Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Lý lớp 7 tuần 1

Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Lý lớp 7 tuần 1

Câu1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào ?

A: Xung quanh ta có vật sáng B: Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

C: Ta mở mắt và phía trước ta có vật sáng D:Trước mắt ta không có vật chắn sáng

Câu2: Ta có thể nhìn thấy một vật khi nào?

A: khi vật đó ở trước mắt. B: khi vật đó phát ra ánh sáng

C: Khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. D: khi có đầy đủ ba yếu tốA,B,C.

Câu3: Khi nào ta không nhìn thấy một vật?

A: Vật đó không tự phát ra ánh sáng. B: ánh sáng từ vật đó không truyền đến mắt

C: ánh sáng từ mắt không truyền đến vật. D: Vật đó là nguồn sáng.

 

doc 28 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Lý lớp 7 tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:1
 Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào ?
A: Xung quanh ta có vật sáng 	B: Có ánh sáng truyền vào mắt ta.
C: Ta mở mắt và phía trước ta có vật sáng D:Trước mắt ta không có vật chắn sáng
Câu2: Ta có thể nhìn thấy một vật khi nào?
A: khi vật đó ở trước mắt.	B: khi vật đó phát ra ánh sáng 
C: Khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.	D: khi có đầy đủ ba yếu tốA,B,C.
Câu3: Khi nào ta không nhìn thấy một vật?
A: Vật đó không tự phát ra ánh sáng. B: ánh sáng từ vật đó không truyền đến mắt
C: ánh sáng từ mắt không truyền đến vật. D: Vật đó là nguồn sáng.
Câu4: Ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn vì:
A: Giữa mắt và dây tóc không có vật chắn sáng	
B: Có dòng điện chạy qua dây tóc.
C: Có ánh sáng từ mắt truyền đến dấy tóc.	
D: Có ánh sáng từ dây tóc truyền tới mắt.
Câu5: Tìm câu sai:
A: Nguồn sáng là những vật tự phát sáng.	
B: khi có ánh sáng truyền từ mắt ta đến vật thì có thể nhìn thấy vật.
C: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt
D: Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu6: Hãy chỉ ra ý kiến đúng:
A: Ta nhìn thấy cái bàn gỗ vì nó là nguồn sáng.
B: Ta nhìn thấy cái bàn gỗ vì trong phòng có đèn.
C: Ta nhìn thấy cái bàn gỗ vì nó là vật có khả năng hắt lại ánh sáng chiếu vào.
D: Bàn được chiếu ánh sáng rồi ánh sáng từ bàn hắt lại và truyền tới mắt nên ta nhìn thấy bàn.
Câu7: : Trong số các vật thể sau đây mà em nhìn thấy trong lớp học , vật thể nào được gọi là vật sáng?
 A:đèn	 B: bàn ghế
 C: sách vở đồ dùng học tập D: tất cả các vật đã kể ở A,B,C
 Câu8: Trong số các vật kể sau vật nào là nguồn sáng?
 A: Mặt trăng đêm rằm B: Hình ảnh trên màn ảnh khi đang chiếu phim
 C: Hình ảnh của em trên gương khi soi
 D: Không vật nào trong số đã nêu ở A,B,C là nguồn sáng
Câu9:trong số các vật kể sau đây mà em nhìn thấy trong lớp học, vật nào không phải là nguồn sáng?
 A: Sách ,vở trên bàn	B: cửa sổ đang mở
 C: Khẩu hiệu treo trên tường	 D: Tất cả các vật đã kể ở A,B,C.
Câu10 : Vật nào không phải là nguồn sáng ? 
 A : Ngọn nến đang cháy . B : Mặt trời .
 C : Một gương phẳng. D: đèn ống đang sáng
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:2	
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Tìm câu đúng trong các câu kết luận sau:
A: Trong môi trường trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
B: Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C: Trong môi trường đồng tính ,ánh sáng truyền theo đường thẳng. 
D: ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
Câu2: Trong môi trường không khí trong suốt, ánh sáng truyền theo đường nào?
A: Đường cong bất kỳ 	B: Đường dích dắc.
C: đường thẳng.	D: Cả A, B,Cđều đúng.
Câu3: Trong các trường hợp kể sau không vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng khi nào?
 A: Khi tổ trưởng nhìn theo vai các bạn để dóng hàng.
B: Người thợ xây dùng dây dọi để xây cho thẳng.
 C: Người thợ săn dùng súng ngắm trước khi bắn.
Câu4: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
 Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng.
A: giao nhau	B: không giao nhau	C: loe rộng ra
Câu5: chọn câu trả lời đúng nhất:
A: ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng.
