Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sinh học

Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sinh học

Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan trọng vào quá trình dạy và học, là xu thế tất yếu. Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng các hoạt động học tập cho hiệu quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận học tập, bảo đảm sự tiếp cận với chương trình dạy và học.Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học.(Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).(Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012)

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Càng Long	 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS An Trường c	 Độc lập-Tự do -Hạnh phúc
Tổ Hóa-Sinh-CN	An Trường, ngày 09 tháng 18 năm 2011
Chuyên đề
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC.”
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan trọng vào quá trình dạy và học, là xu thế tất yếu. Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng các hoạt động học tập cho hiệu quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận học tập, bảo đảm sự tiếp cận với chương trình dạy và học.Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học.(Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).(Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012)
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, mang tính ứng dụng cao cho nên việc ứng dụng CNTT để khai thác kiến thức là một lợi thế lớn. Đòi hỏi giáo viên cũng như học sinh phải tự điều chỉnh thích ứng với phương pháp Dạy-học mới. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong tiếp cận và khai thác kiến thức. Ở môn Sinh học các thí nghiệm mô phỏng mang tính trừu tượng cao như: quá trình quang hợp, quá trình hô hấp ở cây xanh, con đường vận chuyển nước và muối khoáng,.học sinh sẽ rất khó khăn trong việc hình dung ra các diễn biến sinh lý bên trong cây xanh. 
Năm học 2011-2012 là “Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy năm học qua đã có bước chuyển biến. Tuy nhiên cách “dạy” và “học” vẫn còn bỡ ngỡ, mới mẻ so với cách học truyền thống. Nhằm để làm quen và nâng cao hơn hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng dạy, thông qua tổ bộ môn tôi đề xuất chọn chuyên đề ứng dụng CNTT: “Sử dụng phần mềm MS PowerPoint và Violet vào giảng dạy môn Sinh học”. 
II. NỘI DUNG:
1. Nguyên nhân:
Từ những thực trạng trên, qua đối chiếu thống kê chất lượng từ những bài test tôi thấy có những nguyên nhân sau:
- Học sinh:
+ Lớp 6,7 do mới tiếp cận môi trường học tập mới nên còn gặp khó khăn trong cách ghi bài.
+ Đa số các em ở vùng sâu, ngại ngùng trong giao tiếp, e dè và nhất là khả năng nhạy bén, xử lý tình huống còn yếu. 
+ Điều kiện tiếp xúc với những thành quả tiến bộ của khoa học kỹ thuật hạn chế.
+ Các em chưa quen với thao tác trên máy. 
+ Cơ sở vật chất còn thiếu, học sinh ít được học tập các tiết có ứng dụng CNTT
	- Giáo viên:
	+ Bản thân còn hạn chế về trình độ tin học là một trở ngại lớn.
	+ Các phần mềm soạn giảng chưa được cung cấp đầy đủ, chi phí cao.
	+ Số tiết soạn giảng về ứng dụng CNTT còn ít.
	+ Không có các thiết bị tối thiểu phục vụ : Máy chiếu Projector, .. 
2.Thuận lợi: 
Trong những năm qua, Trường được ngành đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại: máy vi tính, phòng học khang trang, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Song song đó, Trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, được sự đồng thuận từ phụ huynh học sinh, tập thể giáo viên đoàn kết và có điều kiện làm quen với máy tính từ năm 2002, học sinh được làm quen với tin học từ lớp 6-9. 
Với sự hỗ trợ của máy tính, mạng Internet, các công cụ hổ trợ như máy chiếu Projector, Tivi màn hình lớn,..học sinh có điều kiện tiếp xúc với các chương trình giảng dạy đa phương tiện: thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh động, các video trực quan
CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình dạy và học bằng cách đưa ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng cách hỗ trợ giáo viên sử dụng những phương pháp đánh giá của học sinh để cải tiến chương trình giảng dạy. Những thông tin phản hồi tích cực được thiết kế cho các phản ứng riêng của học sinh, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận dụng tri thức mới. 
Học sinh hứng thú với môn học, phát triển khả năng tư duy, độc lập, sáng tạo, nhạy bén và gần gũi hơn. Ứng dụng các công nghệ mới đòi hỏi học sinh phải có thời gian thích ứng với các phương tiện, phương pháp học tập mới hoàn toàn, đòi hỏi phải chủ động, sáng tạo, nhạy bén và tư duy phân tích, tổng hợp.
Qua tiết học, học sinh được cung cấp lượng thông tin rất lớn (kênh hình và kênh tiếng), một cách sinh động, trực quan. Học sinh có thể quan sát trực tiếp các diễn biến của thí nghiệm, quá trình mô phỏng hoạt động bên trong cơ thể sinh vật, hoặc diễn biến vòng đời, sự chuyển hóa các chất trong tự nhiên, các hoạt động về sinh thái, môi trường,.qua những đoạn phim có sẳn. 
3. Khó khăn: 
Cùng với sự phát triển đó, môn Sinh học từng bước tiếp cận và ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định như: 
+ Thiếu phòng bộ môn
+ Không có máy chiếu Projector. 
