Xuất phát từ mục đích ý nghĩa của Nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người mới phát triển toàn diện , con người mới có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước . Muốn tạo nên những con người mới thì Nhà trường phải là nơi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện nhất , những con người đó chính là Học sinh , mà đặc biệt là Học sinh tiểu học , các em là những người chủ tương lai của đất nước , vì vậy chúng ta phải biết cách rèn luyện và Giáo dục từ bước đầu . Trong thực tế mỗi Học sinh đều có một hoàn cảnh khác nhau , hoàn cảnh sẽ có tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của Học sinh , chính vì thế mà phương pháp Giáo dục Học sinh cá biệt sẽ giúp cho một số Học sinh cá biệt trở thành Học sinh bình thường hoà nhập với cộng đồng xã hội và trở thành những người hữu ích cho Đất nước .
PHÒNG GD SƠN HÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BAO --------------&------------- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -----------------------------&----------------------------- TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Người viết: Ngô Thị Kim Lan Đơn vị : Trường tiểu học Sơn Bao THÁNG 9 NĂM 2006 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -----------------------------&----------------------------- TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Mục đích ý nghĩa : Xuất phát từ mục đích ý nghĩa của Nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người mới phát triển toàn diện , con người mới có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước . Muốn tạo nên những con người mới thì Nhà trường phải là nơi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện nhất , những con người đó chính là Học sinh , mà đặc biệt là Học sinh tiểu học , các em là những người chủ tương lai của đất nước , vì vậy chúng ta phải biết cách rèn luyện và Giáo dục từ bước đầu . Trong thực tế mỗi Học sinh đều có một hoàn cảnh khác nhau , hoàn cảnh sẽ có tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của Học sinh , chính vì thế mà phương pháp Giáo dục Học sinh cá biệt sẽ giúp cho một số Học sinh cá biệt trở thành Học sinh bình thường hoà nhập với cộng đồng xã hội và trở thành những người hữu ích cho Đất nước . 2/ Lý do chọn đề tài : Nền Giáo dục nước ta đang trên đà phát triển , tuy nhiên vẫn càng nhiều hiện tượng mà đặc biệt là Học sinh cá biệt ngày càng tăng ở các trường học nói chung và đối với trường tiểu học Sơn Bao nói riêng . đây là vấn đề bứt thiết , là tiếng kêu của toàn xã hội mà đặc biệt là ngành Giáo dục đóng vai trò chủ chốt trong việc Giáo dục thế hệ trẻ . Trong thực tế hiện nay , nhiều gia đình gặp không ít khó khăn , không đủ điều kiện nuôi con ăn học cho nên đã cho con ở nhà giúp việc gia đình và cho đi làm ăn xa , một số gia đình có nhận thức kém nên không quan tâm gì đến việc học của con em , giao hẳn cho Nhà trường . Mặc khác Sơn Bao là một xã vùng cao của huyện Sơn Hà , kinh tế của người dân càng quá nghèo , tỉ lệ hộ đói – hộ nghèo chiếm 70% , việc kiểm soát học hành của con em ở một số phụ huynh chưa đúng mức , từ dó đã làm cho các em đi học tuỳ theo sở thích , có nhiều em chán nản , quậy phá hoặc làm ra vẽ cho mình nổi bật trước lớp . Đứng trước thực trạng này , bản thân tôi là một Giáo viên chủ nhiệm cho nên có cảm nghỉ mình phải làm sao đó và phải có trách nhiệm Giáo dục các em trở thành người Học sinh ngoan , vì đa số các em chưa ý thức được việc của mình làm. Vậy chúng ta là Giáo viên có hiểu nguyên nhân dẫn đến những việc làm đó không ? Tại sao chúng ta không tìm ra biện pháp Giáo dục Học sinh các biệt . Từ những câu hỏi đặc ra