B: ánh sáng chỉ truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính.
 C:Các nguồn sáng thông thường trong thực tế bao giờ cũng tạo ra chùm sáng 
 	 phân kỳ 
 D: Đáp án B,C đều đúng.
 Câu6: hình vẽ nào biểu diễn một tia sáng trong các hình dưới đây?
A: 
 B: 
 C:
Câu7: Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện . Theo em ý kiến nào đúng?
A: Đèn phát ra các chùm sáng phân kỳ.	B: Đèn phát ra các chùm sáng hội tụ.
C: Đèn phát ra các chùm sáng song song.
D: Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt.
Câu8: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng.
A: giao nhau	B: không giao nhau	C: loe rộng ra
Câu9: Chỉ ra câu phát biểu đúng ?
A: ánh sáng phát ra dưới dạng các chùm sáng .
B: Chùm sáng bao gồm vô số các tia sáng.
C: trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
D: Cả ba câu A,B,Cđều đúng.
Câu10: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
Chùm sáng song song gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng.
A: giao nhau	B: không giao nhau	C: loe rộng ra	
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:3	
 Việt trì	 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1:Thế nào là vùng bóng tối?
A: Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B: Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C: Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
Câu2: Vùng nửa tối là :
A: vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B: Vùng nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.
C: Vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu.
Câu3: Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào những ngày nào trong tháng?
A: Những ngày đầu tháng âm lịch.	B: Những ngày cuối tháng âm lịch.
C: Ngày trăng tròn.	
 Câu4: Trong các phòng mổ ở bệnh viện , người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?
A: Dùng nhiều đèn để thu được ánh sáng mạnh phát ra từ những bóng đèn .
B: Dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen .
C: Cả hai lí do A,B đều đúng.
Câu5:Trong hai hiện tượng : nhật thực , nguyệt thực , hiện tượng nào dễ quan sát hơn?
A: Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn
B: : Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn
C: Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau 
Câu6: Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào:
A:Định luật truyền thẳng của ánh sáng 	B: Định luật phản xạ ánh sáng
C: Định luật khúc xạ ánh sáng	D: Cả ba định luật trên
Câu7: Hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng đen của trái đất là hiện tượng:
A: Nhật thực	B: Nguyệt thực 
C: Nhật thực hoặc nguyệt thực 	
Câu8: Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối được tạo ra và không có bóng nửa tối là:
A: ánh sáng mạnh	B: Nguồn sáng nhỏ
C: Màn chắn ở gần nguồn	D: Màn chắn ở xa nguồn
Câu9: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là :
A: ánh sáng không mạnh lắm	B:Nguồn sáng to
C: Màn chắn ở xa nguồn 	D:Màn chắn ở gần nguồn
Câu10: Câu phát biểu nào đúng nhất?
A: Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất
B: Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm với mặt trời là nguồn sáng
C: Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng
D: Cả ba phương án A,B,Cđều đúng
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:4
	Việt trì	 	Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1:Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng:
A: Tán xạ ánh sáng 	B: Khúc xạ ánh sáng 
C: nhiễu xạ ánh sáng 	D: Phản xạ ánh sáng 
Câu2: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng?
A: Góc phản xạ lớn hơn góc tới 	B:Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới 
C:Góc phản xạ bằng góc tới 	D: Góc phản xạ bằng nửa góc tới 
Câu3: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng . Góc hợp bởi tia phản xạ với pháp tuyến tại điểm tới là: 
A: Góc phản xạ 	B: Góc tới 
C: Góc phản xạ hoặc góc tới	
Câu4: Chiếu một tia tới lên gương phẳng . Biết góc tới i=30o. Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?
A:15o	B:60o	C: 30o 	D:45o	
Câu5: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Biết tia phản xạ hợp với mặt gương một góc bằng: 20o. hỏi góc tới bằng bao nhiêu?
