Đề tài Biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Ngữ văn cấp THCS

Đề tài Biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Ngữ văn cấp THCS

 1. Thực trạng học văn trong trường THCS hiện nay.

Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh.Vì thế nó có vị thế đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS. Nội dung chương trình được xây dựng trên quan điểm thích hợp giảm tải, tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên tắc tích hợp được biểu hiện cụ thể trong mỗi tiết học, bài học và đựơc chuyển tải đến học sinh bằng phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể là: dạy - học thông qua cách tổ chức các hoạt động của học sinh; rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường hoạt động cá thể và hợp tác nhóm; kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Trong đó rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, đặc biệt cho đối tượng học sinh yếu, kém là một việc làm cần thiết và quan trọng.

Hiện nay ở trường chúng tôi, nhiều em học sinh lớp 6 mất kiến thức ở bậc tiểu học, thậm chí có em còn đọc chưa thông viết chưa thạo. Cho nên khi tiếp xúc với chương trình mới, cách học mới các em còn nhiều lúng túng, mơ hồ về phương pháp tự học, trình trạng ấy còn tiếp tục xảy ra ở các lớp 7,8,9. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và chất lượng chung của bộ môn ngữ văn.

Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò. Trò chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các đơn vị kiến thức trong mỗi bài học thì mới chiếm lĩnh một cách có ý thức và ghi nhớ sâu sắc. Có như thế mới phát huy được tính chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. Cách học này rất khó đối với học sinh yếu kém. Do đó đòi hỏi phải có sự hổ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô. Trong thực tế , việc giúp đỡ các đối tượng này vẫn chưa chú trọng đúng mức. Giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa vạch ra kế hoạch cụ thể để giúp đỡ các em. Cho nên, chất lượng môn học chưa cao; học sinh yếu kém còn nhiều ở từng khối lớp. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài tổng kết kinh nghiệm: “ Một vài biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Ngữ văn cấp THCS”.

 

doc 19 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1962Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Ngữ văn cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM HỌC MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS
 1. Thực trạng học văn trong trường THCS hiện nay.
Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh.Vì thế nó có vị thế đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS. Nội dung chương trình được xây dựng trên quan điểm thích hợp giảm tải, tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên tắc tích hợp được biểu hiện cụ thể trong mỗi tiết học, bài học và đựơc chuyển tải đến học sinh bằng phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể là: dạy - học thông qua cách tổ chức các hoạt động của học sinh; rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường hoạt động cá thể và hợp tác nhóm; kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Trong đó rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, đặc biệt cho đối tượng học sinh yếu, kém là một việc làm cần thiết và quan trọng.
Hiện nay ở trường chúng tôi, nhiều em học sinh lớp 6 mất kiến thức ở bậc tiểu học, thậm chí có em còn đọc chưa thông viết chưa thạo. Cho nên khi tiếp xúc với chương trình mới, cách học mới các em còn nhiều lúng túng, mơ hồ về phương pháp tự học,trình trạng ấy còn tiếp tục xảy ra ở các lớp 7,8,9. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và chất lượng chung của bộ môn ngữ văn.
Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò. Trò chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các đơn vị kiến thức trong mỗi bài học thì mới chiếm lĩnh một cách có ý thức và ghi nhớ sâu sắc. Có như thế mới phát huy được tính chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. Cách học này rất khó đối với học sinh yếu kém. Do đó đòi hỏi phải có sự hổ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô. Trong thực tế , việc giúp đỡ các đối tượng này vẫn chưa chú trọng đúng mức. Giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa vạch ra kế hoạch cụ thể để giúp đỡ các em. Cho nên, chất lượng môn học chưa cao; học sinh yếu kém còn nhiều ở từng khối lớp. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài tổng kết kinh nghiệm: “ Một vài biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học môn Ngữ văn cấp THCS”.
 2. Cơ sở vấn đề
Kho tàng dân gian thế giới có câu: “ Hết thảy những người trí tuệ bình thường đều có thể học và học giỏi, miễn là biết vận dụng khối óc, đôi tai đôi mắt của mình sao cho đúng cách” ( MARCEL PROUST). Đúng vậy học sinh trường chúng ta là những con người phát triển bình thường, học đúng độ tuổi, được sống trong một môi trường giáo dục tốt, thì lẽ dĩ nhiên sẽ tiếp thu được những tri thức phù hợp với lứa tuổi của mình. Hơn nữa, chương trình thay sách với phương pháp dạy - học đổi mới hiện nay mang tính tối ưu, đáp ứng được những vấn đề có tính thời đại về giáo dục. Học sinh được phát huy triệt để tính năng động sáng tạo qua phương pháp dạy- học tích cực. Phải nói là đây là cách dạy - học tốt nhất nhằm tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện tư duy, kỹ năng tự khám phá và chiếm lính tri thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức các hoạy động của thầy cô. Chỉ cần học sinh biết vận dụng khối óc, đôi tai và cả sự cần cù chăm chỉ của mình thì sẽ học được và học giỏi tất cả các bộ môn.
a. Thực trạng ban đầu :
*. Thuận lợi : 
Đầu năm học 2007-2008 và liên tục ba năm sau đó, giáo viên đã được tập huấn đầy đủ về nội dung chương trình, phương pháp dạy- học đổi mới theo yêu cầu thay sách giáo khoa môn Ngữ văn cấp THCS. Trong từng năm học, giáo viên còn được dự các chuyên đề, hội thảo nhằm nâng cao phương pháp day- học và chất lượng bộ môn. Qua sáu năm học trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu nộ dung chương trình SGK Ngữ văn cấp THCS bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm dạy học nhất định.
*. Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, chúng tôi còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình dạy - học. Khó khăn lớn nhất đó là mặt bằng chất lượng đầu vào thấp, còn nhiều học sinh yếu kém. Đối tượng này, do mất căn bản nên thường thụ động, tiếp thu và ghi chép chậm, hiểu bài một cách mơ hồ, soạn bài so bài, đến lớp lại không giám bộc lộ những suy nghĩ hiểu biết cá nhân; . . Cứ như thế lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn, các em thiếu tự tin vào bản thân, mất dần ý thức tự giác học tập dẫn đến lười nhác và buông thả.
Thêm vào đó, giáo viên chưa kinh nghiệm trong việc giúp đỡ học sinh yếu, kém; chưa phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời . Thường thì đến cuối kỳ, giáo viên mới tổ chức dạy vài ba buổi phụ đạo chứ chưa vạch ra một kế hoạch cụ thể để theo dõi kiểm tra quá trình tiến bộ của học sinh. Thêm vào đó, việc hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh yếu, kém còn chung chung ; trong các tiết học, giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện tối đa cho các em bộc lộ tư duy, chưa thường xuyên biểu dương, khen ngợi những biểu hiện tiến bộ của các em. Cho nên, đối tượng học sinh này còn chậm tiến bộ, chất lượng học môn ngữ văn còn thấp .
b. Các giải pháp đã sử dụng: 
Vấn đề vướng mắc nêu trên đựơc đem ra bàn bạc ở tổ chuyên môn. chúng tôi đã đề ra các biện pháp giải quyết như: hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tổ chức dạy phụ đạo, Các cấp quản lý chuyên môn đã tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp khắc phục. Những nổ lực nói trên đã bước đầu cải thiện được tình hình chất lượng môn Ngữ văn. Nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao, chưa có “ cẩm nang” để chữa căn bệnh đại trà này. Do đó cần phải tiếp tục tìm biện pháp cụ thẻ khắc phục thực trạng.
c. Tiềm năng thực hiện : 
Hiện nay cuộc vận động “ hai không” với năm nội dung của bộ GD-ĐT đang được các cấp quản lý giáo dục triển khai và thực hiện triệt để. Vấn đề khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp là nhiệm vụ cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Mỗi một giáo viên, mỗi một tập thể sư phạm đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm để nâng cao chất lượng dạy học. Phụ huynh học sinh có ý thức và tinh thần trách nhiệm hơn đối với con em mình. các tổt chức, các đoàn thể xã hội cùng kề vai vơí nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ
3. Những biện pháp chung cho toàn cấp học:
a. Khảo sát, phát hiện và phân loại trình độ học sinh:
Việc làm đầu tiên của giáo viên sau khi nhận lớp là trong thời gian ngắn nhất phải phân loại được trình độ học sinh trong lớp. Ngay tuần học thứ nhất, bằng mắt nghề nghiệp và cảm tính của giáo viên sẽ nhận ra được mức độ học tập của từng học sinh. Thường thì các em khá, giỏi luôn chủ động tích cực phát biểu xây dựng bài, tiếp thu kiến thức rất nhanh; học sinh trung bình thì e dè, nhút nhát, ít năng động hơn; còn lại đối tượng yếu, kém. Ở đối tượng này, học sinh học thụ động, tiếp thu, ghi chép chậm. Sau khi phát hiện đựơc đối tượng cần quan tâm, giáo viên cần kiểm nghiệm lại bằng một bài khảo sát ở tuần thứ hai. Kết quả bài khảo sát là cơ sở để giáo viên nắm bắc được đối tượng học sinh yếu kém trong lớp.
* Lưu ý: Thời gian tổ chức làm khảo sát là do giáo viên tự bố trí ngoài số giờ qui định trong tuần. Việc khảo sát, phân loại trình độ học sinh cần làm kỹ, chính xác ở lớp 6 để có cơ sở cho những năm học sau.
b. Tổ chức kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém:
b1. Hướng dẫn các chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài mới là việc làm cần thiết và quan trọng. Qui trình chuẩn bị bài mới được thực hiện ở nhà, bắt đầu từ việc đọc kỹ kết quả cần đạt của bài học, sau đó soạn từng phân môn theo câu hỏi sách GK:
- Phần đọc, hiểu văn bản : Các thao tác cụ thể:
+ Đọc văn bản:
• Truyện dân gian: Đọc kết hợp với kể .
•Truyện, ký, kịch: Đọc kết hợp với tóm tắc tác phẩm.
• Thơ: Đọc và học thuộc bài thơ.
+ Nghiên cứu phần chú thích, ghi nhớ nghĩa của một số từ khó và học tập cách dùng từ của văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu: Đây là khâu quan trọng, học sinh cần khai thác thấu đáo nội dung, nghệ thuật chủ yếu của văn bản.
+ Tiếp cận các kiến thức trong phần ghi nhớ.
+ Làm các bài tập trong phần luyện tập.
- Phân môn tiếng việt và TLV: Xuất phát từ kiến thức phần văn bản học sinh cần:
+ Làm các bài tập tìm hiểu.
+ Tiếp cận các đơn vị kiến thức trong phần ghi nhớ.
+Áp dụng vào giải quyết phần luyện tập.
Ở hai phân môn này cần chú trọng khả năng thực hành, làm nhiều bài tập ứng dụng để hiểu sâu sắc lý thuyết.
* Lưu ý: - Đây là yêu cầu khó đối với học sinh yếu kém vì khả năng tự học của đối tượng này rất thấp. Song không phải vì thế mà không rèn giũa. Giáo viên bắt buộc học sinh phải soạn bài theo đúng hường dẫn, soạn theo khả năng hiểu bài của mình, tuyệt đối không soạn để đối phó, không chép của bạn, không chép từ sách tham khảo , . . .Mặt khác, phải thường xuyên kiểm tra, chấm điểm vở soạn, điều chỉnh kịp thời phương pháp tự học của học sinh. Có thể mới rèn luyện được thói quen, nề nếp, ý thức tự học của đối tượng tự học của học sinh yếu, kém.
- Thời gian hướng dẫn: giáo viên tranh thủ 15 phút đầu giờ, thời gian kiểm tra bài cũ hay tập trung riêng học sinh yếu, kém trong một khối lại để hướng dẫn.
- Qui định về vở soạn: + Học sinh chuẩn bị một quyển vở soạn.
+ Mỗi trang chia làm hai cột.