+ Tâm lý e ngại, thụ động, quen với phương pháp học truyền thống,....đã làm hạn chế phần nào kết quả học tập trong những tiết có ứng dụng CNTT.
+ Một bộ phận nhỏ học sinh còn “ngộp” trước cách học mới này.
+ Thời gian dành cho đầu tư tiết dạy còn rất nhiều. (khi soạn lần đầu)
+ Trình độ hiểu biết về Tin học là một trở ngại lớn. 
	+ Bài dạy mang tính mạo hiểm lớn ( bị cúp điện) nên cần có sự chuẩn bị phương án.
4. GIẢI PHÁP: 
	1. Giải pháp: 
Với học sinh: 
Chú ý chuẩn bị bài học, tập trung vào những yêu cầu giáo viên nêu ra
Ghi chép các nội dung cần ghi nhớ theo quy ước
Quan sát thật kỹ diễn biến các thí nghiệm, các mô hình, các tranh ảnh, hình ảnh minh họa à nhận xét 
Chuẩn bị vở bài tập Sinh học 6 
Nắm bắt trình tự bài học theo sách giáo khoa
Giáo viên:
Thiết kế bài giảng phù hợp tâm lý, lứa tuổi, gần gũi với học sinh sao cho học sinh tiếp cận bài học nhẹ nhàng, thoải mái nhưng sinh động.
Không sử dụng nhiều các hiệu ứng cầu kỳ, âm thanh không cần thiết hoặc gây phản cảm, phân tán chú ý của học sinh. 
Quy ước với học sinh đối với các ký hiệu: câu hỏi, yêu cầu thảo luận, quan sát, ghi nhớ,.
Tổ chuyên môn:
Tăng cường kế hoạch thành viên trong tổ soạn giảng ứng dụng CNTT vào những tiết học bình thường.
Có kế hoạch tổ chức học tập, rút kinh nghiệm theo chủ đề: soạn bài tập trắc nghiệm, tạo ô chữ trò chơi, ..
Tham mưu với Ban giám hiệu trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, đề xuất các giải pháp, sáng kiến, kinh nghiệm.
	2. Minh họa một số hoạt động đã dạy ở các bài trước hoặc bài dạy minh họa:
	Bài 1: 	QUANG HỢP
	- Mục tiêu: Tìm hiểu các bước trong thí nghiệm
+ Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
+ Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
	- Nhận xét:
	* Thí nghiệm 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
	+ Cơ quan chính thực hiện quang hợp: lá cây
	+ Việc bị lá thí nghiệm bằng băng đen nhằm mục đích gì ?
	+ Chỉ có phần nào của lá chế tạo được tinh bột ? Vì sao em biết ?
	+ Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì ?
	* Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
	+ Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột
+ Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?
+ Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì ?
- Giáo dục : môi trường, liên hệ thực tế: thả thêm vào bể cá các loại rong; trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng,
Bài 2: 	ĐỘT BIẾN GEN
	- Mục tiêu: 
+ Trình bày được khái niệm đột biến gen và nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
+ Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với cầu trúc sinh vật và con người.
	+ Nêu được các dạng đột biến gen, cho ví dụ.
+ Rèn kỹ năng phân tích và quan sát kênh hình.Kỹ năng hoạt động nhóm.
	- Nhận xét: 
	+ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen.
+ Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtíc
+ Nguyên nhân đột biến gen
+ Vai trò của đột biến gen: có lợi, có hại.
IV. KẾT QUẢ:
1.Kinh nghiệm bản thân:
Chỉ nên coi ứng dụng CNTT là một phương tiện phục vụ bài giảng.
Không nên lạm dụng các hiệu ứng: hiệu ứng cần đơn giản, tạo sự thoải mái. Tránh gây “sốc” với người học ( chớp, nhảy, quay vòng, chát chúa, )
Thiết kế không tốt, chuẩn bị các tư liệu sơ sài ( nên có kịch bản soạn giảng 
Sử dụng thiết bị không hợp lý: Sử dụng máy tính, máy chiếu chỉ để thay thế cho phấn, bảng và một số hình vẽ, tranh vẽ.
Kỹ năng sử dụng máy tính cần cải thiện.
Phối hợp màu nền và màu chữ ( phải mang tính tương phản cao).
Có phương án 2: dự phòng cúp điện.