A: 20o	B: 70o 	C:40o	D: 10o
Câu6:Chọn câu trả lời đúng
Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc tới có giá trị bằng:
A: 90o	B: 180o	C: 0o `	D: 10o
Câu7: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o . Tìm giá trị góc tới?
A: 20o	 B: 80o	C: 40o	D: 60o
Câu8 : Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng?
A: Tờ giấy trắng	B: Mặt bàn gỗ
C: Miếng đồng phẳng được đánh bóng	D: Cả A,B,Cđều đúng
Câu9: Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?
A: Vuông góc với mặt phẳng gương	B: ở phía bên trái so với tia tới 
C: Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới	D: ở phía bên phải so với tia tới
Câu10: Định luật phản xạ ánh sáng:
-Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới .
- Góc phản xạ .............góc tới .
A: nhỏ hơn B : Bằng
 C : lớn hơn D : Bằng nửa
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:5	
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau: 
.A : là ảnh ảo lớn hơn vật B : là ảnh ảo nhỏ hơn vật
C : Là ảnh ảo lớn bằng vật D : Là ảnh thật bằng vật 
 Câu2:Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào?
A: Song song với vật	B: Cùng phương cùng chiều với vật
C:Vuông góc với vật	D: Cùng phương ngược chiều với vật
Câu3: Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt song song với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào?
A: Song song và cùng chiều với vật	B: Cùng phương cùng chiều với vật
C:Vuông góc với vật	D: Cùng phương ngược chiều với vật
Câu4: ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi ..................
A: giao nhau của các tia phản xạ B: Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ
C:Giao nhau của các tia tới	 D: Giao nhau của đường kéo dài các tia tới
 Câu5:Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A: Khi ảnh S’ở phía trước mắt ta	B: Khi S’ là nguồn sáng
C: Khi giữa mắt và ảnh S’không có vật chắn sáng
D: Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng ... t pin còn mới khi chưa mắc vào mạch 
B: Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín 
C: Giữ hai đầu bóng đèn đang sáng 
D: Cả A,B,Cđều đúng
Câu 2: Một bóng đèn có ghi 2,5V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó không bị hỏng?
A: 2,5V	B: 3V	C: 3,5V	D: 4V
Câu 3: Hiệu điện thế chỉ có giữa hai đầu bóng đèn khi:
A. Có dòng điện chạy qua bóng đèn.
B. Không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
C. A hoặc B đúng.
D. Mạch điện hở.
Câu 4: Trong những trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A: Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng	
B: Giữa hai cực của pin còn mới
C: Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin
D: Giữa hai cực của ác quy được thắp sáng đèn của xe máy
Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì........dòng điện chạy qua bóng đèn.
A: không có	B: Có	C: Ahoặc B 	
Câu6: Đối với mỗi bóng đèn nhất định. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ:..........
.A: càng lớn	B: Càng nhỏ	 C: không thay đổi
Câu7: Đối với mỗi bóng đèn nhất định. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng nhỏ thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ:..........
.A: càng lớn	B: Càng nhỏ	 C: không thay đổi
Câu8: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết :.......
A: Hiệu điện thế định mức	B: Hiệu điện thế đang sử dụng 
C: Điện năng cần tiêu thụ 	D: Cả A,B,Cđúng
Câu9: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn trong hai trường hợp. Kết quả thu được là: 3,2V và 3,5V. Độ chia nhỏ nhất của vôn kế đã dùng là :........
A: 0,2V	B: 0,5V	C: 0,1V	D: 0,25V
Câu10: Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật tiêu thụ điện cần phải:
A: Chọn vônkế có giới hạn đo phù hợp với giá trị cần đo. 
B: Phải mắc vôn kế song song với vật cần đo. 
C: Mắc vônkế sao cho dòng điện đi vào chốt ( + ) và đi ra từ chốt (-) của vônkế.
D: Kết hợp cả A,B,C 
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:31
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ ........tại các vị trí khác nhau.
A: Bằng nhau	B: Khác nhau 	C: Có thể thay đổi