đó tôi đã quyết định tìm hiểu và viết sáng kiến kinh nghiệm mà đã chọn đề tài nêu ở trên . Đề tài này đã áp dụng từ năm học 2002-2003. PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bản thân tôi đưqợc trường phân công giảng dạy lớp hai nhiều năm , nhìn chung ở lớp hai , các em Học sinh càng nhỏ , thơ ngây . Chính vì thế mà chúng ta phải ra sức rèn luyện và Giáo dục từ bước đầu . Thực tế trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng Học sinh , trong đó cũng không thể không nói đến Học sinh cá biệt . qua đây tôi xin trình bày những suy nghĩ và những việc mình đã làm trong công tác chủ nhiệm , đó là Giáo dục Học sinh cá biệt . Vậy Học sinh có biểu hiện như thế nào gọi là Học sinh cá biệt và chúng ta có những biện pháp Giáo dục ra sao để các em trở thành những Học sinh bình thường như bao Học sinh khác , đó là nội dung của sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình bày sau đây . 1/ Đặc điểm của Học sinh cá biệt : đối với những Học sinh cá biệt luôn luôn có tính hiếu động , thích tìm tòi và luôn gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào , thời điểm nào . Trước hết chúng ta nên nói đến tính cách của trẻ là sự kết hợp độc đáo giữa đặc điểm tâm sinh lý của trẻ với điều kiện hoàn cảnh sống nhất định . Biểu hiện của trẻ là nhanh nhẹn , hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm , bất ổn định kèm theo , bên cạnh đó học tập có thể là học yếu hoặc trung bình , vì các em đó trong lớp ít chú ý hoặc thậm chí không chú ý khi cô giáo giảng bài , luôn quậy phá các bạn ngồi bên cạnh , gây mất trật tự trong lớp . Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với chung quanh và bản thân , những đứa trẻ hiếu động này thuộc kiểu thần kinh mạnh , cân bằng và linh hoạt . biểu hiện của trẻ là ham hoạt động , ham hiểu biết , linh hoạt , thường vui vẻ , vô tư , cảm xúc của trẻ bất ổn định , rung cảm nhưng không sâu , nhanh nhớ , mau quên . Biểu hiện rõ nét nhất của đặc tính này là bất cứ điều gì hấp dẫn , thích thú vừa sức thì các em sẽ làm ngay , tập trung chú ý rất tích cực , càng trong học tập thì đòi hỏi phải kiên trì , chịu khó động não để làm bài , chiếm lĩnh kiến thức thì các em đâm ra chán nản , ít chú ý hoặc không chú ý nên kết quả học tập thấp . Chính vì điều đó , bản thân tôi là một Giáo viên chủ nhiệm , đặc biệt là Giáo viên tiểu học , khi các em đến trường tôi luôn tạo cho các em và có cảm giác tôi giống như một người mẹ , luuôn có trách nhiệm theo sát các em từng giờ và trong mỗi buổi học để hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của từng em thì mới có hình thức , phương pháp , biện pháp dạy học phù hợp với các em thì mới đem lại kết quả cao . Đặc biệt cũng cần tạo không khí lớp học , trường học như chính ở nhà của các em , khi đo các em mới có cảm giác được quan tâm chăm sóc và tình yêu thương thật sự để học tập tốt . 2/ Biện pháp thực hiện : Đối với những trẻ nghịch ngợm , hay nói chuyện riêng , sau mỗi lần giảng bài xong , hoặc các em đã làm xong bài tập , các em không biết làm gì nên hay trêu chọc các bạn gây mất trật tự trong lớp Cô giáo nói không nghe , theo tôi cần giáo dục các em như sau : + Thường xuyên quan tâm sâu sát hoạt động của các em + Thường xuyên nhắc nhở động viên kịp thời + Khích lệ khi em có tinh thần tập thể và lòng vị tha + Không nên phê bình , trách phạt + Không nên sĩ nhục , xúc phạm đến các em + Tránh hình thức áp đặc doạ dẫm , buột các em phải làm theo vì điều đó sẽ không đem lại kết quả gì + đặc biệt Giáo viên không nên để các em có thời gian rỗi + Kết hợp giữa ba môi trường Giáo dục Gia đình – Nhà trường và Xã hội Sỡ dĩ tôi áp dụng các biện pháp nêu