Phần soạn nội dung kiến thức
Phần điều chỉnh, bổ sung
b2. Rèn luyện các kỹ năng cơ bản :
Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh yếu, kém:
- Việc đọc được tiến hành ở hai mức độ: đọc thông thạo, trôi chảy rồi đến diễn cảm . Ở mức độ thứ nhất, giáo viên cho học sinh tự giác thực hiện ở nhà bằng cách đọc nhiều lần văn bản trước khi soạn bài. Khi đọc chú ý cách phát âm, cách ngắt giọng, cho hợp lý. Đến lớp giáo viên tạo điều kiện để đối tượng này được đọc trước lớp và uốn nắn cách đọc cho các em. Từ đó, điều chỉnh và nâng dần kỹ năng đọc của học sinh lên mức độ đọc diễn cảm. Muốn đọc diễn cảm, cần phải nắm bắt được thần thái của văn bản, mạch cảm xúc, ngữ điệu nhân vật, . . . và đặc biệt phải hoá thân vào tác phẩm thì mới biểu hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Kỹ năng này cần đưa vào luyện tập ở cuối tiết văn học. Có thể gọi học sinh khá, giỏi đọc mẫu, sau đó cho học sinh yếu kém đọc lại từng đoạn ngắn để rèn luyện.
- Song song với kỹ năng đọc là rèn luyện kỹ năng viết: Yêu cầu đầu tiện đặt ra cho các em là phải viết sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đúng chính tả. Sau đó mới đến kỹ năng diễn đạt: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn thành bài theo đặc điểm của từng thể loại. Muốn thực hiện tốt hai yêu cầu này cần cho học sinh lập sổ văn học để tích luỹ vốn từ; ra bài tập thêm để tăng cường thời gian luyện viết ở nhà; giới thiệu sách để học sinh tham khảo, Điều cần thiết là giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, chấm điểm và sửa chữa kịp thời cho học sinh rút kinh ngiệm.
- Bên cạnh kỹ năng trên, học sinh cần phải rèn luyện kỹ năng nghe và nói . Giáo viên cần sắp xếp cho học sinh yếu, kém ngồi ở những vị trí thích hợp như: nhữn ... yện thằng Cồi
* Giữ vững niềm tin (1954)
 - Biên khảo
* Những chuyện lạ về cá (1981)
* Tê giác giữa ngàn xanh (1982)
 b. Thành tựu nghệ thuật
 Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỷ mỷ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của mình.
 c. Ngoài lề
 Gia đình Đoàn Giỏi đã hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính phủ và, trụ sở của Uỷ ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay chính là nhà của gia đình ông. Sau khi Việt nam thống nhất năm 1975 Đoàn Giỏi đi lại rất nhiều giữa hai miền Nam, Bắc nhưng không có nhà riêng, khi ở Hà Nội ông thường ở Hội nhà văn Việt Nam và khi vào Nam ở nhờ nhà bạn bè.
 Trong giới văn học có kể về giai thoại Đoàn Giỏi viết "Đất rừng phương Nam". Tháng 2 năm 1957, Đoàn Giỏi nhận được đặt hàng của Hội văn nghệ Việt Nam viết một tác phẩm về thiếu nhi Nam Bộ, thời gian viết trong 4 tháng. Tuy nhiên, mãi đến tháng 5, khi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhắc lại yêu cầu này và nhấn mạnh thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng, Đoàn Giỏi mới bắt đầu chấp bút. Chỉ trong một tháng, ông đã kịp hoàn tất tác phẩm đúng thời gian dự kiến. Tác phẩm được xuất bản ngay thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng và đã thành công vượt mức mong đợi. "Đất rừng phương Nam" được tái bản rất nhiều lần và được dịch và xuất bản ở Liên Xô, Hungari, Trung Quốc, Đức, Cuba...
 Tương truyền, các nhà văn Nam Bộ tập kết, cùng cư trú tại nhà số 19 Tôn Đản, Hà Nội đã có câu đối giễu Đoàn Giỏi: "Ở Trung Quốc, có ông Tào Ngu mà giỏi; Ở Việt Nam có ông Đoàn Giỏi mà ngu".. Tuy nhiên, đây chỉ là câu đối vui, không hàm ý chỉ trích mà ngầm so sánh Đoàn Giỏi có vị trí tương tự như nhà viết kịch Trung Quốc Tào Ngu.
 d. Nh÷ng nhËn ®Þnh vÒ §oµn Giái
 Trong tập tiểu luận - phê bình Tiếng vọng những mùa qua của Nguyễn Thị Thanh Xuân (NXB Trẻ, 2004) nhận định về tác giả Đất rừng phương Nam: “Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người... Với Đoàn Giỏi, tôi nghĩ rằng ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó... Ông đã đem đến cho bạn đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất mà trước đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người... Ông đã xây dựng những nhân vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa..." (Đoàn Giỏi, đất và rừng phương Nam).
 TS Phạm Văn Tình trong bài Mái đình - nét đẹp trong hồn quê Việt Nam viết: "Nhà văn Đoàn Giỏi, trong bài tùy bút “Măng tầm vông” đã có những dòng thật cảm động, mô tả tâm trạng của người con miền Nam tập kết ra Bắc, ngồi trên thuyền nhìn lại xóm làng của mình lần cuối: “Tôi đứng mãi trên boong, chờ đợi phút qua ngang nhà. Làng tôi, xanh ngắt những tàu dừa, tàu chuối. Mái đình cháy hơn một nửa, nhô ra giữa rặng cây. Bờ tầm vông thấp thoáng, ngọn tầm vông hoe vàng trong ánh nắng một chiều thu". “Mái đình cháy hơn một nửa" - vết tích của chiến tranh tàn phá, như một nỗi đau gieo giữa lòng nhà văn, một người con sắp tạm rời xa xứ sở. Đấy là nỗi đau đau đáu của dân tộc bao nhiêu năm. Đó là một mảnh hồn quê, làm nên một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả sáng trong những áng thơ văn. 
3. Nhµ v¨n T¹ duy anh. 
 a. Tiểu sử:
 Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Việt Dũng, sinh ngày 9/9/1959 tại xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Ðông, đã trải qua những thời kỳ nhập ngũ, giải ngũ, làm việc tại công trường thủy điện Hòa Bình và từ đó bắt đầu viết văn. Theo học trường viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp khóa IV, làm cán bộ giảng dạy tại trường. Tạ Duy Anh là hội viên Hội Nhà Văn từ 1993.
Bút danh: Tạ Duy Anh, Lão Tạ, Bình Tâm.
 b. Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết.
 Các tác phẩm: Bước qua lời nguyền (1990), Khúc dạo đầu (1991), Đi tìm nhân vật , Lão Khổ (1992), Hiệp sĩ áo cỏ, Thiên thần sám hối , Luân hồi (1994), Bến thời gian 
 3. Nhµ v¨n vâ qu¶ng.
 a. Cuéc ®êi vµ sù nghiÖp.
 Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm "Don Quixote" sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. 
 Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
 Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.
 Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
 Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
 Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.
 b. Tác phẩm
 Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như: Cái Thăng (truyện 1961), Thấy cái hoa nở (thơ 1962), Chỗ cây đa làng (1964), Nắng sớm (thơ, 1965), Cái Mai (1967), Những chiếc áo ấm (truyện 1970), Anh Đom đóm (thơ, 1970), Măng tre (thơ, 1972), Quê nội (truyện 1973), Tảng sáng (truyện 1973), Bài học tốt (truyện, 1975)
 Gà mái hoa (thơ 1975), Quả đỏ (thơ 1980), Vượn hú (truyện 1993), Ánh nắng sớm (thơ 1993), Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995), Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).
 c. Vâ qu¶ng nhµ v¨n cña thiÕu nhi.
 Đỉnh cao trong sáng tạo nghệ thuật của Võ Quảng là bộ tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng phản ánh sinh động những thay đổi sâu sắc ở một vùng quê mà Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã đem lại sự hồi sinh cho mỗi người dân. Tác giả đã để ra mười lăm năm năm tâm huyết cho bộ sách này.
 Nhà phê bình Lê Quang Trang nói về công phu của Võ Quảng khi viết tác phẩm này như sau: "So với bản thảo đầu số chữ còn lại khoảng một phần tư. Bản thảo được chữa đi chữa lại năm lần. Có nhiều chương chữa tới sáu lần. Đấy là không kể các chi tiết câu chữ được sửa chữa thường xuyên do một ý nghĩ bất chợt nảy sinh ra. Ngay Quê nội khi in lần thứ tư (ở XBKĐ - 1983) tác giả vẫn nghiền ngẫm tiếp thu những ý kiến phê bình góp ý của đồng nghiệp mà ông thấy hợp lý để sửa chữa cho hoàn chỉnh tới mức cao nhất".
 Sự lao động cần mẫn và nghiêm túc đó đã đưa ông đến thành công. Về tác phẩm này giáo sư Phong Lê nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam đã viết: "Những trang viết thật dồi dào biết bao những hình ảnh sống động, văn phong được cân nhắc đến từng câu chữ, sao cho lột được thần sắc âm thanh đích thực của cuộc đời". "Một chất thơ được phát hiện không phải bằng quan sát của mắt thường mà bằng con mắt của trái tim, con mắt của tấm lòng". 
Nhà văn Nguyễn Tuân tâm sự: "Riêng phần tôi ngoài truyện Tảng sáng tôi lại thích truyện Quê nội. 
 Nhà văn Tô Hoài viết: "Một nhà thơ dùng lối tiểu thuyết viết lại những kỷ niệm đối với quê hương. Trong văn học Việt Nam chúng ta đã được đọc những tác phẩm hay như Chiếc cánh xanh của Lưu Trọng Lư, Phấn thông vàng của Xuân Diệu. Nhưng Quê nội của nhà thơ Võ Quảng có vẻ đẹp cao rộng hơn". 
Theo nhà văn Trần Thanh Địch thì: "Đến Quê nội, Tảng sáng cương vị một nhà văn có tài năng của anh đã rõ rệt... truyện như một mùi hương ngâu mê say có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng". Nhà văn Hoàng Tiến đã có hẳn một bài viết đặc sắc về thanh nhạc trong văn xuôi Võ Quảng mà cụ thể là nhạc văn trong hai cuốn truyện Quê nội và Tảng sáng. 
 Nhà văn Alice Kahn người dịch Quê nội sang tiếng Pháp đã viết: "Khi giới thiệu quyển truyện Quê nội người ta bảo tôi: Đây là một loại Tom Sawyer của Việt Nam. Đã từ lâu tôi rất thích quyển sách Tom Sawyer với nhân vật Hucklebery Finn. Nhưng sau khi làm quen với tác phẩm của Võ Quảng, tôi cảm thấy mình còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao hơn". Ai cũng biết Tom Sawyer là kiệt tác của nhà văn Mỹ Măc Tuên. Như vậy thật vinh dự biết bao cho văn học Việt Nam khi nhà văn Pháp A. Kahn thông qua so sánh đã đặt Quê nội lên tầm kiệt tác. 
 Võ Quảng cũng có một thế giới thơ thật hồn nhiên tươi trẻ. Thơ ông có bản sắc riêng thật khó mà trộn lẫn. Đó là cái nhìn luôn mới mẻ độc đáo, nhưng luôn ẩn chứa trong đó một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Một anh đom đóm lên đèn đi gác, đi suốt đêm để lo cho mọi người yên giấc, một cành mai biết vượt bao khó khăn để nở hoa đúng dịp Tết đến. Hay như một chồi non bật vỏ khoác áo màu xanh biếc đứng giữa trời... Biết bao sự sống bình dị trong con mắt của Võ Quảng bỗng trở nên mới lạ diệu kỳ. Thơ ông rất thơ ngay từ trong cách nhìn kỳ ảo. Một đặc trưng trong thơ Võ Quảng là tính nhạc điệu lan toả trong từng câu thơ. Ông có biệt tài bắt chước tiếng kêu của những con ếch, con chẫu chàng, con ếch ương và đưa nó vào thơ thật nhuần nhuyễn như trong bài thơ Chăm học. Những âm thanh như tiếng gõ cửa, tiếng mưa rơi, tiếng gió, tiếng xe cút kít, tiếng ru hời... được ông đưa vào thơ để tạo nên chất nhạc vừa thực mà lại vừa lạ biết bao. Nét đẹp trong thơ Võ Quảng còn nằm ở màu sắc. Đó là mảng màu thật sự tươi rói hơn nhờ cảm quan vừa tinh tế vừa giàu có của người nghệ sĩ đã thổi linh hồn vào hình tượng nghệ thuật. Thơ ông còn có nhiều tiếng cười vui tươi dí dỏm, thường có ở những người sáng tạo nghệ thuật cho thiếu nhi. Võ Quảng thực sự đã góp được một tiếng thơ thật đặc sắc trong làng thơ Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi Duong Chuyen Mon.doc