Câu2: Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ...........các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
A: Bằng tổng	B: Bằng hiệu 
C: Gấp đôi 	D: Bằng nửa
Câu 3: Có một nguồn điện 9V và các bóng đèn ở trên có ghi 3V. Mắc như thế nào thì các đèn sáng bình thường.
A: Hai bóng đèn nối tiếp	B: Ba bóng đèn nối tiếp	
C: Bốn bóng đèn nối tiếp	D: Năm bóng đèn nối tiếp
Câu 4: Mắc đèn Đ1 nối tiếp với đèn Đ2 vào hai cực của nguồn điện. Khi đèn Đ1 đứt dây tóc thì đèn Đ2 sẽ:
A: Sáng bình thường	B: Sáng mạnh hơn
C: Sáng mạnh hơn nhiều và một lúc sau sẽ bị đứt dây tóc.	D: Tắt
Câu5 : Ba bóng đèn giống hệt nhau mắc nối tiếp với nhau . So sánh độ sáng của ba bóng đèn?
A: Ba đèn sáng như nhau	B: Một đèn sánh nhất
B: Một đèn sáng yếu nhất 	C: độ sáng ba đèn khác nhau
Câu6: Một nguồn điện 12V và ba bóng đèn giống hệt nhau loại 4V . Để đèn sáng bình thường phải mắc các bóng như thế nào giữa hai cực của nguồn?
A: Mắc song song ba đèn	B: Mắc nối tiếp ba đèn
C: Mắc hỗn hợp (//,nt)
Câu 7: Mắc đèn Đ1 nối tiếp với đèn Đ2 vào hiệu điện thế 12V. Biết vôn kế ở đèn Đ1 chỉ 4,5V. Hỏi vôn kế Đ2 chỉ bao nhiêu?
A: 7,5V; 	B: 4,5V;	C: 6V; 	D: 12V
Câu8: Đặc điểm nào sau đây là của mạch điện gồm hai đèn Đ1 , Đ2 mắc nối tiếp?
A: Hai đèn chỉ có một điểm nối chung
B: Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau
C: Cả A,B đúng
D: Cả A,B sai.
Câu9: Mắc nối tiếp Đ1 ,Đ2 vào mạch điện, dòng điện qua Đ1 có cường độ : 0,6A. Hỏi dòng điện qua Đ2 có cường độ bằng bao nhiêu?
A: 0,3A	B: 0,6A	C: 1,2A	D: 0,4A
Câu10: Mắc nối tiếp đèn Đ1 , đèn Đ2 vào mạch điện . Hiệu điện thế giữa đầu mỗi đèn lần lượt là U1 = 4V, U2 = 2V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu cả hai đèn bằng bao nhiêu?
A: U12 = 4V	B: U12 =2V	C: U12 =6V	D: U12 =3V
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:32
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Trong đoạn mạch song song , cường độ dòng điện mạch chính ...........các cường độ dòng điện mạch rẽ. 
A: Bằng tổng 	B: Bằng hiệu 	C: Gấp đôi 	D: Bằng nửa
Câu2 : Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là ...........hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung.
A: Bằng nhau và lớn hơn	B: Bằng nhau và nhỏ hơn
C: Bằng nhau và bằng 	D: A hoặc B .
Câu3: Đặc điểm nào sau đây là của đoạn mạch điện gồm hai đèn Đ1 , Đ2
 mắc song song?
A: Hai đèn có hai điểm nối chung	
B: Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau
C: Nếu hai đèn giống hệt nhau thì có độ sáng như nhau
D: Cả A,B,C đúng.
Câu 4 : Hai bóng đèn giống nhau được mắc song song vào hai cực của ác quy có hiệu điện thế 12V. Đèn sáng bình thường. Hỏi hiệu điện thế định mức của mỗi đèn là bao nhiêu? 
A: 6V; 	B: 9V;	C: 12V;	D: 15V
Câu 5: Mắc đèn Đ1 song song với đèn Đ2 vào hai cực của nguồn điện. Nếu đèn Đ1 bị đứt dây tóc thì đèn còn lại:
A: Có độ sáng bình thường	B: Có độ sáng mạnh hơn
C: Tắt	 D: Có độ sáng mạnh hơn nhiều một lúc và sau đó bị đứt
Câu 6: Mắc đèn Đ1 song song với đèn Đ2 vào hai cực của nguồn điện. Biết ampe kế ở đèn Đ1 chỉ 0,6A; am phe kế ở đèn Đ2 chỉ 0,4A. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là bao nhiêu?
 A: 0,6A;	B: 0,4A;	C: 1A;	D: 0,2A
Câu 7: Hai đèn Đ1, Đ2 mắc song song vào mạch điện. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 1,5A. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là 1A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn 2 là bao nhiêu ?
A : 0,5A;	B: 1A;	C: 1,5A;	D: 2A
Câu 8: Điền vào chỗ trống:
Trong phòng học có các bóng đèn được mắc .. ,vì vậy khi một bóng bị cháy đứt dây tóc thì các bóng khác vẫn sáng.
A: Nối tiếp	B: Song song	C: Hỗn hợp
Câu 9: Khi dùng am pe kế để đo cường độ dòng điện của vật tiêu thụ điện thì cần phải:
A: Chọn am pe kế có giới hạn đo phù hợp với vật cần đo
B: Phải mắc am pe kế nối tiếp với vật cần đo
C: Mắc am pe kế sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra từ chốt (-) của am pe kế 
D: Kết hợp cả A, B; C
Câu 10: Có hai bóng đèn như nhau cùng loại 3V được mắc song song và nối với 2 cực của một nguồn điện. Nguồn điện nào phù hợp nhất trong các loại sau:
A: Loại 1,5V	B: Loại 3V	C: Loại 6V	D: Loại 12VPhòng GD-ĐT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:33
 Việt trì	 	Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Làm cách nào để tránh tác hại của dòng điện đối vối cơ thhể người?
A: Không sử dụng điện	B: Sống cách xa nơi sản xuất ra điện
C: thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện 
D: Chỉ sử dụng điện có cường độ nhỏ	
Câu2: Tác hại của dòng điện với cơ thể người là gì?
A. Gây tổn thương cho tim.	C. Làm co cơ.
B. Gây cháy, bỏng.	D. Cả ba trường hợp trên.
Câu3: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
A: Vì cơ thể người là vật dẫn.	B: Vì người là chất bán dẫn.
C: Vì cơ thể người là vật cách điện 
Câu4: Khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện để tránh trường hợp :
A. bị bỏng tay do dây nóng.	B. điện giật do dây bị hở.
C. dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây.	D. Cả ba lí do trên.
Câu5: Thế nào gọi là hiện tượng đoản mạch?
A. Dây điện bị đứt.	B. Hai cực của nguồn bị nối tắt.
C. Dây dẫn điện quá ngắn.
D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.
Câu6: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xẩy ra điều gì?
A. Hiệu điện thế không đổi.	B. Hiệu điện thế tăng vọt.
C. Cường độ dòng điện tăng vọt.	D. Cường độ dòng điện không đổi.
Câu7: Nguyên nhân nào khiến người ta thường dùng cầu chì, rơle tự ngắt?
A. Để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
B. Để trang trí mạng điện trong gia đình.
C. Cả A, B đều đúng.	D. Cả A,B đều sai.
Câu8: Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện ?
A. Dùng cầu chì và rơle tự ngắt.	B. Mắc điện đúng quy tắc an toàn.
C. Kểm tra thiết bị điện thường xuyên.	D.Cả A, B, C, đều đúng.
Câu9: Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người ?
A- Dưới 220 vôn	B- Trên 40 vôn
C-Trên 100 vôn	D- Trên 220 vôn
Câu10: Cường độ dòng điện khi đi qua người có giá trị bao nhiêu thì làm tim ngừng đập?
A: Dưới 10 mA	B: Trên 70 mA
C: Trên 25 mA	D: 40 mA
Đáp án Vật lý 7
Tuần :1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
C
B
D
B
D
D
D
D
C
Tuần: 2
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
B
A
D
A
A
C
D
B
Tuần: 3
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
B
C
B
B
A
B
B
B
D
Tuần:4
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
C
A
C
B
C
A
C
A
B
Tuần:5
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
D
A
B
D
B
B
D
B
A
Tuần:7
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
C
B
D
C
B
A
B
B
A
Tuần:8
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
C
B
C
D
B
D
A
C
D
Tuần:11
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
A
C
A
C
D
B
C
C
B
Tuần:12
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
A
B
C
D
B
B
D
B
A
Tuần:13
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
A
C
B
C
D
D
B
B
A
Tuần:14
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
D
D
A
C
D
C
A
C
A
Tuần:15
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
D
C
A
C
D
A
B
C
Tuần:16
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
C
D
B
C
D
A
B
D
B
Tuần:19
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
A
A
C
B
C
D
C
D
D
Tuần:20
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
A
C
D
B
C
C
C
C
C
Tuần:21
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
A
A
C
A
D
D
D
D
D
Tuần:22
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
B
C
D
A
D
D
A
B
C
Tuần:23
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
C
B
D
C
C
A
C
C
D
Tuần:24
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
D
B
D
A
C
C
D
D
D
Tuần:25
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
B
C
B
C
B
C
B
D
D
Tuần:28
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
C
B
D
A
D
D
C
A
Tuần:29
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
B
D
C
A
A
B
D
A
C
Tuần:30
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
A
A
C
A
A
B
A
C
D
Tuần:31
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
A
B
D
A
B
A
C
B
C
Tuần:32
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
D
C
A
C
A
B
D
B
Tuần:33
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
D
A
B
B
C
A
D
B
B

Tài liệu đính kèm:

  • docLy7+Da.doc