bình c. Thấp d. Rất thấp

 5, Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm:

a. 1986 b. 1990 c. 1996 d. 2001

6, Vùng nào sau đây của nước ta có điều kiện khí hậu thích hợp để sản xuất nông sản cận nhiệt, ôn đới:

a. Trung du và miền núi Bắc Bộ b. Đồng bằng Sông Hồng

c. Tây Nguyên d. Vùng a và b.

7, Hồ thuỷ lợi lớn nhất hiện nay ở nước ta là:

a. Hoà Bình b. Dầu Tiếng

c. Thác Bà d. Trị An

8, Có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là:

a. Tài nguyên thiên nhiên b. Nguồn lao động

c. Đường lối, chính sách nhà nước d. Thị trường tiêu thụ

9, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất nước ta là nhờ:

a. Có số dân đông nhất b. Có công nghiệp tiến bộ nhất

c. Có nhiều điểm tham quan, du lịch d. Cả ba yếu tố trên

10, Nước ta hoà mạng Internet vào năm:

a. 1993 b.1995 c. 1997 d. 2001

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi học sinh giỏi môn Địa lý Khối 9 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo thi HSG Khối 9 năm học 2007-2008
 Môn: Địa lý
 (Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần trắc nghiệm: ( 4đ) Chọn ý đúng trong các câu sau.
1, Dân tộc nào sau đây cư trú thành từng Vệt hoặc xen kẽ với dân tộc kinh.
a. Chăm	 	b. Khơ Me	 c. Hoa	d. Chăm – Khơ Me
2, Với số dân là 80,9 triệu người năm 2003, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1% thì mỗi năm dân số sẽ tăng thêm:
a. 80 – 82 Vạn ngừơi	c. Hơn 90 vạn người	
b. 85 – 90 Vạn người	d. Hơn 1 triệu người.
3, So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số năm 1999 có sự khác biệt.
Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động nhiều hơn
Chênh lệch tỉ số nam, nữ ít hơn
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn.
Cả 3 ý a, b, c, 
4, So với thế giới, tỉ lệ dân số trên 10 tuổi biết chữ của nước ta thuộc loại.
 	a. Cao	b. Trung bình 	c. Thấp 	d. Rất thấp
 5, Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm: 
a. 1986	b. 1990	c. 1996	d. 2001
6, Vùng nào sau đây của nước ta có điều kiện khí hậu thích hợp để sản xuất nông sản cận nhiệt, ôn đới:
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ 	b. Đồng bằng Sông Hồng
c. Tây Nguyên	d. Vùng a và b.
7, Hồ thuỷ lợi lớn nhất hiện nay ở nước ta là: 
a. Hoà Bình	b. Dầu Tiếng
c. Thác Bà	d. Trị An
8, Có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là:
a. Tài nguyên thiên nhiên 	b. Nguồn lao động
c. Đường lối, chính sách nhà nước	d. Thị trường tiêu thụ 
9, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất nước ta là nhờ:
a. Có số dân đông nhất	b. Có công nghiệp tiến bộ nhất
c. Có nhiều điểm tham quan, du lịch	d. Cả ba yếu tố trên
10, Nước ta hoà mạng Internet vào năm:
a. 1993	b.1995	c. 1997	d. 2001
Phần tự luận:
Câu 1: Tính tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số nước ta ( % ) rồi điền kết quả vào biển sau:
 Năm
Tỉ suất
1979
1999
Tỉ suất sinh (%)
32,75
19,9
Tỉ suất tử (%)
7,2
5,6
Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số
 	a, Dựa vaò bảng số liệu vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình tăng tự nhiên của dân số nước ta thừi kỳ 1979 – 1999.
b, Nhận xét và giải thích về tình hình tăng tự nhiên của dân số nước ta?
c, Vì sao tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
Câu 2: Hãy nêu nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta.
Câu 3: - Nêu những mặt mạnh và hạn chế về yếu tố dân cư và lao động nước ta trong phát triển công nghiệp 
 - Vì sao Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng là hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước?
Câu 4: So sánh tài nguyên để phát triển công nghiệp điện ở 2 tiểu vùng Đông Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? 
Đáp án: Môn địa lý.
Trắc nghiệm: ( 4 đ )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án đúng
d
a
d
a
c
d
b
c
a
c
Mỗi ý = (0,4 đ)
Phần tự luận: (6 đ)
Câu 1: Học sinh tính được:
 Năm
Tiêu chí
1979
1999
Tỉ suất sinh (‰)
32,5
19,9
Tỉ suất tử (‰)
7,2
5,6
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)
2,53
1,43
A, Vẽ biểu đồ hình cột đúng, đẹp, có tên biểu đồ.
B, Nhận xét, giải thích:
Từ năm 1979 đến năm 1999 tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta giảm dần:( Có số liệu)
- Nguyên nhân: Do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình ị Tỉ lệ sinh giảm dần.
C, Mặc dù tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh là do:
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao.
Quy mô dân số ngày càng lớn.
Câu 2: Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là sự chuyển dịch về cơ cấu. Sự chuyển dịch này được thể hiện qua 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp – Xây dựng và khu vực dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
Nước ta đã hình thành 7 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng kinh tế trọng điểm Miền trung và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
+ Chuyển dịch về thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Hiện nay chúng ta có các thành phần kinh tế.
- Kinh tế nhà nước 	- Kinh tế cá thể
- Kinh tế tập thể	- Kinh tế tư nhân 
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 3: a. Nêu những mặt mạnh và hạn chế về yếu tố dân cư và lao động nước ta trong phát triển công nghiệp
+ Mặt mạnh: - Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tạo điều kiện để phát triển các ngành cần nhiều lao động và cả các ngành công nghệ cao, là điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Nước ta có số dân đông, sức mua đang nâng lên đ là thị trường rộng lớn và quan trọng trong nước, khuyến khích sản xuất công nghiệp phát triển.
+ - Người lao động Việt Nam có tay nghề cao chưa nhiều, chỉ tập trung ở thành phố lớn – vùng núi thiếu lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn, kỹ thuật.
Do đi lên từ nước nông nghiệp đ Người việt nam còn thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật còn hạn chế, đ năng suất lao động thấp .
b. Đông nam bộ và vùng Đồng bằng sông hồng là 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước.
+ Có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông vận tải phát triển, dễ giao lưu với các vùng khác. 
+ dân số đông ị là thị trường tiêu thụ quan trọng
+ Có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao 
+ Là 2 vùng có công nghiệp phát triển sớm có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác.
+ Có sẵn nguồn nguyên liệu, năng lượng tại chỗ và các vùng lân cận.
+ Hai vùng đều thu hút đầu tư của nước ngoài nhiều hơn các vùng khác.
+ Do tác động của hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm phiá Nam .
Câu 4. Nêu được các ý sau:
Tiểu vùng Tây Bắc có nguồn thuỷ năng dồi dào đ Phát triển mạnh về thuỷ điện: Nhà máy thuỷ điện hoà bình, thuỷ điện sơn la (đang xây dựng) 
Tiểu vùng Đông Bắc: Ngoài nguồn thuỷ năng của sông suối để phát triển thuỷ điện còn có nguồn than để phát triền nhiệt điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Dia.doc