trên , vì như tôi đã nói lứa tuổi các em càng nhỏ và rất thơ ngây , các em luôn xem thầy - cô như một hình tượng , luôn làm theo cô, theo thầy . Mặt khác Giáo dục Học sinh không phải chỉ mang lại cho các em kiến thức , kĩ năng , mà còn phải Giáo dục cho các em về sự hình thành nhân cách , về lối sống , cách cư xử trong cuộc sống đời thường , vì vậy trước hết Giáo viên phải mẫu mực , lời lẽ phải chuẩn xác , trong sáng , gần gũi các em , tránh những lời nói thô tục , hành động thô bạo . Đặc biệt Giáo viên cần vạch rõ ranh giới giữa các việc , khi cấm các em không được làm việc gì đó thì phải nêu rõ nguyên nhân để các em hiểu được việc đó là sai , không nên làm . còn đối với những việc các em được làm , Giáo viên cũng cần giới hạn khung cảnh và những việc nên làm , dù đó là những việc rất nhỏ , vì làm như thế giúp các em hiểu rõ vì sao phải làm như thế này mà không làm như thế kia , và cũng không nên bắt buộc các em phải làm những điều mà các em không hiểu làm để làm gì . Khi các em đã hiểu được những yêu cầu của Giáo viên , khi ấy Giáo viên đưa ra tình huống để các em làm một cách thường xuyên . Việc làm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ từng bước tạo thành thói quen , nề nếp , nhu cầu và không cảm thấy khó chịu thì các em dần dần sẽ trở nên tiến bộ , hoà nhập với cộng đồng . Tuy nhiên công việc này không thể chỉ có Giáo viên làm mà cần phải phối hợp nhịp nhàng , đồng bộ giữa Giáo viên chủ nhiệm và gia đình Học sinh , Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gần gũi với phụ huynh Học sinh để tìm hiểu trao đổi các hoạt động của các em xảy ra hằng ngày hoặc báo cáo những tiến bộ và nảy sinh những cái gì mới ngoài dự kiến của chúng ta thì khi đó Giáo viên chủ nhiệm cùng phụ huynh Giáo dục , uốn nắn ngay từ đầu và kịp thời . Trong học tập Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể , ở lớp phải chú ý đến việc sắp xếp , bố trí chỗ ngồi cho hợp lý . Học sinh yếu nên bố trí cho ngồi ở bàn trên , bố trí ngồi cạnh bạn học giỏi hơn để Giáo viên dể theo dõi , giúp đỡ các em trong từng môn học . Giáo viên cần dành sự quan tâm đến việc học tập của những Học sinh này nhiều hơn , thường xuyên kiểm tra bài về nhà , học tập ở lớp , kết quả tiếp thu bài sau mỗi buổi dạy . Giáo viên cần phân công giao nhiệm vụ cho bạn Học sinh giỏi giúp bạn học yếu bằng cách : Truy bài trước giờ vào lớp , kiểm tra bài về nhà , nhắc nhở bạn , giảng giải thêm khi bạn chưa hiểu được bài , chưa biết cách làm bài , không trách ,sĩ nhục bạn . Cứ tiến hành như thế , Giáo viên sẽ theo dõi được sự tiến bộ hoặc không tiến bộ của Học sinh để phối hợp với gia đình Học sinh cùng hướng dẫn thêm việc học ở nhà của các em đồng thời Giáo viên cũng có kế hoạch điều chỉnh hợp lý . Ngoài việc học ở nhà , ở lớp , Giáo viên càng tổ chức phụ đạo cho những Học sinh yếu ở ngoài giờ để nâng cao trình độ cho các em . Trong những buổi phụ đạo Giáo viên giảng lại kiến thức cũ đã học trong tuần để giúp các em nắm chắc bài và làm bài tốt hơn . Tuy nhiên Giáo viên tiến hành từng bước yêu cầu thấp đến yêu cầu cao , không nên vội vàng sẽ gây chán nản cho các em . Khi nhận thấy các em có sự tiến bộ cần khuyến khích kịp thời , khi các em làm sai hoặc không tiến bộ cần động viên chỉ bảo nhẹ nhàng , tránh nói những lời nặng nề xúc phạm đến nhân cách của Học sinh , đặc biệt là không nên bình phẩm Học sinh “Sao em học dốt thế” . Ngoài việc Giáo dục Học sinh cá biệt về đạo đức và học tập , Giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý đến chữ viết của các em , vì thông qua chữ viết nó thể hiện được tính nết của con người . Rèn chữ viết đúng mẫu , đúng chính ta û , đúng tốc độ quy định và giữ vở sạch . Muốn rèn chữ viết trước hết phải rèn đọc đúng , phát âm đúng các phụ âm đầu , tập các em có đức tính cẩn thận ở tất cả các môn học . Để thực hiện được điều này Giáo viên phải mẫu mực khi viết và trình bày bảng , vì vậy cần rèn chữ viết cho Học sinh lớp 1; 2 đó là góp phần vào phong trào giữ vở sạch đẹp và trong sáng của tiếng việt mà tôi tin chắc chúng ta ai cũng làm được việc này . Tóm lại : Để Giáo dục Học sinh cá biệt tốt , trước hết người Giáo viên chủ nhiệm phải mẫu mực để Học sinh noi theo , luôn gần gũi , thương yêu và tôn trọng Học sinh , phải dành nhiều thời gian cho các em , đôn đốc nhắc nhở , tạo niềm tin cho các em , phải là người nhiệt tình với nghề nghiệp , tôn trọng với công việc , tất cả vì Học sinh thân yêu , vì tương lai của các em . Có như thế mới xứng đáng với câu “ mỗi thầy giáo – cô giáo là một tấm gương sáng cho Học sinh noi theo”, dạy học không chỉ đem lại kiến thức mà phải kết hợp cả dạy người . Đối tượng Học sinh cá biệt phần lớn là những Học sinh nghèo , thiếu giáo dục , ít được sự quan tâm của gia đình chính vì thế mà chúng ta cần phải luôn quan tâm , theo sát và tìm hiểu hoàn cảnh của từng Học sinh để tạo điều kiện học tập cho các em , luôn trao dồi đạo đức cho các em bằng chính lòng thương yêu thực sự của mình , từ đó sẽ cảm hoá được các em để các em hiểu và hoà nhập vào cộng đồng như bao nhiêu đứa trẻ bình thường khác trong xã hội . Công việc này tuy lúc đầu rất vất vả , tốn nhiều công sức , nhưng để theo dõi , uốn nén các em từng li , từng tí , khi các em đã tiếp thu những cái mới , nhận biết được nhiệm vụ của Học sinh dần dần đưa các em vào nề nếp học tập , có thời khoá biểu học ở nhà , các em trở thành thói quen , từ đó các em sẽ tiến bộ và bắt đầu ham học , kết quả học tập sẽ khả quan hơn . Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường Giáo dục thì mới thực sự đem lại hiệu quả cao . Sáng kiến này tôi đã áp dụng từ bao năm qua nhưng đặc biệt nhất là năm học 2002 – 2003 sáng kiến này mới thật sự có hiệu quả và áp dụng mãi đến nay . Cụ thể năm học 2002 – 2003 tôi dạy lớp 2A đó là năm đầu tiên áp dụng chương trình thay sách , lớp tôi có một Học sinh là Đinh Văn Vẹt , em là dân tôc H rê , em có đặc điểm là nghịch ngợm ít chú ý . nhưng lại học được , khi nhận lớp tôi đã phát hiện ra ngay diều này , càng hoàn cảnh gia đình em thì rất khó khăn , Mẹ mất sớm , Bố thì lấy vợ khác , và lúc nào cũng hay nhậu nhặc . Thời gian đầu em ở với bố mẹ , sau đó em về ở với anh trai , gần nhà của tôi . Đến lớp em chép bài chỉ là đối phó , chữ viết cẩu thả , biết làm toán nhưng không làm , nghĩa là thích thì làm , không thích thì thôi và luôn nói bằng tiếng của người địa phương . Từ đó tôi đã thực hiện như sau : + Ở miền núi Học sinh được phát vở nên vở của em không thiếu nhưng viết của em thì không có , trong lớp học tôi thấy em không chép bài nên liền lại hỏi vfa em đã cho biết là không có bút , thế là tôi đã lấy bút của mình để cho em và dặn dò nhắc nhở . Nhìn anh mắt của em ngơ ngác nhìn tôi , lúc này tôi cảm nhận được niềm vui sướng tràn ngập trong lòng của em , tôi hướng dẫn cho em viết và thường xuyên kiểm tra vở , việc này tôi thực hiện suốt cả một tuần và tôi đã nhận thấy em đã có sự tiến bộ rõ rệt , em đã ngoan hơn và không có nghịch như trước nữa , đặc biệt là giờ học toán em đã bắt đầu giơ tay xin lên bảng làm , có lúc em làm đúng , cũng có lúc làm sai , tôi luôn luôn khen ngợi và động viên . Bằng những câu nói nhẹ nhàng , những lời chỉ bảo tận tình của tôi , em đã ý thức được việc học của mình . Bên cạnh đó thời gian ngoài giờ tôi thường sang nhà để gặp phụ huynh và phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục em , thường xuyên động viên , khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em tham gia học tập tốt . Thực sự là tôi rất mừng khi thấy em tiến bộ , nhưng niềm vui mừng lại tăng lên gấp bội vì kết quả học kì I của em là Học sinh khá , đến học kì II em là Học sinh giỏi của lớp . Kể từ đó em thật sự đã trưởng thành và luôn làm gương cho các Học sinh khác noi theo , từ năm học đó về sau em đều là Học sinh giỏi của lớp . Tôi là Giáo viên chủ nhiệm , tôi cảm thấy rất mừng và tràn đầy hạnh phúc khi nhìn thấy sản phẩm của mình sáng kiến , cải tiến lại có chất lượng cao như thế và đó cũng chính là kết quả lớn nhất của tôi trong những năm qua . 3/ kết quả đạt được : Trong suốt thời gian qua bản thân tôi luôn mẫu mực trong mọi công tác , hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao , đặc biệt là công tác chủ nhiệm , tuy vùng cao nhưng tôi luôn đảm bảo duy trì sĩ số Học sinh , về Giáo dục Học sinh cá biệt có được ngững kết quả cao tỉ lệ Học sinh khá , giỏi nhiều , đảm bảo chỉ tiêu Học sinh lên lớp 100% PHẦN III : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận : Trên đây là những gì bản thân tôi đã làm được và thực hiện trong suốt thời gian dạy học của mình , qua đó tôi nhận thấy được vai trò và nhiệm vụ của người Giáo viên rất quan trọng và rất cần thiết . Với tầm quan trọng đó , người Giáo viên phải nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với trường , với lớp mà thực hiện công tác có kết quả . Từ đó bản thân phải tự vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể . Mà quan trọng nhất là xây dựng Học sinh thành một tập thể đoàn kết , thân ái và tiến bộ , hết lòng thương yêu , tôn trọng các em , thực hiện tất cả vì Học sinh thương yêu . Thực hiện đúng nguyên lý Giáo dục của Đảng , Giáo dục kết hợp với Gia đình – Nhà trường và Xã hội , mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho Học sinh noi theo . Tự hào về nghề nghiệp của mình là người ươm mầm non cho Tổ quốc , là người Giáo dục thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của đất nước . Một thế hệ mà Bác Hồ hết sức chăm lo , quan tâm : “ Non sông Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , phần lớn là nhờ vào công học tập của các cháu” . Vâng lời Bác dạy , bản thân tôi là người ươm mầm cho đất nước , tôi nguyện ra sức phấn đấu hết sức mình để tạo cho các em một tương lai tốt đẹp , góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng quê hương đất nước . 2/ Kiến nghị – đề xuất : Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện công tác này , do đó phải nắm vững đặc điểm của từng em và điều kiện hoàn cảnh gia đình để tạo điều kiện cho các em học tập và rèn luyện . Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập , để các em được tham gia và phải có khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích , động viên các em . Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để báo cáo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho phụ huynh nắm . Lập kế hoạch dạy phụ đạo cho Học sinh yếu kém . Nhà trường cần phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên của trường về công tác chủ nhiệm lớp để đưa phong trào của nhà trường ngày càng vững mạnh hơn , không có Học sinh cá biệt , xứng đáng là nhà trường xã hôi chủ nghĩa . Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình dạy học . Tuy không phải là hoàn hảo nhưng tôi hy vọng rèn , phần nào sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác chủ nhiệm , đặc biệt là Giáo dục trẻ ở tiểu học , góp phần đưa đẩy phong trào Giáo dục ngày một đi lên . Sơn Bao, ngày :.././ Người viết
Tài liệu đính kèm: