Đề kiển định chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7

Đề kiển định chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7

I. Trắc nghiệm: 4đ (mỗi câu đúng 0,5đ)

Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu em cho là đúng nhất.

Câu 1: Bài thơ "Phò giá về kinh" là của tác giả:

a. Nguyễn Trãi

b. Nguyễn Khuyến

c. Trần Quang Khải

d. Lý Thường Kiệt

Câu 2: Trong các bài thơ hoặc đoạn thơ sau, bài hoặc đoạn thơ nào nói lên sự giao hoà tuyệt đối gữa tác giả với cảnh vật tự nhiên?

a. Phò giá về kinh

b. Bài ca Côn sơn

c. Sau phút chia li

d. Bánh trôi nước

Câu 3: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?

a. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.

b. Giới thiệu các nội dung của văn bản

c. Nêu những diễn biến của sự việc, nhân vật.

d. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện.

Câu 4: Trong những từ sau đây từ nào không đồng nghĩa với từ "sơn hà"

a. giang sơn b. sông núi

c. nước non d. sơn thuỷ

Câu 5: Từ nào trong những từ sau không phải là từ láy:

a. xinh xắn b. gần gũi

c. đông đủ d. dễ dàng

Câu 6: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất về nội dung chính của hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của chủ tịch Hồ Chí Minh.

a. Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc

b. Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước.

c. Đều được viết theo thể thơ tứ tuyệt

d. Đều được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 7: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài

"Qua Đèo Ngang" là:

a. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

b. Đau xót ngậm ngùi trước đổi thay của quê hương.

c. Buồn thương da diết trước đổi thay của quê hương.

d. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

Câu 8: Vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc trong văn bản "Mùa xuân của tôi" phù hợp với nhận xét nào sau đây?

a. Tươi tắn và sinh động

b. Lạnh lẽo và u buồn

c. Không gian trong sáng và ấm áp

d. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình người

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiển định chất lượng môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm Định chất lượng
Môn Ngữ văn 7
I. Trắc nghiệm: 4đ (mỗi câu đúng 0,5đ)
Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu em cho là đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ "Phò giá về kinh" là của tác giả:
a. Nguyễn Trãi
b. Nguyễn Khuyến
c. Trần Quang Khải
d. Lý Thường Kiệt
Câu 2: Trong các bài thơ hoặc đoạn thơ sau, bài hoặc đoạn thơ nào nói lên sự giao hoà tuyệt đối gữa tác giả với cảnh vật tự nhiên?
a. Phò giá về kinh
b. Bài ca Côn sơn
c. Sau phút chia li
d. Bánh trôi nước
Câu 3: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?
a. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.
b. Giới thiệu các nội dung của văn bản
c. Nêu những diễn biến của sự việc, nhân vật.
d. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện.
Câu 4: Trong những từ sau đây từ nào không đồng nghĩa với từ "sơn hà"
a. giang sơn b. sông núi
c. nước non d. sơn thuỷ
Câu 5: Từ nào trong những từ sau không phải là từ láy:
a. xinh xắn b. gần gũi
c. đông đủ d. dễ dàng
Câu 6: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất về nội dung chính của hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của chủ tịch Hồ Chí Minh.
a. Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc
b. Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước.
c. Đều được viết theo thể thơ tứ tuyệt
d. Đều được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 7: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài 
"Qua Đèo Ngang" là:
a. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
b. Đau xót ngậm ngùi trước đổi thay của quê hương.
c. Buồn thương da diết trước đổi thay của quê hương.
d. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
Câu 8: Vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc trong văn bản "Mùa xuân của tôi" phù hợp với nhận xét nào sau đây?
a. Tươi tắn và sinh động
b. Lạnh lẽo và u buồn
c. Không gian trong sáng và ấm áp
d. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình người
II. Tự luận:
1. Bằng trí nhớ hãy chép lại: bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
2. Cảm nghĩ về bài thơ trên
B. Đáp án
I. Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn chữ cái đầu của mỗi câu như sau:
Câu 1: c Câu 2: b Câu 3 : a
Câu 4: d Câu 5: c Câu 6: b
Câu 7: d Câu 8: d
II. Phần tự luận: 6 đ
Câu 1: Học sinh viết đúng như văn bản SGK (1đ)
Câu 2: Nội dung: Bài đảm bảo được các ý sau:
- Thể thơ: Tứ tuyệt bằng tiếng Việt
- Hoàn cảnh ra đời: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi Bác đang ở chiến khu Việt Bắc
- Thể hiện niềm tự hào yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc qua bút pháp miêu tả bằng thơ của Bác. Đó là vẻ đẹp lộng lẫy nhưng rất gần gũi với con người.
- Bác không ngủ được vì cảnh đẹp say đắm lòng người nhưng trên hết vẫn là lo cho vận mệnh đất nước. Thông qua đó học sinh bộc lộ tình cảm kính yêu cảm phục về tâm hồn cao đẹp hoà hợp với thiên nhiên nhưng luôn cánh cánh lo nghĩ về dân về nước.
* Hướng dẫn chấm
- Nội dung: Đảm bảo 4 ý trên: 3,5 đ
- Hình thức; + Câu văn, lời văn rõ ràng mạch lạc, nhiều nhất chỉ vi phạm ba lỗi chính tả: đạt 1 đ
+ Viết đúng thể loại: 0,5 đ
Điểm 5: Đảm bảo tất cả những yêu cầu nội dung, hình thức, thể loại như trên: 
Điểm 4: Phần nội dung có thể thiếu ý 1
Điểm 3: Phần nội dung có thể thiếu hoặc sơ sài một trong hai ý sau của đáp án. Còn hình thức vẫn phải đảm bảo như trên
Các thang điểm còn lại người chấm tự linh động theo thực tế bài làm của học sinh mà định điểm cho sát hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN7_THANH THINH.doc