Từng bước cho học sinh tiếp cận thiết bị dạy học, thao tác trên các thiết bị ở một số phần trong kế hoạch bài giảng: VD: Sử dụng chuột ở bài tập điền khuyết, điều khiển các trò chơi nhỏ trên máy,
2. Kết quả đã đạt được hoặc kết quả dự kiến sau khi dạy minh họa.
2.1 Minh họa các nội dung đã áp dụng :
Một số bài dạy có sử dụng phần mềm soạn giảng: 
Số
TT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
LỚP 
Phần mềm 
soạn giảng
SINH 6
1
Sự hút nước và muối khoáng của rễ 
10
6
Violet, PP
2
Vận chuyển các chất trong thân
17
6
Violet
3
Quang hợp
23,24
6
Violet,PP
4
Thụ phấn 
36,37
6
PP
5
Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
60
6
PP
SINH 7
1
Một số giun tròn khác-Đặc điểm chung của giun tròn
14
7
Powerpoint
2
Tôm sông
23
7
Powerpoint
3
Cấu tạo trong của chim bồ câu
44
7
Powerpoint
4
Thực hành: xem băng hình về tập tính và đời sống thú
55
7
Powerpoint
* Tổng cộng: 
- Số bài đã dạy thử nghiệm: 11 bài
- Số giờ dạy thử nghiệm: 11 giờ.
2.2 Kết quả bước đầu:
Số liệu được tổng hợp qua phiếu thăm dò ý kiến, bài test và kết quả các bài viết:
& Bảng 1: Mức độ thích học các giờ học có ứng dụng CNTT.
Đối tượng thăm dò
                        Mức độ
Lí do
Đồng ý
Không đồng ý
Không có ý kiến
94
học sinh
lớp 6/3,6/4,7/3
Bài học sinh động, dễ hiểu
94
Giờ học thoải mái không gò ép
94
Có nhiều tư liệu phong phú
91
03
Được tự trình bày với máy vi tính
86
06
02
Được chơi trò chơi
94
Nhiều hình ảnh, hiệu ứng đẹp
94
Khó ghi chép nội dung bài
93
01
Không rõ lí do
TỔNG SỐ
666
07
05
Bảng 2: Số liệu về khả năng ghi chép bài của học sinh trong giờ học có ứng dụng CNTT.
Đối tượng
điều tra
Ghi bài đầy đủ
Ghi bài chưa đầy đủ
Không ghi được bài
94 học sinh
lớp 6/3,6/4,7/3
89 (94.6%)
03 (3.2%)
02 (2.2%)
& Bảng 3: Số liệu về mức độ hiểu bài của học sinh.
Đối tượng
điều tra
Hiểu hoàn toàn
Hiểu các nội dung chính
Hiểu các ý chính nhưng chưa đầy đủ
Hoàn toàn không hiểu
94 học sinh
lớp 6,7
 69( 73.3 %)
 23( 24.5 %)
02 ( 2.2 %)
00
& Bảng 4: Sự chuyển biến về chất lượng chuyên môn (Thống kê các bài viết từ một tiết trở lên và bài kiểm tra học kỳ)
Năm học 
(Học kỳ)
Lớp
Số học sinh
Điểm các bài viết
từ 5,0 trở lên
Ghi chú
Số lượng
Tỷ lệ %
2008 – 2009
6
67
64
95.5
Sử dụng phương tiện dạy học truyền thống
2009 – 2010 (Học kỳ I)
6,7
94
89
94.6
2009 – 2010 (Học kỳ II)
6,7
94
92
97.9
Có ứng dụng CNTT
	 Qua các thống kê cho thấy rõ chất lượng có tiến bộ, học sinh hứng thú trong học tập, dần quen với cách học, cách ghi bài và mức độ làm quen thao tác với máy tính, dạng dĩ hơn, thoải mái hơn. Khả năng tiếp thu bài cao hơn.
	Tuy nhiên, vẫn còn một số nhỏ học sinh do khách quan nên còn chậm thích ứng với phương pháp học tập mới, khả năng hòa nhập còn thấp. Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư vào soạn giảng và quan tâm hơn đến các đối tượng này, sao cho mỗi ngày đến lớp là một niềm vui với các em, góp phần vừa nâng cao hiệu quả giảng dạy, vừa chống lưu ban, bỏ học. Trang bị cho các em tri thức, kỹ năng sống và hòa nhập trong môi trường linh động một cách sáng tạo chủ động.
V. KIẾN NGHỊ:
	Ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả giáo dục rất cao, thực hiện tốt yêu cầu này, bản thân xin có một vài kiến nghị: 
	- Trang bị đồng bộ: máy tính xách tay, máy chiếu projector, phòng bộ môn.
	- Mua các phần mềm thiết kế bài giảng: Adobe Presenter, Violet, 
	- Tổ chức đánh giá xếp loại tiết dạy ứng dụng CNTT với các tiêu chí cụ thể.
	- Thống nhất cách trình bày và ghi bảng trong tiết dạy trình chiếu.
	- Vận động các nguồn lực đầu tư mua sắm trang thiết bị.
	Qua hai năm thực hiện, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Sinh, khả năng hiểu biết về CNTT còn rất hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng vào soạn giảng bài trình chiếu ( chưa phải là giáo án điện tử), bản thân luôn phấn đấu tìm tòi học hỏi và trau dồi hiểu biết về CNTT. Qua chuyên đề này rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.
	Người viết chuyên đề
	 Phan Thị Hạnh
Duyệt của Tổ chuyên môn:
Duyệt của Ban Giám Hiệu trường
Duyệt của Phòng Giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE SINH HOC.doc